Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

4 Bài học lãnh đạo từ chuyến du hành lên sao Hỏa của NASA pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.5 KB, 3 trang )

4 Bài học lãnh đạo từ
chuyến du hành lên
sao Hỏa của NASA

Để giúp nhóm của bạn hoạt động hiệu của và năng suất hơn, bạn hãy chú trọng phát triển bốn kỹ năng
mà các nhà du hành lên sao Hỏa cũng đang áp dụng sau:



Với thành công của chuyến thám hiểm sao Hỏa, NASA đang hướng mục tiêu tới các vì sao với mục tiêu đặt
chân lên sao Hỏa vào giữa những năm 2030. Để hoàn tất mục tiêu này, các nhà du hành vũ trụ sẽ phải đối mặt
với thời gian làm việc dài, ở tập trung trong doanh trại, không được chậm trễ về giờ giấc và không được phép
để xảy ra các sai sót- rất nhiều thách thức trong số này cũng tương tự như những thử thách mà các doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập cũng gặp phải.

"Chúng tôi sẽ lập một nhóm làm việc độc lập để tự giải quyết các vấn đề của họ do chậm trễ thông tin liên lạc.
Họ cần các kỹ năng tự sửa sai”, Eduardo Salas, chuyên gia tâm lý thuộc trường đại học Central Florida cho
biết. Ông cũng được mời làm chuyên gia huấn luyện của đội làm nhiệm vụ trên sao Hỏa.

Cũng giống như một nhóm kinh doanh thông thường, nhóm phi hành gia sẽ phải trải qua chương trình huấn
luyện đội nhóm toàn diện của NASA. "Chúng tôi có các lớp học đào tạo về giao thoa văn hóa, quản lý xung
đột, tự chăm sóc bản thân và tự quản lý, và chúng tôi sẽ xem lại các bài học về hoạt động nhóm từ các chuyến
du hành trước đó”, Walter Sikes, một chuyên gia tâm lý về không gian vũ trụ đang làm việc cho đơn vị Hiệu
suất và Sức khỏe hành vi tại NASA cho hay.

Để giúp nhóm của bạn hoạt động hiệu của và năng suất hơn, bạn hãy chú trọng phát triển bốn kỹ năng mà các
nhà du hành lên sao Hỏa cũng đang áp dụng sau:

1. Dạy mọi người trở thành người biết phục tùng mệnh lệnh trước khi trở thành người lãnh đạo. Sike
cho hay "Là một người phục tùng là một bài học quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo. Những người phục
tùng tốt sẽ biết cách lắng nghe, lên tiếng khi họ mơ hồ về việc gì đó và thích ứng với phong cách của người


lãnh đạo và đưa ra những ý kiến phản hồi mang tính xây dựng mà không đối đầu. Họ cũng biết khi nào nên đặt
câu hỏi và khi nào nên thi hành mệnh lệnh. Trong một cuộc khủng hoảng, đó có thể là sự khác biệt giữa sự hồi
sinh và thất bại.

Để xây dựng những kỹ năng này, NASA đã gửi nhóm phi hành đoàn này đi thám hiểm bên ngoài- nhiệm vụ
không nằm trong phạm vi hoạt động của họ và học cách làm thế nào để thực hiện nhiệm vụ.

2. Đừng để xung đột làm cản trở con đường đến với mục tiêu. Khi những cuộc xung đột nảy sinh, hãy giúp
nhóm của mình giải quyết chúng bằng cách yêu cầu họ nghĩ về một nhiệm vụ lớn hơn. Các thành viên của một
đội nhóm hiệu quả sẽ biết rõ nhu cầu của họ và biết đâu là điểm dừng để tránh những cuộc tranh cãi sau này.
Các nhà du hành vũ trụ của NASA cũng được dạy để nhận ra những khác biệt giữa các nền văn hóa và các cá
nhân nên họ biết rõ nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Sikes cho biết “Thực sự là họ phải học cách giao tiếp rõ
ràng và chính xác. Chúng tôi biết sẽ có xung đột. Nhưng các nhà du hành vũ trụ biết rằng nhiệm vụ và sự an
toàn là quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu”, Sikes chia sẻ.

3. Xây dựng tinh thần chia sẻ. Salas cho hay "Các nhóm làm việc hiệu quả, nhất là các nhóm phải chịu nhiều
căng thẳng cần có tinh thần chia sẻ. Nhóm cần biết các mục tiêu của họ và vai trò của mỗi người trong việc
đạt được các mục tiêu này để họ làm việc một cách đồng bộ mà không lãng phí thời gian. Hãy coi đó như một
trận bóng rổ: Tinh thần chia sẻ có thể giúp một người mù tịt về môn này vượt qua những điều tưởng như
không thể. Khi bạn hiểu vai trò của mình và của những người khác, bạn sẽ vượt qua sự căng thẳng và đoán
biết được nhu cầu của những người khác”.

4. Đối thoại sau khi có lỗi xảy ra. Để đảm bảo rằng đội nhóm đi đúng hướng Salas nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc hướng dẫn nhóm tự sửa lỗi. Cả nhóm nên xem lại xem sai sót ở đâu và cách giải quyết sau khi các sai
sót xảy ra.“Việc này có thể mất từ ba phút đến ba tiếng. Vấn đề là bạn phải tạo thành một thói quen”, Salas
chia sẻ.

"Khi có sai sót xảy ra tại công ty, bạn hãy thảo luận xem điều gì đã xảy ra với mỗi cá nhân hay cả nhóm và
gợi ý các phương án cải thiện cả quy trình làm việc. Nhấn mạnh rằng mọi cuộc trao đổi không phải là để bày
tỏ sự tức giận, thất vọng hay quy lỗi mà là tìm ra cách để cải thiện mọi việc trong thời gian tới. Cuộc trao đổi

không nên hướng tới các cá nhân để đảm bảo tính hiệu quả. Bạn không nói về mọi người mà là về các nhiệm
vụ được giao”, Salas kết luận.

×