Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thách thức cho doanh nghiệp trong thị trường bán lẻ Việt Nam docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.04 KB, 7 trang )

Thách thức cho doanh nghiệp trong thị
trường bán lẻ Việt Nam
Trong bối cảnh của một nền kinh tế không mấy lạc quan như
hiện nay, nhà sản xuất phải đối mặt với khá nhiều thử thách
khi đưa được sản phẩm ra thị trường bán lẻ.


Ông Đỗ Vinh Bảo - Giám đốc Nghiên cứu của công ty Nghiên
cứu thị trường TNS

Với một đất nước có đặc điểm dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng
khá cao như ở Việt Nam thì dung lượng thị trường sẽ càng ngày
càng được mở rộng. Vì hàng năm đều có thêm một số lượng
đáng kể người trưởng thành mới bước vào “cuộc đời tiêu dùng”.
Đó là nhận xét của ông Đỗ Vinh Bảo – Giám đốc Nghiên cứu
của Công ty Nghiên cứu Thị trường TNS. Cũng theo ông Bảo,
miếng bánh tuy to lên thật nhưng không phải “ai cũng ăn được”.
Bởi lẽ đối tượng khách hàng mới sẽ thay đổi liên tục với những
đặc tính và nhu cầu hoàn toàn khác hẳn, do đó yêu cầu doanh
nghiệp cũng có sự linh động tương ứng để không bị loại khỏi
cuộc chơi. Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam vốn có chỉ
số lạc quan cao nhưng trong thời gian gần đây, niềm tin tiêu
dùng của người dân ngày càng giảm sút, điều này tác động rất
lớn đến tình hình bán lẻ.


Theo báo cáo của TNS thì chỉ số niềm tin tiêu dùng của khách
hàng đang sụt giảm

Người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay sẽ có xu
hướng đại diện chi tiêu cho cả gia đình hơn là chỉ cho cá nhân


mình. Họ sẽ cân nhắc hơn nhiều khi lựa chọn một sản phẩm nào
đó và yếu tố giá cả, các chính sách ưu đãi khi mua hàng sẽ rất
thu hút. Ngoài ra theo con số thống kê của TNS thì năm 2004 có
đến 93% khách hàng cho rằng họ sẽ trung thành với nhãn hiệu
nhưng đến năm 2011 con số này chỉ còn 60%. Lí giải điều này,
đại diện TNS cho biết “số lượng sản phẩm tham gia thị trường
ngày càng nhiều hơn tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thêm
nhiều cơ hội để thử”. Rõ ràng, áp lực cạnh tranh sẽ vì thế mà
tăng lên đáng kể đối với doanh nghiệp. Mặc dù quảng cáo không
đem lại hiệu quả nhiều như trước nhưng mức độ quan trọng của
quảng cáo lại vô cùng quan trọng để tạo ấn tượng đối với người
tiêu dùng.


Người tiêu dùng ngày càng ít có xu hướng gắn bó với nhãn hiệu
hơn.

Bên cạnh đó, theo đánh giá chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của
A.T. Kearney về mức độ tiềm năng thì Việt Nam được xếp hạng
cao nhất thế giới vào năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2011 tụt
xuống hạng 23 và năm 2012 thì chỉ còn ở thứ 30. Công cụ kiểm
tra nhu cầu kinh tế (Economic Needs Test) do WTO quy định
bắt buộc các nhà đầu tư phải chứng minh được mức độ cần thiết
của một công trình phục vụ nhu cầu bán lẻ mới là nguyên nhân
chính của sự giảm sút này. Ngoài ra, giá thuê mặt bằng quá cao
so với những quốc gia khác trong khu vực cũng khiến cho các
nhà đầu tư bán lẻ thế giới e ngại với thị trường này.

Về góc độ doanh nghiệp, Ông Phạm Hữu Nguyên – Giám đốc
Marketing của Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông còn có thêm

những lo lắng: “Suy giảm kinh tế là tình hình chung, Chính phủ
cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để kích thích tăng trưởng. Tuy
nhiên, độ trễ của chính sách có khi kéo dài tới hơn 06 tháng. Vì
thế, đa phần các doanh nghiệp chỉ có thể làm tốt những gì trong
khả năng của mình trong thời gian này và mong muốn các thay
đổi trong thời điểm hiện tại sẽ tác động tích cực đến thị trường
trong các năm sau”.



×