Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Có nên “lật tẩy” khi sếp sai? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.36 KB, 4 trang )

Có nên “lật tẩy” khi sếp sai?
Không ít lần bạn chứng kiến sếp đưa ra những thông tin hoặc ý kiến rõ
ràng là “sai mười mươi” – bạn sẽ chọn cách im lặng hay “lật tẩy” sếp?
Liệu bạn đã lường trước được “hậu quả” của một trong hai lựa chọn
này?
Ông Ed Muzio, tác giả của hai
quyển sách nổi tiếng Make Work
Great và Four Secrets to Liking
Your Work, cho biết, “Trên lý
thuyết, những người thông minh
thích các ý kiến trái ngược và
những cấp trên có tầm nhìn đều
muốn nghe mọi khía cạnh của vấn
đề. Nhưng trong thực tế, có mâu
thuẫn giữa “chính trị” công sở và
tính quyết đoán cần thiết khi ra quyết định kinh doanh.” Vì thế, dân công sở
nào cũng có khúc mắc khi chạm đến vấn đề này.
Cái giá của sự im lặng
Thông thường bạn sẽ chọn cách “im lặng là vàng” vì không đụng chạm ai,
như Muzio chỉ rõ, “Nếu không có gì ảnh hưởng hay thay đổi đặc biệt cho dù
bạn có ‘vạch’ lỗi của sếp hay không thì lựa chọn của bạn là hợp lý. Không
cần thiết phải ‘càm ràm’ về một quyết định mà bản thân nó không thể được
làm khác đi. Nếu bạn lên tiếng, ngay lập tức bạn sẽ bị gắn mác ‘kẻ phá
bĩnh’, ‘chơi xấu’ vì bạn chỉ chăm chăm vào việc làm rõ ‘đúng sai’ chứ
không nhìn thấy bước kế tiếp của vấn đề.”
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi việc chỉ ra đúng sai có thể giúp
tránh được những hậu quả đáng tiếc từ quyết định thiếu chính xác ngày hôm
nay, lựa chọn im lặng có thể là sai lầm. Theo ông Matthew Randall, Giám
đốc điều hành Trung tâm Hướng nghiệp của đại học Pennsylvania, “Đôi khi
ý kiến sếp bạn đưa ra không hợp lý vì sếp không có đủ thông tin cần thiết
nên có cái nhìn chưa toàn vẹn. Nếu bạn có hiểu biết về lĩnh vực đó, dù là có


sẵn báo cáo chuyên ngành hay nguồn tin không chính thức trong tay, bạn
cũng nên chia sẻ riêng với sếp – thà sớm còn hơn muộn.”
Một mối nguy khác của sự câm lặng chính là sếp của bạn có thể hiểu nhầm
im lặng tức là đồng tình. “Nếu sau đó hậu quả là quyết định của phòng ban
bạn sai lầm, ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh, bạn sẽ chịu một phần
trách nhiệm liên đới về thất bại đó. Còn nếu bạn “bằng mặt mà không bằng
lòng” để rồi làm khác với quyết định của sếp, bạn càng rơi vào tình huống
khó xử hơn”, theo bà Kerry Patterson, đồng tác giả quyển sách bán chạy
nhất theo bình chọn của New York Times, Crucial Conversations.
Đâu là hướng đi?
Nếu bản thân bạn không thích bị chỉ
trích lỗi sai trước mặt người khác
thì sếp cũng vậy. Do đó, bạn nên
gặp riêng sếp để trình bày vấn đề
nếu bạn thấy việc chỉ ra lỗi sai là
cần thiết. “Sếp sai rồi” là một thông
điệp vô cùng khó khăn để truyền
tải, do đó, bạn nên tập trung vào
bản chất của vấn đề và mục tiêu
chung hơn là cảm giác thỏa mãn là bạn đã đúng. Dưới đây là một số lời
khuyên cho bạn trong tình huống nhạy cảm này.

Khởi đầu cẩn trọng: Bạn cần nói rõ sự tôn trọng dành cho sếp và ý định
của mình. Hãy đảm bảo sếp hiểu là bạn chỉ muốn đưa ra một khía cạnh mới
của vấn đề, giúp công ty đạt được mục tiêu chung. Bạn có thể nói chuyện
theo kiểu mình mới phát hiện ra một giải pháp khác, chứ không nên chăm
chăm chỉ ra là sếp sai lè rồi phân tích giải pháp của bạn mới là đúng.
Tập trung vào bản chất vấn đề: Không nên đưa ra phán xét hay kết luận
chủ quan gì cả. Chỉ nên tập trung vào mục tiêu khách quan của bản thân
quyết định đó.

Hiểu rõ mục tiêu của bạn: Đôi khi chúng ta mải mê đưa ra các vấn đề, hay
hậu quả về một quyết định của ai đó khiến người đó khó chịu, vì nó giống
như “vạch lá tìm sâu”, thiếu tính xây dựng. Trước khi tiếp cận sếp, hãy tự
hỏi mình, “Thật sự bạn muốn gì khi trình bày vấn đề này với sếp?”
Bày tỏ sự đồng tình: Nếu bạn có cách nhìn giống sếp về kế hoạch chung và
bạn thấy chỉ cần lưu ý cho sếp một vài điểm nhỏ, hãy bày tỏ sự đồng tình
trước nhất, sau đó chỉ ra vấn đề cần thiết. Đừng nên tập trung khai thác
những chi tiết quá nhỏ nhặt.
Hỏi ý kiến sếp: Sau khi trình bày, hãy khéo léo hỏi ý kiến phản hồi của sếp
một cách chân thành. Sếp cảm thấy được tôn trọng với tư cách là người
quyết định nên cũng sẽ đáp lại bạn bằng sự cởi mở.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo 110% là bạn đúng vì
có lúc cái nhìn của bạn cũng không được toàn diện hoặc có những điều sếp
biết mà bạn không biết. Đừng để bạn rời khỏi phòng sếp trong tư thế người
thua cuộc và phát hiện ra mình mới chính là kẻ sai lầm.
Sếp mới vừa bắt đầu công việc ở công ty. Hiển nhiên anh/cô ấy sẽ gặp
một số khó khăn và thậm chí mắc sai lầm. Là nhân viên, bạn có nhiệm
vụ giúp đỡ sếp trong giai đoạn
đầu thử thách này.
Đây cũng chính là thời điểm để bạn
bắt đầu xây dựng mối quan hệ với
sếp. Cởi mở chia sẻ lời khuyên và
những góp ý tích cực sẽ là nền tảng
để phát triển mối quan hệ bền vững
giữa sếp và nhân viên. Tuy nhiên, vì
sếp ở vị trí cao hơn nên bạn cần
khéo léo khi góp ý với sếp, tránh
trường hợp khiến anh/ cô ấy hiểu
lầm rằng bạn muốn “ dạy khôn” hay thể hiện quyền lực của một nhân viên kì
cựu.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn góp ý với sếp mới mà không làm
mếch lòng anh/ cô ấy:
Xác định xem liệu sếp có sẵn sàng lắng nghe nhân viên
Trước khi mở lời góp ý với sếp, bạn nên xác nhận xem liệu sếp có cởi mở
lắng nghe nhân viên cấp dưới. Một người sếp tốt sẽ sẵn sàng tiếp nhận, thậm
chí khuyến khích ý kiến của nhân viên.
Tuy nhiên, một người mới được thăng tiến có thể cảm thấy bất an với vai trò
và coi ý kiến đóng góp của bạn như một sự chỉ trích. Do đó, bạn cần chú ý
tới điều này. Hãy quan sát cách sếp làm việc và tương tác với mọi người
trong văn phòng. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét các yếu tố khác như tâm
trạng và mức độ bận rộn của sếp, từ đó mới quyết định thời điểm nói chuyện
với sếp.
Lên kế hoạch tiếp cận sếp
Thêm vào đó, đừng quên rằng phương tiện giao tiếp cũng rất quan trọng.
Liệu sếp thích liên lạc qua email, điện thoại hay gặp mặt trực tiếp?
Lên kế hoạch tiếp cận sếp
Điều này phụ thuộc vào văn hóa công sở. Nếu công ty có chính sách cởi mở,
bạn có thể thắng thắn góp ý trực tiếp với sếp ngay tại văn phòng và những
nhân viên khác cùng tham gia.
Nhưng nếu góp ý của bạn có phần nhạy cảm, đồng thời tránh làm sếp “mất
mặt” chốn đông người, tốt nhất hãy gặp riêng sếp. Với phương pháp tiếp cận
hợp lý, bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trình bày rõ ràng
Hãy thể hiện qua điểm của bạn một cách tự tin, trực tiếp và chính xác. Vòng
vo chỉ khiến tốn thời gian và khiến sếp cảm thấy bị làm phiền. Hãy nói rõ
sếp chưa đúng ở điểm nào với những thông tin xác thực và có cơ sở.
Đồng thời, bạn nên quan sát thái độ của sếp qua ngôn ngữ cử chỉ. Liệu sếp
có cau mày khó chịu hay im lặng lắng nghe? Và sau mỗi luận điểm, hãy hỏi
lại xem sếp có đồng tình với bạn hay không


×