Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn: Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 85 trang )



1


Luận văn
Đề tài “Thực trạng và Giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập”


2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc
cung cấp thực phẩm cho con người. Đối với Việt Nam đây được coi là ngành kinh tế
chiến lược của đất nước, ngành đã có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu,
giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần đáng kể trong việc tăng
thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO để
đảm bảo cho ngành thủy sản hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà Nước
đã có chương trình, chính sách hỗ trợ lớn cho việc chuyển đổi, phát triển ngành thủy
sản. Ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Đến nay
trung bình mỗi năm ngành thủy sản đóng góp khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của đất nước và là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Với
tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng
cao, quy mô không ngừng mở rộng ngành thủy sản đã và đang khẳng định vị thế của
mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện tự do hóa thương mại đang diễn ra
mạnh mẽ thì Đảng và Nhà Nước chú trọng phát triển ngành thủy sản là điều tất yếu.
Mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện trên 160 quốc gia, các sản phẩm thủy
sản của Việt Nam đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Sự kiện Việt Nam
chính thức là thành viên của WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị


trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới, đồng thời kèm theo những khó
khăn mà ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế. Đứng
trước những thời cơ và thách thức đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh Tranh hàng thủy
sản của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cụ thể là nâng cao
chất lượng các mặt hàng thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất quan
trọng. Vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” nhằm nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra, từ đó
đưa ra giải pháp hữu ích nhằm khắc phục những khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng thủy sản, thực hiện phát triển thủy sản theo hướng bền vững trong bối cảnh hội
nhập Kinh tế quốc tế.
Trong quá trình nghiên cứu để tài em đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình của Th.sỹ Nguyễn Thị Thúy Hồng, do kiến thức còn có hạn nên bài nghiên cứu


3
của em còn nhiều thiếu sót, em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành
bài nghiên cứu!
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm hiểu rõ tình hình sản xuất-xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các
thị trường trong thời gian qua, sử dụng đúng các thông tin, số liệu để từ đó phân tích,
đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản, làm rõ những nguyên nhân gây ra hạn
chế, định hướng và đề xuất các giải pháp và để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng
này trong giai đoạn tới nhằm thực hiện các mục tiêu của ngành trước tiến trình hội
nhập KTQT và phát triển bền vững ngành thủy sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006) tới nay. Đây là
dấu mốc quan trọng với nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là với hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, ngành thủy sản đã có nhiều biến chuyển trong giai đoạn này đồng thời cũng

là ngành được Nhà Nước đặc biệt quan tâm với nhiều lợi thế có sẵn.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra bài nghiên cứu sử
dụng các phương pháp: lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh Bên cạnh đó
bài nghiên cứu còn tham khảo các bài viết của các tạp chí, báo điện tử, các sách, luận
văn và bài viết của các cá nhân có liên quan tới hoạt động xuât khẩu thủy sản và vận
dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học để làm sâu sắc hơn nội dung
nghiên cứu
5. Kết cấu đề tài;
Đề tài gồm 86 Trang, 14 biểu đồ, 8bảng, 1 sơ đồ, lời mở đầu, Kết luận, Danh mục
tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1 : Lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Viêt Nam trong
thời kỳ hội nhập
- Chương 3 : Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập



4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

WTO: “Word trade organization”- Tổ chức thương mại thế giới
CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa
GDP: “Gross Domestic Product”-Tổng sản phẩm quốc nội
FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
HACCP: “Hazard Analysis and Critical Control Points”- Điểm kiểm soát trọng yếu và
phân tích mối nguy"

VJEPA: hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
BNN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
WWF:Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
DOC:
ICCAT: Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá Ngừ vây xanh Đại Tây Dương
BRC: Hiệp hội Bán lẻ Anh
VASEP: Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam
IUU: Quy định về nguồn gốc xuất xứ của EU















5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
1.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản
Nghề cá Việt Nam đã ra đời từ rất sớm nhưng hoạt động nghề cá chỉ được coi như
một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Đến trước năm 1950, nghề cá vẫn mang
đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản

xuất còn lạc hậu, mang tính chất thủ công.
Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí quan trọng và sự đóng góp mà nghề cá
có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển
kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá đồng
thời hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu một cách
nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển
như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước.
Quá trình phát triển ngành thủy sản có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai
đoạn chính:
1.1.1 . Giai đoạn 1954 – 1960
Đây là giai đoạn kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha thành
một ngành kinh tế kỹ thuật. Thời kỳ này kinh tế ở miền Bắc bắt đầu khôi phục và phát
triển cùng với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ chức nghề cá công nghiệp như:
các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy
cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai
rộng khắp trong nghề cá.
1.1.2 . Giai đoạn 1960 – 1980
Đây được coi là thời kỳ khởi đầu của ngành thủy sản Việt Nam. Trong giai đoạn này
ngành Thuỷ sản có những thời kỳ phát triển khác nhau gắn với diễn biến của lịch sử
đất nước:
- Từ năm 1960 – 1975: là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như
một chỉnh thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước với sự ra đời của Tổng cục thủy
sản. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước có chiến Tranh, cán bộ và ngư dân ngành
thuỷ sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh
thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược


6
“Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Đường
mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân.

- Từ năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang thời kỳ
phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc
thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát
động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác
dụng rất lớn. Do hậu quả nặng nề của chiến Tranh, nền kinh tế đất nước đang trong
giai đoạn phục hồi. Mặt khác, cơ chế quản lý lúc này chưa phù hợp, tiêu thụ theo cách
giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hoá, không chú trọng giá trị
sản phẩm. Điều này đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản làm cho kinh tế
thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 1970.
1.1.3. Giai đoạn 1981 đến nay
Giai đoạn này được coi là thời kỳ tích lỹ và xây dưng. Năm 1981, Bộ Hải sản
được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển
toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy
mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế
để giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Trước những khó khăn, thách thức sau thời kỳ sa sút,
sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam, được Nhà nước
cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải”, mà thực chất là chú
trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở
rộng, đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành thuỷ sản có thể được coi là
một ngành đi tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Việc áp dụng thành công cơ chế mới, gắn
sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế
thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục của ngành trong suốt hơn 27 năm qua.
Qua thành công bước đầu của cơ chế mới, năm 1993, Hội nghị BCH Trung
ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập
đất nước, ngành Thủy sản luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh
vực này. Thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô hình kinh
tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển. Việc ngành



7
thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề
quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong
sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra
nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho
ngân sách Nhà nước.
Trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngược lại, thành công trong
chế biến, xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản
phát triển.
Ngành Thủy sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp
dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến,
xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2005-2009

Năm
Tổng sản
lượng thủy
sản
tấn

Sản lượng
khai thác
hải sản tấn
Sản lượng
nuôi thủy
sản
tấn
Tổng số tàu

thuyền
chiếc
Diện tíchmặt
nước NTTS
ha
2005 3.432.800

1.798.600

1.437.400

90.880

959.900

2006 3.695.927

1.798.800

1.694.300

Chua XD

1.050.000

2007 4.149.000

1.876.000

1.942.000


85.758

1.065.000

2008 4.582.000

1.937.000

2.449.000

123.000

1.052.600

2009 4.846.000

2.068.000

2.569.000

130.000

1.044.700


Từ giữa những năm 1990 – nay, được gọi là thời kỳ đổi mới và phát triển,
ngành đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp
cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường
lớn, nhờ đó sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã tạo được uy tín và đứng vững trên các

thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những
năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả quan
trọng. Tổng sản lượng thủy sản đã lần lượt vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990,
đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ
năm 1997, đạt 2 triệu tấn vào năm 2000, 3 triệu tấn vào năm 2004 và qua mốc 4 triệu
tấn vào năm 2007.


8
Thực hiện đường lối CNH, HĐH, ngành thủy sản đã triển khai có hiệu quả các
Chương trình mục tiêu : Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, Chương trình
phát triển xuất khẩu thủy sản và Chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai
thác vùng ven bờ. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản được thay đổi mạnh mẽ theo
hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản
phẩm xuất khẩu. Sự tăng trưởng ổn định của ngành Thủy sản trong giai đoạn này đã
giữ vững vị thế của Việt Nam là một cường quốc thủy sản trên thế giới, đứng thứ 12
về sản lượng khai thác thủy sản, thứ 7 về giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2007 và thứ 3
về nuôi các loài thủy sản.
1.2 . Vị trí-vai trò của ngành thủy sản trong nền Kinh tế quốc dân
Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủy sản đã trở
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng
cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Nếu năm 1995 thuỷ sản Việt Nam chiếm 2,9% GDP toàn quốc và
12% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp thì đến năm 2008 vươn lên chiếm 4% GDP
toàn quốc và 21,79% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp). Phát triển thủy sản có vai
trò to lớn trong nền kinh tế nước ta thể hiện ở các mặt:
1.2.1 . Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm, thực phẩm quý cho tiêu dùng
của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác.
Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết
các loại thủy sản đều là những sản phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý

dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản được tin tưởng như một loại thực
phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư) và ít chịu ô nhiễm hơn. Xét về thành
phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm là thủy sản có chứa
ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng và chất đạm hơn. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
phát triển rộng khắp trên cả nước, bao gồm các vùng sâu vùng xa, góp phần tích cực
chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đáp
ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho cho người dân Việt Nam.
Ngành thủy sản còn cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế
biến thức ăn chăn nuôi cho công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản
chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn


9
phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO hàng năm có trên 25% sản
lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Ở nước ta
nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng
Ngành thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực
phẩm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển và một số ngành công nghiệp khác như công
nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ…
1.2.2 . Ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của
toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung.
Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy
phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp
phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Để đánh giá vai trò của các
khu vực, các ngành kinh tế người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu là tốc độ tăng
trưởng và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bô nền kinh tế. Khi sử dụng
hai chỉ tiêu nêu trên cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng
nhỏ, hoăc nếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc
độ tăng trưởng chung là thấp. Ngày nay người ta sử dụng phương pháp đánh giá mới
bằng việc xác định tỷ trọng đóng góp của từng ngành, từng khu vực vào tốc độ tăng

trưởng chung. Chỉ tiêu này thể hiện rõ hơn và lượng hóa được vai trò của từng ngành,
từng khu vực trong nền kinh tế. Trong những năm qua tỷ trọng đóng góp của ngành
nông, lâm, thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn
đóng góp khoảng 10%. Nguyên nhân chính là do tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản
trong cơ cấu GDP giảm.


10

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu của khu vực I, II, III trong GDP thực tế

Đây là xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nông, lâm, thủy sản giảm thì tỷ trọng đóng góp
vào tăng trưởng của ngành thủy sản lại tăng lên, trung bình giai đoạn 1995-2008 ngành
thuỷ sản tăng trưởng bình quân 13,62%/năm, cao gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng
kinh tế toàn quốc và cao ngấp 1,4 lần so với mức tăng trưởng của ngành nông, lâm
nghiệp (giai đoạn 2000-2008 GDP toàn quốc tăng bình quân 11,6%/năm, nông, lâm
nghiệp tăng 9,7%/năm. Đó là kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực
nông, lâm, thủy sản theo hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt nước và
nguồn lợi thủy sản ở nước ta.
1.2.3 . Ngành thủy tham gia vào xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp
phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có việc phát triển ngành thủy sản tạo ra
nguồn
hàng xuất khẩu có giá trị góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ cho đấy
nước. Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong
bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành
Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD.
Hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh đã tạo cơ hội công ăn việc làm
cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển và



11

có vai trò tích cực trong hoạt động xóa đói giảm nghèo, thông qua viêc lập và phát triển
các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, công
tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động xây dựng các mô hình khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình
được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên
cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc
làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và
Trung Bộ. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh
từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh,
thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công
nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã
hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều
gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
1.2.4 . Phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển vào kinh tế xã hội của đất
nước
Với nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thủy sản, phát triển mạnh mẽ
ngành thủy sản nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung và
kinh tế xã hội nông thôn nói riêng.
Về mặt kinh tế, ở những địa phương thuộc duyên hải Trung Bộ hoặc Tây Nam Bộ
phát triển thủy sản là con đường làm giàu của các chủ Trang trại nuôi trồng thủy sản,
các chủ tàu đánh bắt cá. Ở các địa phương không có tiềm năng về biển, đặc biệt vùng
nông thôn ngoại thành phát triển chăn nuôi thủy sản là chuyển dich cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn cho hiệu quả cao.
Về mặt xã hội, ở các vùng cao, vùng sâu, vùng nghèo, phát triển chăn nuôi thủy sản
ao hồ, sông suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, trợ giúp
cho việc xóa bỏ tập quán du cư của đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phảm

thủy sản tại chỗ ở các vùng này còn góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bữa ăn,
làm tăng sức khỏe của người lớn và giảm suy dinh dưỡng trẻ em.


12

1.2.5. Ngành Thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ
quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo,
góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
1.3. Lợi thế của việt Nam trong sản xuất - xuất khẩu thủy sản
1.3.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, hệ thống sông rạch nhiều với 112 cửa
sông, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km
2
và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành nhiều
eo vịnh, đầm phá đảm bảo nguồn tài nguyên phong phú. Tiềm năng phát triển nuôi trồng
thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha
hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi
trồng thủy sản. Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100
loài có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản Việt Nam được đánh giá khoảng 4 triệu
tấn trong đó lượng thủy sản ở tầng nổi chiếm 62,7%, tầng đáy chiếm 37,3%, đảm bảo khả
năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu/năm. Tình hình cụ thể của các loài cá: Cá tầng
đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%; Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%; Cá nổi đại dương
(chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%.
Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng như sau: Vịnh
Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, khả năng khai thác: 271.467 tấn (chiếm 16,3%); Biển
Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn(chiếm 14,3%); Biển
Đông Nam Bộ: trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả năng khai thác: 830.456 tấn (chiếm
49,3%); Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272 tấn
(chiếm 12,1%).

1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ngày càng mạnh
Với lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên hoạt động nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam đã xuất hiện từ rất sớm và phát triển rộng khắp đất nước, từ vùng núi tới miền
biển. Nuôi trồng thủy sản là nguồn chính cung cấp nguyên liệu cho chế biến thủy sản
xuất khẩu. Hoạt nuôi trồng thủy sản ở nước ta mang tính mùa vụ rõ rệt. Từ năm 2000
trở lại đây hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển mạnh cả về diện tích
nuôi, phương pháp nuôi, và đối tượng nuôi. Cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước và
sự nỗ lực của ngư dân nhiều phương thức nuôi trồng mới, các kỹ thuật nuôi trồng hiện
đại đã được áp dụng đem lại hiệu quả cao cho người dân. Năm 2000 sản lượng nuôi


13

trồng thủy sản của Việt Nam là 481,800 nghìn tấn với 79,768 nghìn chiếc thuyền, tới
năm 2009 sản lượng nuôi trồng tăng 2569 nghìn tấn, số tàu thuyền tăng là 130 nghìn
chiếc, năm 2010 sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 5,5% so với năm 2009 đạt 2.706,8
nghìn tấn. Hiện nay, trong nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển nhiều mô hình với
các hình thức đối tượng nuôi đa dạng, phong phú cho hiệu quả kinh tế cao như: nuôi
cá lóc trong bể xi măng, ao đất; cá diêu hồng, rô phi đơn tính nuôi trong bè, nuôi ba
ba, ếch,…Trong nuôi nước lợ là tôm thẻ chân trắng trên cát cho năng suất bình quân
34 tấn/ha/năm (một năm nuôi 03 vụ) và lợi nhuận thu được rất cao, điều đó làm cho
nhiều người dân và nhà DN đã và đang quan tâm đầu tư vào hoạt động này.
1.3.3. Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào
Nguồn lao động trong ngành thủy sản gồm có lao động chuyên nghiệp và bán
chuyên nghiệp. Lao động chuyên nghiệp là những người có kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp, họ có thu nhập chính từ hoạt động sản xuất thủy sản, còn nguồn lao động bán
chuyên nghiệp là những người tham gia sản xuất thủy sản vào thời kỳ nông nhàn, hoặc
kết hợp trong quá trình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp để tăng thêm thu nhập. Đặc
điểm của nguồn lao động trong hoạt động khai thác thủy sản là lao động trẻ, khỏe, đàn
ông tham gia đi biển, còn trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thì bao gồm cả phụ

nữ, thanh niên…Thông thường lao động trong ngành chế biến thủy sản đòi hỏi phải có
kỹ năng nghề nghiệp và được đào tạo chuyên sâu hơn, để sản xuất ra những sản phẩm
có giá trị gia tăng cao. Lao động trong ngành thủy sản hiện chiếm trên 10% trong tổng
số lao động của cả nước.
Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động rất
đông, nguồn lao động trẻ khỏe, dồi dào. Đây chính là một điều kiên thuận lợi để phát
triển ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên số lượng lao động và nguồn
nhân lực được đào tạo chuyên sâu chưa nhiều, trong khi để phát triển bền vững ngành
thủy sản thì trong hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản đòi hỏi người lao
động phải có tay nghề và kỹ thuật.
Bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam còn nhiều tiềm
năng để phát triển, đây được coi là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao trong
thời gian qua.Vì vậy đây sẽ là ngành sẽ được chú trọng đầu tư trong thời gian tới.



14

1.4 . Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản ở Việt Nam
1.4.1 . Đối tượng của hoạt động sản xuất- kinh doanh thủy sản là những cá thể
sống dưới nước
Đối tượng của ngành thủy sản là các động thực vật sống trong môi trường nước
mặt. Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản gồm có biển và các mặt nước trong
nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước với tính cách là đối tượng của
ngành thủy sản có một số đặc điểm sau:
- Các sinh vật thủy sản di chuyển tự do trong môi trường sống, nhất là ở các mặt
nước rộng lớn, chúng có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác không phụ thuộc
vao ranh giới hành chính. Hướng di chuyển của chúng phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự
nhiên như: khí hậu, dòng chảy, nguồn thức ăn tự nhiên. Để tái tạo, bảo vệ và khai thác
có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản cần phải phân chia ranh giới mặt nước, mặt biển,

vùng biển giữa các vùng, các địa phương đồng thời có sự hợp tác chẽ giữa các vùng,
địa phương trong nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tránh phương pháp khai thác
lạc hậu làm hủy diệt các sinh vật trong nước có thể dẫn tới hủy diệt nguồn thức ăn tự
nhiên dẫn tới thay đổi nơi cư trú của cá, tôm hay hướngdi chuyển của các loài thủy sản
khác gây ra cạn kiệt nguồn lợi thủy sản
- Các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều nhân tố như:
thời tiết, khí khậu, dòng chảy, địa hình, thủy văn… vì vậy trong nuôi trồng cần phải
tạo điều kiện thuận lợi để các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển cao như: tạo ôxy
bằng quạt sục nước, tạo dòng chảy bằng máy bơm.
- Các sản phẩm thủy sản sau khi thu hoạch do bị tách khỏi môi trường sống nên
rất
dễ bị hư hỏng, ươn thối. Để nâng cao chất lượng và tránh tổn thất trong sản xuất đòi
hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến,
kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ
tầng dịch vụ một cách đồng bộ.
1.4.2 . Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
Thủy vực sử dụng vào nuôi trồng đánh bắt thủy sản bao gồm: sông, hồ, ao, mặt
nước, ruộng, cửa sông, biển. Giống như ruộng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp,


15

thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của ngành thủy sản. Không có
thủy vực sẽ không có sản xuất thủy sản.
Thủy vực được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của con người như điều hò
môi trường, đáp ứng nhu cầu giao thông thủy, du lịch sinh thái sông nước. Để sử dụng
có hiệu quả và bảo vệ thủy sản trong ngành thủy sản cần chú ý:
- Thực hiện qui hoạch các loại hình thủy vực và xác định hướng sử dụng thủy
vực cho ngành thủy sản.
- Chú trọng việc bảo vệ môi trường nước bao gồm cả nước biển, sử dụng các

biện pháp để ngăn chặn nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước đồng thời phải
thường xuyên cải tạo thủy vực, tăng nguồn dinh dưỡng cho các thủy sinh vật nhằm
nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.
- Sử dụng thủy vực một cách tiết kiệm, hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng
thủy vực là các ao, hồ…sang đất xây dựng cơ bản hay mục đích khác.
1.4.3 . Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên
ngành.
Thủy sản là một ngành sản xuất vật chất, gồm nhiều hoạt động sản xuất vật chất
cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mỗi liên quan chặt chẽ với nhau
như: khai thác, nuôi trồng, chế biến. Ngày nay lực lượng sản xuất và phân công lao
động xã hội phát triển làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản ngày càng cao. Do đặc
điểm của sản xuất và tiêu dùng thủy sản, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai
thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các hoạt động
trên trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính chuyên ngành. Như vậy
tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác
nhau gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vụ là đặc điểm của ngành thủy sản.
Tính hỗn hợp, và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất có tính chất tương đối
khác nhau làm cho ngành thủy sản vừa mang tính chất của sản xuất công nghiệp, vừa
mang tính chất của sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu ngành thủy sản gồm hai bộ phận chủ
yếu là nuôi trồng thủy sản và công nghiệp thủy sản:
- Nuôi trồng thủy sản là bộ phận mang tính nông nghiệp, có nhiệm vụ duy trì,
bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và cung cấp trực tiếp nguyên liệu cho tieu dùng,
xuất khẩu, và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành khác.


16

- Công nghiệp thủy sản là bộ phận mang tính công nghiệp, gồm khai thác và
chế biến thủy sản, có nhiệm vụ khai thác nguồn lợi thủy sản và chế biến chúng để cung
cấp sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu

1.4.4 . Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên
ngành.
Hầu hết các hoat động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản đều đòi hỏi lượng
vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Vì vậy để phát triển ngành thủy sản thì nhà Nước phải có
chính sách cho vay, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình theo từng chương trình phát triển
riêng của ngành. Bên cạnh đó hoạt động nuôi trồng và đánh bắt phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện thủy văn, bão, lũ. Đặc biệt nước ta có đường bờ
biển dài, diễn biến bão, lũ phức tạp, nhiều trận bão lũ gây thiêt hại nặng nề cho nghề
nuôi trồng thủy sản của một vùng hay địa phương nên mức độ rủi ro cao.
1.4.5 . Quy trình sản xuất đơn giản
Quy trình chế biến sản phẩm của các DN khá đơn giản chủ yếu sử dụng lao
động phổ thông, không yêu cầu cao về công nghệ thiết bị hiện đại, máy móc chủ yếu
sử dụng là băng chuyền cấp đông và tủ lạnh, có thể mở rộng từng phần tùy theo nhu
cầu. Quá trình sản xuất được biểu thị qua sơ đồ dưới:
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất ngành thủy sản của Việt Nam tại các DN









1.5 . Các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.5.1. Nhân tố tác động thuận lợi
- Đường lối của Đảng và Nhà Nước thông thoáng tạo cơ hội thuận lợi cho các DN
ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị
Cấp
đông

Xếp
khuôn
Cân
Phân
cỡ
Chế
biến
Rửa
lần 3
Xử lý phụ
phẩm
Rửa
lần 2
Bán thành
phẩm
Sơ chế Kiểm
tra
Tiếp nhận
nguyên liệu
Rửa
lần 1
Kiểm
tra
Tách khuôn,
mạ băng
Bảo
quản
Đóng gói



17

trường thế giới. Đặc biệt đáng chú ý là chính phủ đã thông qua cơ chế điều hành xuất
nhập khẩu của Việt nam giai đoạn 2001 – 2005. Với cơ chế mới này mọi DN đều có
thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ những rào cản pháp lý, thủ
tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu. Khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế của
các DN chế biến xuất khẩu thuỷ sản sẽ nhiều hơn, thuận lợi hơn.
- Nhà nước ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho ngành thuỷ sản: Với những
chương trình hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của Ngành thuỷ sản; các chương
trình đánh bắt xa bờ; chương trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ để
phát triển ngành thuỷ sản; với sự hỗ trợ toàn diện của Nhà nước, Trung tâm kiểm Tra
chất lượng và vệ sinh thuỷ sản ra đời, trở thành cơ quan có thẩm quyền về kiểm soát
vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, hỗ trợ các DN tiếp cận với thị trường. Mới đây
chương trình chuyển đổi một số vùng trồng lúa sang phối hợp nuôi trồng thuỷ sản đã
mở ra khả năng to lớn cho sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt nam.
- Thủy vực và nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa dạng, phong phú, chủng loại thủy
sản nuôi trồng với nhiều giống loài, đặc biệt có nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao.
- Sự ra đời hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam 12/6/1998 là một dấu
ấn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN ngành thuỷ sản nắm bắt thông tin, nâng cao khả
năng tiếp cận thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm Trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ
lẫn nhau trong phát triển xuất khẩu vào các thị trường.
- Cùng với sự phát triển của ngành đã hình thành một lớp doanh nhân mới am hiểu
về thị trường, kinh nghiệm quản lý kinh doanh được tích luỹ, họ đã xây dựng được các
mối quan hệ thương mại tốt với các đối tác nhập khẩu, đây là tiền đề để duy trì và phát
triển thị trường.
- Nhiều DN xuất khẩu thuỷ sản đã xây dựng được những tiêu chuẩn quản trị chất
lượng quốc tế: HACCP, GMT, ISO 9000 đây là những tấm giấy thông hành giúp cho
các DN đưa hàng thuỷ sản vào những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ.
1.5.2. Nhân tố tác động bất lợi
- Năng lực chế biến thuỷ sản đông lạnh hiện tại được đánh giá là dư thừa so với

nguồn nguyên liệu hiện có. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc Tranh mua
nguyên liệu gay gắt giữa các DN, giá nguyên liệu ngày một bị đẩy lên cao, thêm vào


18

đó, các DN chế biến thuỷ sản phát triển nhanh hơn tốc độ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ
sản đã làm giảm tính cạnh Tranh về giá của sản phẩm.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho đánh bắt, bảo quả và chế biến thuỷ sản đã được cải
thiện đáng kể nhưng tỷ lệ các cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mới đạt ở mức trung
bình và yếu còn chiếm tỷ trọng cao, đây là nhân tố tác động đến chất lượng và vệ sinh
an toàn của hàng thuỷ sản xuất khẩu.
- Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lĩnh vực khai
thác và nuôi trồng, hầu hết ngư dân khai thác dựa theo kinh nghiệm, kỹ thuật đánh bắt
còn hạn chế. Trình độ học vấn và tay nghề của công nhân ngành thuỷ sản không cao
ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hàng hoá và khả năng xây dựng các tiêu chuẩn
quản trị chất lượng quốc tế: HACCP, GMP, ISO…Điều này được phản ảnh qua thống
kê của ngành thuỷ sản : tổng lao động của ngành khoảng 3,5 triệu người trong đó kinh
tế quốc doanh chiếm hơn 90% số lao động, trong số lao động đó thì 10% lao động mù
chữ, 70% có trình độ cấp 1, 15% trình độ cấp 2, 2% có trình độ cấp 3, còn lại có trình
độ cao đẳng và đại học.
- Hoạt động nuôi trồng, khai thác chịu sự tác động của yếu tố khí hậu, thời tiết
trong khi Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển kéo dài.
Sự biến đổi của khí hậu (BĐKH) sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, biến
động chủng loại quần đàn và di cư cá biển, có khả năng sẽ làm thay đổi các bãi cá và
ngư trường truyền thống. Trong những năm gần đây, nhiệt độ trên bề mặt nước biển
ấm lên, nồng độ muối thay đổi làm nguy hại đến các rạn san hô, các thảm thực vật ở
các vùng biển vốn là lá chắn sóng cho khu vực ven bờ . Các bãi cá nổi, cá đáy ở khu
vực tuyến bờ và lộng có xu hướng ra xa dần; mùa vụ cá cơm, cá ồ, cá thu, cá nục từ
tháng 3 đến tháng 5 hàng năm tại các ngư trường đều bị thay đổi và xáo trộn. Đồng

thời, mực nước biển dâng cao có khả năng làm thay đổi hướng của dòng chảy và có
thể làm thay đổi đường di cư của một số loài thủy sản quý hiếm thường có ở vùng biển
Việt Nam, ngoài ra nó còn ảnh hưởng rất lớn đến diện tích NTTS ở vùng ven biển Việt
Nam đặc biệt là vùng ĐBSCL, bên cạnh đó BĐKH sẽ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết
bất thường: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, lũ quét không theo quy luật nên
rất khó dự báo trước, sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các tàu thuyền KTHS
trên biển, và các ngư dân ven biển.


19

- Trên thực tế nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng có lợi thế về thủy
sản, những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật đều có nhu cầu cao nên là mục tiêu của
nhiều nước xuất khẩu thủy sản. Điều này đã làm tăng sức cạnh Tranh của hàng thủy
sản Việt Nam cả về giá cả và chất lượng.
1.6. Dự báo thị trường thủy sản thế giới tới năm 2015
1.6.1. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi:

Tổ chức FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế
giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên 183 triệu tấn vào năm
2015, với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút so với tốc độ tăng
3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm
75% tương đương với 137 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn
cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã
đạt được trong 20 năm trước. Năm 2010, trung bình mỗi người tiêu thụ 18,4 kg thủy
sản mỗi năm, và dự báo 19,1 kg vào năm 2015, so với 16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu
thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 14,3 kg vào năm 2015, trong
khi đó nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,8
kg/người. Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng
40 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển

và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ
tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3% trong khi đó tại các nước phát triển
mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0,2%.
Nhu cầu bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 0,5%/năm trong
giai đoạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu bột cá ở các nước phát triển sẽ tăng 1,6%
mỗi năm, ở các nước đang phát triển sẽ tăng 1,4%/năm sau thời gian này. Khối lượng
cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi thực
phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015.
Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do
sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố
hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ
thuỷ sản bình quân đầu người đã ở mức cao. Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng
tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu


20

tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc á, ngoại trừ
Nhật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm); tiếp đến là
khu vực các nước ASEAN và các nước châu á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có
nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản thấp nhất.
Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều
nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia
đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn Thị
phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu
vực thị trường.
1.6.2. Dự báo thị hiếu tiêu thụ
Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều
thuỷ sản tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá
hồi Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ

đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia
tăng. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối
thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn
thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.
1.6.3 Triển vọng về sản lượng
Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu
tấn năm lên 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 1,6%/năm
giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. Trong 43 triệu tấn
sản lượng dự kiến sẽ tăng từ năm 1999/2000 đến 2015, ước tính 73% sản lượng gia
tăng sẽ là thuỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng
thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 1999/2000. Sản lượng đánh
bắt dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn dự kiến.
Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% /năm
trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được
trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1%
/năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng
dự kiến tăng 4,1% /năm. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có
thể suy giảm trong giai đoạn dự báo. Phần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá


21

dự báo sẽ giảm từ 30,8% trong năm 1999/2001 xuống 24,5% vào năm 2015. Tương
tự, phần của các loại cá tầng đáy sẽ giảm từ 16,2% xuống 12,7%. Trái lại, phần của cá
nước nước ngọt và cá nước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm 1999/2001 lên 29,3% vào
năm 2015, và phần của các loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ tăng từ 20,5% lên
25,6%.
So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản
sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thuỷ sản thiếu hụt sẽ là 10,9 triệu tấn
vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa

một bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thuỷ
sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu nhu cầu sang các loại thực phẩm
giàu protein thay thế khác.
1.6.3 Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới
Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh
với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu
tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD. Các nước
đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50%
sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD.
Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu. Mức xuất khẩu
ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,3 triệu
tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp
tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản lớn nhất, Châu Phi là khu vực nhập siêu về thuỷ
sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản
vào năm 2010. Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ
giảm đi do Trung Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất
siêu về thuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Nhập
khẩu ròng thuỷ sản vào châu Á sẽ giảm từ 5,1 triệu tấn năm 1999/2000 xuống 4,8 triệu
tấn vào năm 2015. Trái với xu hướng này, Trung Quốc, dự kiến sẽ là nước nhập ròng
với giá tương đối ổn định, dự kiến sẽ trở thành một nước xuấ khẩu ròng cá vào năm
2015, chủ yếu bởi sản lượng nuôi thả tăng lên.
Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản
xuống còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm


22

2015. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn
hiện nay lên 2,4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ
mức 2,6 triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước

phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập
khẩu như hiện nay.


23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
2.1. Phân tích thực trạng hoat động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong
những năm gần đây
2.1.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản
Trước khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, ngành thủy sản Việt Nam đã
phát triển với tốc độ nhanh, toàn ngành thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam nói riêng luôn đạt được bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp quan trọng
vào phát triển kinh tế – xã hội và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong 5 năm
2001-2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành đã tăng 46%, bình quân mỗi năm
tăng xấp xỉ 9,1%. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan năm 2000 kim ngạch
xuất khẩu đạt 1470 triệu USD; tới năm 2003 đạt gấp đôi là 2300 triệu USD và năm
2006, trước khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã lên tới 3000 triệu
USD.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2006-
2010

(Nguồn: Vasep)
Tháng 1/2007 sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của WTO tạo điều
kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam, mở
rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó còn nhiều thách thức mà các DN xuất khẩu thủy
sản phải đối mặt, một trong những thách thức lớn nhất đối với các DN khi hội nhập là



24

phải vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an
toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu đưa ra; đặc biệt là những thị trường cao
cấp và khó tính như châu Âu, Nhật, Nga, AusTralia, Mỹ Dù nhiều khó khăn nhưng
năm đầu hội nhập, tình hình sản xuất của các DN chế biến thuỷ sản xuất khẩu tiếp tục
tăng trưởng khá. Do có nguồn nguyên liệu, thị trường xuất khẩu ổn định và có sự chủ
động hội nhập của các DN nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần
12% so với năm 2006, đạt 3762 triệu USD, tuy nhiên mức tăng này chưa đạt mức kỳ
vọng như năm đầu tiên gia nhập WTO. Tới năm 2008 khối lượng thủy sản xuất khẩu
của cả nước đạt trên 1930 nghìn tấn, trị giá trên 4509 triệu USD, tăng 33,7% về khối
lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Mặc dù năm 2008 nền kinh tế thế giới gặp
nhiều khó khăn do khủng khoảng tài chính của Mỹ gây ra nhưng biến động này chưa
ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì vậy mà giá trị xuất
khẩu thủy sản vẫn tăng mạnh, đưa Việt Nam nằm trong tốp 6 nước xuất khẩu thủy sản
lớn nhất thế giới. Sang năm 2009 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1216 nghìn tấn
trị giá 4250 triệu USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008, đây là
lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm sau 13 năm kể từ năm 1996. Nguyên
nhân chính của sự sụt giảm này là do tác động của khủng khoảng năm 2008, nền kinh
tế thế giới suy thoái làm giảm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại các thị trường lớn.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm.
Tốc dộ tăng trưởng
Năm 2006

Năm 2007 Năm 2008

Năm 2009 Năm 2010
Sản lượng xuất
khẩu
29,4% 14% 33,7% -1,6% 11,3%

Giá trị xuất khẩu 22,2% 12,4% 19,8% -5,7% 18,4%
Bước sang năm 2010, nền kinh tế thế giới, nhất là các đối tác lớn của ta như:
Mỹ, EU, Nhật Bản, đang trên đà phục hồi là cơ hội tốt cho mặt hàng thủy sản của ta.
Ngoài ra, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có
hiệu lực, theo đó, từ 1/10/2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được
hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng Tôm đã được giảm thuế xuất nhập
khẩu xuống 1 – 2%. Hơn nữa, sau 3 năm hội nhập và phát triển các mặt hàng thủy sản
Việt Nam đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng và chiếm được


25

cảm tình của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là những khó khăn từ các thị trường nhập
khẩu như: xu hướng bảo hộ thương mại tinh vi, các hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch
chặt chẽ, đồng thời thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư
lượng kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm, và những khó khăn từ trong nước như:
tình trạng thiếu con giống và nguyên liệu không ổn định. Tuy khó khăn chồng chất
nhưng xuất khẩu thủy sản nước ta năm 2010 đã đạt được kết quả mỹ mãn, tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản cả nước đã vượt kế hoạch do BNN&PTNT đề ra hồi đầu năm.
Theo số liệu thống kê chính thức của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam, năm 2010 xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 1350 nghìn tấn, trị giá gần 5034 triệu
USD (so với kế hoạch là 4,5 tỷ USD), tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so
với năm 2009. Tiếp tục sự thành công của năm 2010, nhiều chuyên gia dự báo năm
2011xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn có cơ hội giữ kỷ lục 5 tỷ USD, điều này có
khả năng lớn khi trong 2 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 131,8 nghìn tấn thủy
sản với kim ngạch đạt 512,8 triệu USD, dù sản lượng giảm 6,8% nhưng giá trị lại tăng
10,9%. Đây là một tín hiệu lạc quan vơi ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2011.
2.1.2. Cơ cấu măt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam hiện đang thuộc tốp 6 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, khối
lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra các thị trường tăng khá mạnh qua mỗi năm.

Cùng với sự gia tăng về khối lượng là sự đa dạng về chủng loại mặt hàng, các sản
phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng phong phú đem lại nhiều sự lựa
chọn cho người tiêu dùng. Các sản phẩm như Tôm, cá Tra, cá Ngừ, hàng khô, Mực,
Bạch Tuộc, Nhuyễn thể…đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ
trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

×