Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Câu 8: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.Nêu ý nghĩa phương pháp luận doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.7 KB, 1 trang )

Câu 8: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Nêu ý nghĩa phương pháp luận.
Khái niệm thực tiễn: là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo
tự nhiên và xã hội.
Có 3 dạng hoạt động thực tiến:
- Hoạt động sản xuất vật chất: Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đầu tiên nguyên thủy nhất, cơ bản nhất
đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và chi phối các dạng hoạt động khác.
- Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội, nhằm cải
biến những mối quan hệ trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
- Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học: Đây là hoạt động được tiến hành trong điều kiện do con người
tạo ra gần giống hoặc lập lại những trạng thái tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát
triển của các đối tượng nghiên cứu.
Vai trò thực tiễn đối với nhận thức: Có 3 vai trò
- Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức:
+ Cơ sở: Thực tiễn vừa là nền tảng của nhận thức cung cấp tài liệu của hiện thực khách quan để con người
nhận thức vừa thúc đẩy nhận thức phát triển.
Qua hoạt động thực tiễn con người làm chi sự vật bộc lộ những thuộc tính những mối liên hệ trên cơ sở đó con
người nhận thức chúng.
Thông qua hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện làm cho khả năng nhận
thức ngày càng cao.
Thông qua hoạt động thực tiễn con người tạo ra các phương tiện ngày càng tinh vi hiện đại hộ trỡ con người
trong quá trình nhận thức từ đó hình thành các lý thuyết khoa học.
+ Động lực: Chính là yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và cải tạo xã hội buộc con người phải nhận thức
thế giới, nhu cầu nhận thức của con người là vô hạn nhưng qua hoạt động thực tiễn con người lại bộc lộ mâu
thuẫn giữa nhận thức có hạn của mình với sự vận động phát triển. không ngừng của thế giới khách quan từ đó
thúc đẩy con người người nhận thức.
Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời mạnh mẽ các ngành khoa học tự nhiên và các ngành xã hội.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người trong hoạt động
biến đổi thế giới cải tạo hiện thực khách quan nhằm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người và
xã hội loài người.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Qua thực tiễn kiểm nghiệm của nhận thức suy cho cùng không thể vượt
ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn, chính thực tiễn là tiêu chuẩn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt


được trong nhận thức.
Cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn một cách biện chứng tiêu chuẩn này vừa có tính tương đối vừa có tính
tuyệt đối.
Tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn là cái duy nhất là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý ngoài ra
không có cái nào khác suy cho cùng chỉ có thực tiễn mới có khả năng xác định cái đúng bác bỏ cái sai ở mỗi
giai đoạn lịch sử có thể xác định được chân lý.
Tính tương đối ở chỗ thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng bác bỏ cái sai 1 cách tức thì
hơn nữa bản chất hiện thực luôn vận động phát triển liên tục, thực tiễn có thể phù hợp ở giai đoạn lịch sử này
nhưng không phù hợp ở giai đoạn khác.
Ý nghĩa:
- Nhờ có thực tiễn mà bản chất của nhận thức được làm rõ, thực tiễn là cơ sở động lực mục đích của nhận thức
và là tiêu chuẩn của chân lý cho nên mọi nhận thức đều xuất phát từ thực tiễn.
- Phải thường xuyên quán triệt những quan điểm thực tiễn luôn đi sâu đi sát thực tiễn tiến hành nghiên cứu
tổng kết thực tiễn một cách nghiêm túc.
- Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những chủ quan sai lầm
như chủ nghĩa chủ quan, giáo điều bảo thủ, CN tương đối, chủ nghĩa xem lại.

×