Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 bài học lãnh đạo từ trường quản trị IBM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.03 KB, 4 trang )

10 bài học lãnh đạo từ trường
quản trị IBM


Nhờ vượt lên thất bại để tìm hướng đi mới, Louis R. Mobley đã tạo ra những nhà lãnh đạo
đưa IBM thành một trong những công ty phát triển nhanh nhất và được ngưỡng mộ nhất thế
giới trong những năm 1960 và 1970
Năm 1955, vị giám đốc điều hành huyền thoại của IBM, Tom Watson Jr, đã đưa cho cố vấn của tôi -
ông Louis R. Mobley một tờ séc trống và toàn quyền quyết định hoạt động của Trường quản trị IBM.
Tự tin với thành công khi giữ vai trò là giám sát đầu tiên của IBM và quản lý các chương trình đào
tạo, Mobley cho rằng mình cũng sẽ làm tốt nhiệm vụ này.


Louis R. Mobley

Đầu tiên, cùng với GE và DuPont, ông thuê Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing
Service - ETS), cùng một công ty mà vẫn thực hiện các bài kiểm tra SATs, để tìm ra các kỹ năng
giúp những nhà lãnh đạo thiên tài đạt thành công. Mobley và các đồng nghiệp của mình tại GE và
DuPont cho rằng một khi các kỹ năng này đã được xác định, kế hoạch đào tạo ra thế hệ giám đốc
điều hành kiệt xuất sẽ trở nên khả thi.

ETS đã tiến hành các nghiên cứu một cách nghiêm túc đối với nhiều nhà lãnh đạo thành công và
trên nhiều phương diện để tìm ra các kỹ năng mà nhiều người trong số họ đều có. Kết quả thu được
khiến mọi người vừa kinh ngạc vừa lo ngại: Điểm chung duy nhất giữa các nhà lãnh đạo thành công
là họ chẳng có điểm chung nào. “Bên ETS đã thất vọng về kết quả này đến nỗi họ trả lại chúng tôi
toàn bộ số tiền đã đươc ứng trước", Mobley nhớ lại.

Không dễ gì chấp nhận thất bại, sau một thời gian dài dày công tìm tòi và suy nghĩ, cuối cùng ông
đã có đươc câu trả lời. Không giống như các giám sát và quản lý khác, bí quyết của các giám đốc
điều hành thành công không phải ở những kỹ năng và kiến thức mà là giá trị và thái độ. Và dưới đây
là những kết luận của Mobley.



1. Nhà lãnh đạo tài ba thành công nhờ sự mập mờ

Trong khi hầu hết trong chúng ta đều ưu tiên những quyết định rõ ràng, các nhà lãnh đạo thành
công lại có xu hướng nghiêng về thái độ mà Mobley gọi là "bóng xám." Họ có thể đứng vững trong
mâu thuẫn và căng thẳng. Thậm chí, họ còn biết tận dụng những tình huống khó khăn để đưa ra
những ý tưởng sáng tạo.

2) Nhà lãnh đạo tài ba yêu thích việc khám phá cái mới

Những người giám sát và quản lý bình thường dựa vào một khung chính sách và thủ tục để đưa ra
các quyết định thích hợp. Họ muốn có một kế hoạch rập khuôn ở đó mọi thứ đều sẵn có và họ phải
“điền vào” càng ít càng tốt. Ngược lại, những giám đốc điều hành lỗi lạc lại là những người muốn
tạo ra những khoảng trống để các nhà quản lý tìm tòi và điền vào. Họ không ngừng tìm kiếm và thử
nghiệm những điều mới mẻ.

3. Nhà lãnh đạo tài ba là những người thận trọng

Giám đốc điều hành thành công vì họ biết tham khảo ý kiến của nhiều người. Họ luôn tìm kiếm
những người ưu tú nhất để giúp việc cho mình. Và điều quan trọng là họ giữ trí óc mình luôn tỉnh
táo giữa các ý kiến và tranh luận trái chiều. Các nhà lãnh đạo lớn luôn khao khát thử thách, và họ
sẵn lòng tuyển dụng những người tài giỏi, đầy thách thức mà không màng đến việc người đó có thể
là đối thủ tiềm năng của mình.

4. Nhà lãnh đạo tài ba muốn có nhiều lựa chọn

Ngay từ đầu, Mobley luôn là người ủng hộ sự đa dạng. Tuy nhiên, đó là sự đa dạng về ý kiến chứ
không phải sự đa dạng về chính trị. Sếp của Mobley là người thường xuyên yêu cầu nhân viên của
mình đưa ra những lựa chọn, ý tưởng đa dạng, và tham khảo các lựa chọn này để đưa ra quyết
định sáng tạo.




5. Nhà lãnh đạo tài ba luôn dũng cảm đối mặt với sự thật

Mobley luôn ngưỡng mộ những người dám đương đầu với sự thật. Các giám đốc điều hành thành
công phải đối mặt với sự thật, và điều này có nghĩa là ông ta chuẩn bị tinh thần đón nhận cả những
điều ông ta không muốn nghe. “Thậm chí, một trong những giám đốc điều hành thành công nhất mà
tôi từng biết là người treo giải thưởng tiền mặt cho bất cứ ai trong công ty có thể chứng minh ông ta
sai”, Mobley chia sẻ.

6. Nhà lãnh đạo tài ba là người dám liều

Bản tính tự nhiên con người vốn sợ bị người khác đánh giá thấp hay vạch lỗi sai. Chúng ta khao
khát rằng chúng ta có thể tránh để mọi người bắt lỗi cũng như trừng phạt khi chúng ta làm gì đó sai.
Trong kinh doanh, người ta thường thông qua nỗ lực hợp tác để tránh các trách nhiệm cá nhân. Các
nhà lãnh đạo vĩ đại lại muốn được đo lường và đánh giá. Họ liên tục tìm cách để đo lường những
thứ tưởng chừng như vô hạn. Họ vui vẻ nhận lỗi khi họ sai.

7. Nhà lãnh đạo tài ba luôn đặt niềm tin vào chính mình

Trong khi các nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn mong muốn và có bên mình được những đồng nghiệp
“tâm đầu ý hợp”, tất cả họ vẫn đặt niềm tin sâu sắc vào chính bản thân cũng như sự phán đoán của
mình. Mobley mô tả nhà lãnh đạo tuyệt vời là "người luôn tin tưởng vào mục tiêu mình đã đặt ra".

8. Nhà lãnh đạo tài ba là người suy nghĩ sâu sắc

Giám đốc điều hành phải quyết định việc gì cần làm trước tiên. Mặc dù rất khó để có thể định lượng
chính xác mức độ quan trọng của từng công việc, các nhà lãnh đạo tài ba là những người suy nghĩ
thấu đáo và thường đưa ra các quyết định chính xác. Họ không ngừng xem xét cho đến chân tướng

của "sự việc", tìm kiếm những cách thức mới để kết nối những sự kiện với nhau. Họ biết rằng
những câu trả lời mà họ đang tìm kiếm có thể nằm trong hoạt động kinh doanh bên ngoài và từ các
ngành, các lĩnh vực vốn không có vẻ gì liên quan đến công việc mà họ đang làm.

9. Nhà lãnh đạo tài ba là người cực kỳ trung thực với bản thân mình

Có lẽ “biết mình biết ta” là đặc điểm quan trọng nhất mà tất cả các nhà lãnh đạo lớn đều thừa nhận.
Các nhà lãnh đạo đặt câu hỏi giả định và phá vỡ lòng tự kiêu bằng cách không ngừng đặt câu hỏi:
"Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là gì?". Bài tập này giúp phát triển và chọn lựa những
nhiệm vụ và mục đích chuẩn xác nhất của tổ chức, và thông dụng hơn câu hỏi cũ: “Tôi là ai?”. Nếu
bạn không vạch rõ mục tiêu trong cuộc sống của mình, làm sao bạn có thể vạch ra mục tiêu cho cả
một tổ chức?

10. Nhà lãnh đạo tài ba là người nhiệt tình

Cho dù là người dễ thuyết phục người khác hay là người kém sôi nổi, tất cả các nhà lãnh đạo đều
quan tâm sâu sắc về những gì họ đang làm và tại sao họ đang làm việc đó. Và có lẽ điều quan trọng
nhất là họ quan tâm đến mọi người. Mỗi doanh nghiệp đều do nhiều bàn tay gây dựng nên, và nhiệt
tình quan tâm đến mọi người, cho dù họ là nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hay các cổ đông là
một giá trị cần thiết cho nhà lãnh đạo chân chính.

Khi Mobley tổng hợp danh sách trên, ông đã phải đối mặt với một vấn đề thậm chí còn khó khăn
hơn: Làm thế nào để bạn thấm nhuần các giá trị này và thay đổi thái độ? Sau khi suy nghĩ sâu sắc,
Mobley nhận ra rằng điều cần thiết lúc này là có "một cuộc cách mạng trong ý thức". Ông đã từ bỏ
các bài giảng và những cuốn sách dày đặc lý thuyết của mình để đến với các trò chơi, các hoạt
động mô phỏng và những trải nghiệm kỹ thuật, không phải để "đào tạo" mà để "thay đổi suy nghĩ
của con người".

Những gì mà Mobley đạt được đã nói lên hướng đi đúng đắn của ông. Ông điều hành trường quản
trị IBM từ năm 1956 đến năm1966. Sau này, chính những sinh viên của ông đã biến IBM trở thành

công ty phát triển nhanh nhất và được ngưỡng mộ nhất thế giới trong những năm 1960 và 1970

×