Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

5 lí do khiến bạn không thể thăng tiến potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.71 KB, 4 trang )

5 lí do khiến bạn không thể thăng
tiến

Bạn học xong đại học, tìm được
một công việc tương đối ổn định, bạn mong muốn trở thành quản
lý, giám đốc hay chuyên gia vào một ngày nào đó… nhưng nếu
không cẩn thận, bạn có thể sẽ “mắc kẹt” trong công việc hiện tại
trong nhiều năm. Dưới đây là 5 lí do khiến bạn vẫn chưa thể có
được sự thăng tiến trong công việc:
1. Bạn không hiểu rõ về sự thăng tiến
Bạn có muốn được thăng tiến? Bạn đang làm gì để đạt được nó?
Nhân viên không có quyền hiển nhiên được thăng tiến; đó là phần
thưởng cho sự chăm chỉ và tận tụy của mỗi người. Liệu bạn có
đang cho rằng mọi người được thăng tiến là do số năm mà họ đã
làm việc? Nếu bạn nghĩ như vậy, ngay lập tức hãy thay đổi quan
điểm này.
2. Bạn không tự hoàn thiện mình
Sự giáo dục, bằng cấp và kinh nghiệm là những điểm bước quan
trọng trong nấc thang công sở. Là một cá nhân, bạn cũng có
thương hiệu của riêng mình, phát triển thêm kĩ năng là một phần
quan trọng để xây dựng thương hiệu cho chính mình. Nếu bạn
không hoàn thiện bản thân mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm thì sớm
muộn gì bạn cũng sẽ “mắc kẹt” trong công việc hiện tại mãi mãi.
3. Bạn không phải là chuyên gia trong chính lĩnh vực của
mình
Chuyên gia trong một lĩnh vực là người có đầy đủ kiến thức về
ngành, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và cả những vấn đề bên trong,
bên ngoài doanh nghiệp…
Để đạt đến trình độ của “chuyên gia”, hãy tự tìm hiểu mọi vấn đề
mà bạn gặp phải nhưng chưa hiểu rõ trong công việc hàng ngày.
Đọc các tạp chí hay các blog chuyên ngành, tìm kiếm thêm thông


tin tự học hỏi nhiều nhất có thể, và đến khi sếp của bạn hỏi bạn về
quan điểm hay cách giải quyết thì bạn có thể thể hiện được thật
nhiều khả năng của mình chứ không phải là “Tôi không biết”, “Tôi
chưa kịp tìm hiểu”…
4. Bạn chỉ tập trung vào công việc thường nhật
Triết lý cũ rằng hãy làm việc cật lực cho những gì ông chủ yêu cầu
để rồi chờ đợi ông chủ nhận ra bạn là một nhân viên tốt, cho bạn
cơ hội thăng tiến đã không còn hữu dụng trong giai đoạn hiện nay.
Mỗi một vị trí công việc đều có thể thay thế. Nếu bạn muốn sếp để
ý đến mình thì bạn không chỉ cần hoàn thành đúng và đủ nhiệm vụ
mà bạn còn cần phải tạo thêm giá trị cho công ty bằng việc suy
nghĩ thêm, cải tiến các quy trình, hệ thống và chiến lược cho công
ty.
5. Bạn không yêu cầu
Bạn cần một bản theo dõi để ghi nhận những gì bạn đã phấn đấu,
bạn là một nhân viên giá trị và cần được đề bạt. Nhưng đây là điểm
mấu chốt: nếu bạn không yêu cầu, khi có cơ hội, sếp của bạn cũng
không bỗng dưng mà để bạt bạn. Không phải tất cả những người
lãnh đạo đều xem việc đề bạt bạn là ưu tiên quan trọng của họ, vì
thế bạn cần làm cho họ để tâm bằng việc đề nghị.
Làm thế nào để thể hiện mong muốn thăng tiến của mình?
Có nhiều cơ hội để cho sếp biết mong muốn của bạn. Khi bạn tiếp
xúc với lãnh đạo (tốt nhất là khi có điều kiện nói chuyện riêng),
hãy tìm cách để thể hiện mục tiêu thăng tiến của bản thân. Bạn có
thể nói về những việc mình đang thực hiện để phát triển việc kinh
doanh, bạn đã nỗ lực thế nào và khả năng của bạn ra sao… Khi cơ
hội đến, bạn sẽ được chú ý, hãy cho sếp biết mong muốn của bạn.
Khi bạn đã có những lí do rõ ràng để được đề bạt thì sếp cũng sẽ
tôn trọng và cho bạn câu trả lời thuyết phục nhất. Ngay cả khi chưa
thể lập tức được đề bạt thì hãy dùng những nhận xét của sếp để

phát triển một kế hoạch tiếp theo, bước tiếp những bậc thang trong
sự nghiệp

×