Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ nghề tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại khu vực hòn rớ, sông tắc thành phố nha trang tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 93 trang )

i
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1. Giới thiệu chung về Khánh Hòa 1
1.1. Vị trí địa lý 1
1.2. Địa hình 1
1.3. Chế độ gió 2
1.4. Nhiệt độ và độ ẩm 2
1.5. Chế độ mưa 2
1.6. Gió bão 3
1.7. Đặc điểm hành chính 3
1.8. Diện tích dân số 3
2. Tổng quan về ngề cá của tỉnh Khánh Hòa 4
2.1. Phân bố dân cư ngề cá theo đơn vị hành chính 4
2.2. Ngư trường hoạt động 5
2.3. Lao động ngề cá và sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa 6
2.4. Năng lực tàu thuyền của tỉnh Khánh Hòa 8
2.5. Sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa 11
3. Tổng quan về khu vực neo đậu của tàu thuyền 13
3.1. Tổng quan về khu vực neo đậu của tàu thuyền tại Việt Nam 13
3.2. Tổng quan về khu vực neo đậu tàu thuyền của tỉnh Khánh Hòa 15
3.2.1. Vũng Rô 15
3.2.2. Vũng Ké 15
3.2.3.Khu vực hạ lưu cầu Hiền Lương và Cầu Tréo 15
3.2.4. Khải Lương 15
3.2.5. Bình Tây 15
3.2.6. Khu vực cửa sông Cái (trừ khu vực hành lang bảo vệ cầu) 16
3.2.7. Vũng Me 16
3.2.8. Bích Đầm, Đầm Báy 16
ii


3.2.9. Hòn Rớ 16
3.2.10. Bình Ba 16
3.2.11. Vịnh Cam Ranh 16
3.3. Hệ thống các văn bản pháp luật 18
3.3.1. Văn bản liên quan đến khu neo đậu tàu cá 18
3.3.2. Văn bản liên quan đến cơ sở hạn tầng 18
3.3.3. Tiêu chuẩn ngành liên quan đến dịch vụ hậu cần nghề cá 19
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
1. Nội dung nghiên cứu 20
2. Phạm vi nghiên cứu 20
3. Phương pháp nghiên cứu 20
4. Nhận xét phần tổng quan 20
5. Xây dựng tiêu chí về khu neo đậu, cơ sở hạ tầng,
dịch vụ hậu cần nghề cá 21
5.1. Diện tích khu neo đậu 21
5.2. Vị trí địa lý của khu neo đậu 22
5.2.1. Đối với khu neo đậu cấp vùng 22
5.2.2. Đối với khu neo đậu tránh bão cấp tỉnh, trung ương 22
5.3. Độ sâu của khu neo đậu 23
5.4. Chất đáy của khu neo đậu 23
5.5. Yêu cầu về cầu cảng 24
5.6. Về vùng nước neo đậu 25
5.7. Luồng vào khu neo đậu 26
5.8. Dịch vụ hậu cần nghề cá 27
5.8.1. Khu tiếp nhận sản phẩm thủy sản 27
5.8.2. Nhà chợ cá 27
5.8.3. Nhà sơ chế 28
5.8.4. Nhà máy nước đá 28
5.8.5. Hệ thống cung cấp nước ngọt, xăng dầu 29
iii

5.8.6. Hệ thống xử lý nước thải 29
5.8.7. Hệ thống dịch vụ y tế 30
5.9. Về công tác quản lý 30
5.9.1. Đối với cảng cá 30
5.9.2. Tránh nhiệm và quyền hạn của ban quản lý 31
5.9.2.1. Về kế hoạch và đầu tư 31
5.9.2.2. Về quản lý, khai thác và bảo vệ cảng cá 31
5.9.2.3. Phòng chống lụt bão trong khu vực cảng 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
1. Khu vực neo đậu tàu thuyền của cảng cá Hòn Rớ - Sông Tắc 34
1.1. Tổng quan về khu vực neo đậu Sông Tắc 34
1.1.1. Luồng đi vào cảng cá Hòn Rớ 34
1.1.2. Luồng đi vào cảng cá Vĩnh Trường 35
1.2. Tổng quan về khu vực neo đậu tại cảng cá Hòn Rớ 37
1.2.1. Đặc điểm khi tượng thủy văn 38
1.2.2. Vùng nước thuộc quyền quản lý của cảng cá Hòn Rớ 40
a. Nhiệt độ 40
b. Thủy văn 41
c. Chất đáy 41
1.2.3. Bộ máy quản lý của cảng cá Hòn Rớ 41
1.2.3.1. Bộ máy quản lý 41
1.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ 43
a. Tổ điều động 43
b. Tổ thu phí 43
c. Các bộ phận khác 44
1.2.4. Đặc điểm của dịch vụ hậu cần nghề cá 44
a. Chợ cá 44
b. Nhà sơ chế 45
c. Nhà máy cung cấp nước đá 45
iv

d. Hệ thống đường giao thông 46
e. Hệ thống đóng và sửa chữa tàu cá 46
1.2.5. Tình hình neo đậu trong khu neo đậu cảng cá Hòn Rớ 47
1.2.5.1. Số lượng tàu thuyền qua cảng cá Hòn Rớ 47
1.2.5.2. Hính thức neo đậu tại cảng cá Hòn Rớ 49
a. Neo đậu độc lập 49
b. Neo nhiều tàu kết hợp 50
c. Neo vào cầu cảng 50
2. Tổng quan về khu neo tại cảng cá Vĩnh Trường 51
2.1. Tổng quan về cảng cá Vĩnh Trường 51
2.2. Bộ máy quản lý cảng cá Vĩnh Trường 52
2.3. Chức năng nhiệm vụ 53
2.4. Vùng nước quản lý của cảng cá Vĩnh Trường 53
2.5. Số lượng tàu thuyền ra vào cảng cá Vĩnh Trường 55
2.6. Thực trạng về dịch vụ hậu cần của cảng cá Vĩnh Trường 57
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NGUY CƠ TIỀM ẨN TAI NẠN 57
1. Thực trạng về tai nạn tiềm ẩn trong khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc 57
2. Phân tích nguy cơ tiềm ẩn 61
2.1. Luồng lạch và chướng ngại vật trong khu neo đậu 61
2.1.1. Luồng từ cầu Bình Tân đến trường tiểu học Phước Thịnh 61
2.1.2. Luồng từ trương tiểu học Phước Thịnh đến Cửa Bé 63
2.2. Diện tích độ sâu chất đáy 64
2.3. Công tác quản lý 64
2.3.1. Điều động tàu thuyền 64
2.3.2. Thông tin liên lạc 65
2.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá 65
2.4.1. Cầu cảng 65
2.4.1.1. Cầu cảng cá Hòn Rớ 65
2.4.1.2. Cầu cảng cá Vĩnh Trường 66
v

2.4.2. Phao báo hiệu luồng và biển báo chướng ngại vật
nguy hiểm 67
2.4.3. Nhà máy nước đá 67
2.4.4. Xưởng sửa chữa tàu biển 68
2.5. Ý thức neo đậu của chủ tàu thuyền 68
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 71
1. Đánh giá 72
2. Đề xuất ý kiến 72
2.1. Giải pháp về công tác quản lý 72
2.1.1. Giải pháp về công tác tổ chức 72
2.1.2. Thủ tục hành chính 73
2.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật 75
2.2.1. Giải pháp về diện tích khu neo đậu 75
2.2.2. Giải pháp về phân loại khu neo đậu 75
2.2.2.1. Khu neo đậu số 1 76
2.2.2.2. Khu neo đâu số 2 78
2.2.2.3. Khu neo đậu số 3 80
2.3. Giải pháp phân loại tuyến luồng trong khu neo đậu 80
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Thống kê số lượng lao động trong ngành khai thác thủy sản
qua các năm 6
Bảng 1-2: Thống kê số lượng tàu thuyền qua các năm (chi cục bảo vệ nguồn lợi
tỉnh Khánh Hòa) 8
Bảng 1-3: Số lượng tàu thuyền theo nghề khai thác 10
Bảng 1-4: Sản lượng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa qua các năm 12
Bảng 2-5: Tỷ lệ lượng đá theo trọng lượng cá 28
Bảng 3-6: Số lượng tàu thuyền qua các năm vào cảng cá Hòn Rớ được thể hiện

theo bảng sau 48
Bảng 3-7: Số lượng tàu thuyền theo công suất ra vào cảng cá Vĩnh Trường 55
Bảng 4-8: Thể hiện số lần tàu thuyền đã và gần bị mắc cạn, đâm va, trôi dạt,bị
chìm trong khu neo đậu tại Hòn Rớ- Sông Tắc 58
Bảng 4-9: Thể hiện những đánh giá về khu neo đậu 60
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1-1: Số lượng lao động tham gia trong ngành thủy sản 7
Biểu đồ 1-2: Số lượng tàu thuyền qua các năm 9
Biểu đồ 1-3: Số lượng tàu thuyền theo nghề khai thác 10
Biểu đồ 1-4: Sản lượng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa qua các năm 12
Biểu đồ 3-5: Biểu hiện số lượng tàu thuyên qua cảng cá Hòn Rớ 48
Sơ đồ 2-1: Chung cho các cảng cá cấp vùng hoặc cấp tỉnh và thành phố
trực thuộc 30
Sơ đồ 3-2: Phân bố vùng nước và cơ sở vật chất hạ tầng cảng cá Hòn Rớ 40
Sơ đồ 3-3: Bộ máy quản lý cảng cá Hòn Rớ 42
Sơ đồ 3-4: Bộ máy quản lý của cảng cá Vĩnh Trường 52
Sơ đồ 3-5: Phấn bố vùng nước và cơ sở vật chất hạ tầng cảng cá Vĩnh Trường. 54
Sơ đồ 5-6: Mô hình hoạt động cảu cảng cá Hòn Rớ trong tương lai 74
Sơ đồ 5-7: Quy trình làm việc 75

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa 4
Hình 3- 1: Sơ đồ luồng vào khu vực neo đậu tại Sông Tắc 36
Hình 3-2: Dãy núi Hòn Rớ 38
Hình 3-3: Dãy Núi Chút 38
Hình 3-4: Chợ cá Nam Trung Bộ trong cảng cá Hòn Rớ 45
Hình 3-5: Nhà sơ chế nằm trong cảng cá Hòn Rớ 45
Hình 3-6: Nhà máy đá 46
Hình 3-7: Neo đậu 1 tàu 49

Hình 3-8: Neo đậu nhiều tàu kết hợp 50
Hình 3–9: Neo đậu tại bến cảng 51
Hình 4-10: Vó cá ngay giữa luồng Sông Tắc, bãi bồi gần cầu Bình Tân 63
Hình 4-11: Bãi bồi nằm ngoài trụ nối bờ luồng Sông Tắc, và tàu thuyền neo đậu
gần đó 64
Hình 4–12: Bè nuôi cá mú của ngư dân 64
Hình 4-13: Khu vực nuôi Cá Mú của ngư dân cách cầu cảng cá Hòn Rớ
300 ÷ 400m 65
Hình 4-14: Hai bên cầu cảng không có hệ thông đệm va 67
Hình 4-15: Cầu cảng cá Vĩnh Trường 68
Hình 4-16: Hệ thống đường điện không đảm bảo an toàn 69
Hình 4-17: Tàu neo đậu ngay và trong khu vực bãi bồi tại luồng Sông Tắc 70
Hình 4-18: Sơ neo đậu tại đoạn luồng cầu Bình Tân- Phước Thịnh 78
Hình 4–19: Sơ đồ bố trí neo đậu cầu cảng Hòn Rớ 79
Hình 4-20: Sơ đồ bố trí neo đậu khu neo đậu số 3 81
Hình 4–21: Sơ đồ phân lại tuyến luồng và khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc 83
viii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đồ án tôt nghiệp “Điều tra hiện trạng khu vực neo
đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ nghề tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại khu vực Hòn Rớ,
Sông Tắc thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa” em nhận được sự tần tình giúp
đỡ, của các thầy cô giáo trong khoa Khai Thác Hàng Hải trường Đại Học Nha
Trang, các cơ quan chuyên ngành cùng ngư dân thuộc khu vực Sông Tắc thành
phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Em xin chân thành cám ơn cán bộ công nhân viên sở thủy sản Khánh Hòa
chi cục bảo vệ nguồn lợi, trung tâm quản lý cảng cá Khánh Hòa, cảng cá Hòn Rớ,
cảng cá Vĩnh Trường, đội tàu đánh cá ngừ đại dương.
Và đặc biệt em gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Tiến Sỹ Phan
Trọng Huyến đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn.


Nha Trang, ngày 20 tháng 09 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Phạm Hồng Hải












1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia ven biển được thiên nhiên ưu đại và có nền kinh tế
đang trên đà phát triển, khi gia nhập WTO trở thành thách thức không nhỏ đối với
các thành phần kinh tế trong đó ngành thủy sản, chính vì vậy việc phát triển ngành
thủy sản theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường là một yêu cầu không
nhỏ đối vời ngành. Đảng và nhà nước ta đặt mục tiêu cho ngành thủy sản trở thành
ngành kinh tế trọng điểm trên cơ sở khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý,
nâng cao năng lực khái thác của các đội tàu đánh bắt xa bờ, như tàu câu cá ngừ đại
dương đem lại hiệu quả kinh tế cao và xây dựng khu neo đậu và cơ sở vật chất hậu
cần ngề cá. Bên cạnh đó tăng cường công tác quy hoạch khu vực nuôi trồng các
loại thủy sản có giá trị kinh tế cao an toàn.
Khánh Hòa trong những năm qua ngành khai thác thủy sản phát triển mạnh
góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong cả nước, trong đó nghề

cá ngừ đại dương đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm sản lượng
khai thác cá ngừ đại dương đạt từ 1200 ÷1700 Tấn/năm đối tượng đánh bắt chủ
yếu là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ sọc dưa. Chính sự phát triển ngày
càng mạnh nghề câu cá ngừ đại dương, đòi hỏi tỉnh Khánh Hòa có hệ thống hậu
cần phục vụ nghề cá tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề cá hiện nay.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế của Khánh Hòa thì việc phát triển hệ
thống cảng cá và cơ sở vật chất hậu cần phục vụ nghề cá là một trong những
nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu, trong quy hoạch phát triển thành phố của
tỉnh, nhằm đưa công tác quản lý nghề cá vào chuyên môn hóa cao, đồng thời tạo
cho tàu thuyền có khu vực neo đậu an toàn trong sản suất cũng như khi neo đậu
trong mùa mưa bão.
Để điều tra hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng, khu vực neo đậu phục vụ nghề
câu cá ngừ của tỉnh Khánh Hòa. Em được bộ môn Hàng Hải – Khoa Khai Thác
Hàng Hải truờng Đại Học Nha Trang thực hiện đồ án tốt nghiệp “Điều tra hiện
trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ nghề tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại
2
khu vực Hòn Rớ, Sông Tắc thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa”. Nội dung đồ
án bao gồm:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề ngiên cứu
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Phân tích các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn
Chưong 5: Đánh giá và đề xuất ý kiến
Trong quá trình thực hiện đồ án. Cũng như hoàn thành báo cáo này em
được sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo Tiến Sỹ Phan Trọng Huyến, cùng các cơ
quan chuyền ngành, cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Trường, trung tâm quản lý
cảng cá tỉnh Khánh Hòa.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian, kiến thức đã học, sự hiểu biết
và kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham khảo còn hạn chế. Nên việc thực hiện đồ
án, không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em mong được sự giúp đỡ của các

thầy cô giáo trong bộ môn, các bạn quan tâm để bổ sung và hiểu rõ vấn đề hơn nữa














3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu chung về Khánh Hòa
1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Phú Yên, phía
Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp
Biển Đông. Kéo dài từ vĩ độ 11
0
42’50”N đến vĩ độ 12
0
52’15”N có diện tích tự
nhiên 5258km
2
, với hơn 520km đường bờ biển và 135 km đường bờ ven đảo,
thuận lợi cho phát triển khai thác thủy sản nhất là nghề câu cá ngừ đại dương hiện

nay mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vùng biển Khán Hòa có trên 200 hòn đảo lớn nhỏ. Có 32 đảo ven bờ trong
đó có 19 đảo có diện tích từ 0,05km
2
có tổng diện tích 49km
2
. Đảo lớn nhất đảo
Hòn Tre có diện tích lên đến 36km
2
, các đảo Hòn Miếu, Hòn Tằm, Hòn Mun đều
lớn hơn 1km
2
. Trong 70 đảo nằm trong các đầm vịnh là Hòn Lớn (Vịnh Vân
Phong Bến Gỏi), có diện tích 44km
2
Khánh Hòa có nhiều bán đảo lớn, bán đảo
Hòn Heo có diện tích 146km
2
, Bán Đảo Cam Ranh có diện tích 106km
2
, Bán Đảo
Hòn Gốm có diện tích 83km
2
.
Khánh Hòa có các vịnh lớn như vịnh Nha Trang có độ sâu 16m, vịnh Vân
Phong có độ sâu 30m, vịnh Cam Ranh có độ sâu 25m.
Hệ thống sông ngòi của Khánh Hòa có hai con sông lớn là Sông Cái Nha
Trang và Sông Dinh Ninh Hòa. Trong đó Sông Cái Nha Trang có lưu vực khoảng
1800km
2

, sông Dinh Ninh Hòa có lưu vực 800km
2
. Điều kiện tự nhiên tạo cho
Khánh Hòa gần 1000ha hổ ao chứa nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
1.2. Địa hình
Khánh Hòa nằm sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, diện tích đồi núi
chiếm 70% toàn bộ lãnh thổ, nhìn tổng thể địa hình của tỉnh Khánh Hòa thấp dần
từ phía Tây sang phía Đông, phía Tây là những dãy núi hình cánh cung bao bọc
lấy đồng bằng nhỏ hẹp, liền kề là nhiều đầm, vịnh và đảo nhỏ nằm dải dác ven bờ
biển.

4
1.3. Chế độ gió
Về mùa Đông hướng gió chủ yếu là hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Về
mùa Hè hướng gió chủ yếu là hướng Nam, Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió
trung bình hàng năm dao động khoảng 2,4÷2,8m/s và chênh lệch về tốc độ gió
trung bình của các tháng không vượt quá 0,7m/s. Nhìn chung tốc độ gió trung bình
của mùa Đông lớn hơn nhiều so với mùa Hạ. Từ tháng XI÷II năm sau tốc độ gió
đạt 3,3 ÷ 4,5m/s các tháng còn lại đạt từ 1,6 ÷ 2,7m/s.
1.4. Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ của Khánh Hòa chi phối bởi vĩ độ, tính chất mặt đệm, địa hình và
các nhân tố khí hậu khác.
Sự chệnh lệch nhiệt độ ở Khánh Hòa đều ở dưới mức 1
0
C, nhiệt độ ngày
trung bình biến thiên từ 5÷7
0
C ứng với độ cao <100m. Tăng từ 6÷8
0
C ứng với độ

cao >800m, biến thiên nhiệt độ giảm theo vĩ độ, ngoài biển nhỏ hơn trong lục địa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa dao động từ 26,3
0
÷ 29,9
0

thời tiết nóng ẩm khá ổn định kéo dài suốt từ tháng 8 ÷ 9 hàng năm
Theo số liệu quan trắc nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5,6 và 7 trung bình
là 28,5÷28,6
0
C. Nhiệt độ nhỏ nhất 23,5÷24,5
0
C, nhiệt độ ngày cao nhất là 33
0
C
Nhiệt độ nước biển tầng mặt có giá trị cực đại là 31,3
0
C và giá trị cực tiểu
là 23,4
0
C. Độ mặn nước biển là 35,82‰ và đạt cực tiểu là 30,11‰
Độ ẩm trung bình hàng năm 76÷79%/năm
1.5. Chế độ mưa
Khánh Hòa có vùng nhiệt độ cao. Nên mưa là nhân tố quan trọng chi phối
thời vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là
vùng núi.
Lượng mưa Khánh Hòa phân bố không đều và tăng theo địa hình từ Đông
sang Tây và từ Nam sang Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được
1400÷1700mm, và mùa bão gió lượng mưa đo được trong ngày lên đến
240÷400mm, trong những năm gần đây thế giới chịu sự tác động của sự nóng nên

của Trái Đất. Khiến cho tình hình hạn hán gia tăng. Tất cả các nước trên thế giới,
5
trong đó có Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa cũng phải gánh chịu sự tác động đó.
1.6. Gió bão
Theo thống kê hàng năm Khánh Hòa thường gánh chịu khoảng 10 cơn bão
và trên 1 cơn áp thấp nhiệt đới, sức gió cấp 6÷7(39÷61km/h) chiếm 55%, bão cấp
8÷9(62÷88km/h), cấp 10÷12(100÷120km/h) chiếm khoảng 11%, các loại có cấp
siêu bão chiếm khoảng 1%
Điều này cho thấy Khánh Hòa nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão
gió rất cao, chính vì vậy công tác dự báo bão phải thường xuyên và liên tục nhằm
đưa những thông tin chính xác nhất. Nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc, có
thể xảy ra không chỉ cho nghề cá nói riêng, mà toàn thể các cấp các ngành các
phòng ban có liên quan.
1.7. Đặc điểm hành chính
Cơ cấu quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa bao gồm 1 thành phố, 1 thị
xã và 06 huyện cụ thể như sau:
- Thành phố Nha Trang
- Thị xã Cam Ranh
- Huyện Diên Khánh
- Huyện Vạn Ninh
- Huyện Ninh Hòa
- Huyện Khánh Sơn
- Huyện Khánh Vĩnh
- Huyện đảo Trường Sa
1.8. Diện tích dân số
Diện tích tự nhiên: 5.197km
2
, trong đó có diện tích đất tự nhiên của hơn
200 đảo và quần đảo trên 600km
2

.
Số dân: Theo thống kê dân số của Khánh Hòa là 1.300.000 người, phân bố
không đồng đều, vùng núi 30÷50người/km
2
, vùng biển 180÷300người/km
2

Tỉnh Khánh Hòa có 31 dân tộc thiểu số, với 11.041 hộ và gần 55.000 khẩu,
chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 49 xã miền núi, vùng cao.
6

Hình 1-1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa
2. Tổng quan về ngề cá của tỉnh Khánh Hòa
2.1. Phân bố dân cư ngề cá theo đơn vị hành chính
Các cụm dân cư nghề cá của tỉnh Khánh Hòa được phân bố như sau:
- Thành phố Nha Trang bao gồm: Phường Vĩnh Thọ, Phường Vĩnh Phước,
Phường xương Huân, Phường Vĩnh Nguyên, Phường Vĩnh Truờng, xã
Phước Đồng, xã Vĩnh Lương
- Thị Xã Cam Ranh bao gồm: xã Cam Bình, Phường Cam Lợi, Thị Trấn Ba
Ngòi, Phường Cam Thuận, xã Cam Phú, xã Cam Phúc Bắc, xã Cam Phúc
Nam, xã Cam Hải Đông, xã Cam Thành Bắc, xã Cam Lập.
- Huyện Vạn Ninh bao gồm: xã Đại Lãnh, xã Vạn Thọ, xã Vạn Long, xã Vạn
Phước, xã Vạn Thắng, Thị trấn Vạn Giã, xã Vạn Hưng, xã Vạn Lương, xã
Vạn Thạch, xã Ninh Phú.
7
- Huyện Ninh Hòa bao gồm: xã Ninh Hải, xã Ninh Diêm, xã Ninh Thủy, xã
Ninh Phước, xã Ninh Vân, xã Ninh Ích, xã Ninh Lộc, xã Ninh Hà, xã Ninh
Phú.
2.2. Ngư trường hoạt động
Nghề câu cá ngừ tập trung chủ yếu ở các xã phường của thành phố Nha

Trang như: Vĩnh Thọ, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Xương Huân, Hòn Rớ Phước Đồng,
Cam Ranh, Cam Lợi.
Ngư trường đánh bắt chính là: Đầu năm các tàu hoạt động ở các vĩ độ cao
gần quần đảo Hoàng Sa. Từ 12
0
00N÷17
0
00N và 110
0
00E÷170
0
00E, sau đó chuyển
dần xuống phía Nam. Vào các tháng 7 và tháng 8 hoạt động ở phía tây Nam của
quần đảo Trường Sa.
Về mùa vụ khai thác cá ngừ : Chia làm hai vụ là Vụ Cá Nam và Vụ Cá Bắc
+ Vụ Cá Bắc: Bắt đầu từ tháng 11÷ 4 năm sau đây là mùa vụ cho sản lượng cá cao
và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Ngư trường đánh bắt chủ yếu từ 12
0
00N÷17
0
00N và
110
0
00E÷170
0
00E
+ Vụ Cá Nam: Bắt đầu từ tháng 05 ÷ 10 hàng năm sản lượng khai thác thấp, ngư
trường đánh bắt chủ yếu ở phía Nam của Quần Đảo Trường Sa từ 06
0
00N ÷

11
0
00N và 110
0
00E ÷ 115
0
E
Đối tượng đánh bắt chủ yếu là Cá Ngừ Vây Vàng, Cá Ngừ Mắt To, Ngừ
Sọc Dưa, Cá Nhám, Cá Mực, Cá Cờ.
Hiện nay, tại Khánh Hòa có 7 công ty thu mua cá ngừ đại dương. Để chế
biến xuất khẩu. Căn cứ vào chất lượng, cá được phân thành 2 loại: Loại chất lượng
tốt, giá mua cao dao động từ 60.000 đ - 110.000 đ/kg (bình quân giá ở mức 80.000
đ/kg). Loại có chất lượng thấp hơn hoặc nhỏ hơn 30 kg/con thường được mua với
giá khoảng 30.000 đ - 40.000 đ/kg. Loại chất lượng cao được xuất khẩu tươi. Loại
chất lượng thấp hơn hoặc nhỏ hơn 30 kg/con được đưa về nhà máy chế biến bán
nội địa hoặc xuất khẩu ở dạng sashimi.
Tuy nhiên do sản lượng khai thác cá ngừ còn nhiều hạn chế, do kỹ thuật
đánh bắt chưa hiện đại, công đoạn bảo quản sản phẩm còn nhiều bất cập, chất
8
lượng sản phẩm thủy sản kém. Dẫn đến giá thành không cao, chính vì vậy để phát
triển nghề cá câu cá ngừ ở Khánh Hòa cần phát triển và cải tiến kỹ thuật đánh bắt,
cũng như công tác bảo quản sản phẩm sau khai thác, ứng dụng các phương thức
quản lý hiện đại. Đồng thời dự báo ngư trường khai thác thủy sản để đánh bắt có
hiệu quả. Bên cạnh đó phát triển các khu neo đậu trú bão dành cho tàu cá và các
dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm đáp ứng nhu cầu của nghề cá nói chung và nghề
cầu cá ngừ nói riêng.
2.3. Lao động ngề cá và sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh
Hòa
Tính đến năm 2007 số lượng lao động tham gia trong nghề cá của tỉnh
Khánh Hòa là 160.773 người trong đó có 135.183 hoạt động trong lĩnh vực khai

thác thủy sản, 6340 người hoạt động trong các nhà máy khu chế suất và 1780
người hoạt động trong ngề nuôi trồng thủy sản. Đây là con số không nhỏ đòi hỏi
phải có một kế hoạch cụ thể cho chiến lược phát triển bền vững của ngành thủy
sản.
Bên cạnh nguồn nhân lực rồi dào. Thì trong những năm qua Khánh Hòa
con phát triển đội tàu có công suất lớn, có thể đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển.
Theo số liệu thống kê của cục thống kê Khánh Hòa thì số lượng lao động tham gia
trong ngành thủy sản hiện nay của Khánh Hòa được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 1-1 : Thống kê số lượng lao động trong ngành khai thác thủy sản qua các
năm
Năm Số hộ lao động Số người lao động
2004 12.618 35.986
2005 12.756 25.597
2006 12.913 34.018
2007 12.113 25.168



9
Biểu đồ 1-1 : Số lượng lao động tham gia trong ngành thủy sản
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
2004 2005 2006 2007

Số hộ lao động
Số người lao
động

Qua bảng thống kê số lượng lao động tham gia ngề cá của tỉnh Khánh Hòa
cho thấy. Số lượng lao động trong lĩnh vực Thủy sản chiếm số lượng không nhỏ
nhưng biến động theo năm và theo cả mùa khai thác thủy sản. Năm 2004 số lượng
lao động thủy sản là 35.986 người, nhưng đến năm 2005 số lượng lao đông đã
giảm xuống chỉ còn 25.597 người. Nhưng đến năm 2006 số lượng tham gia tăng
trở lại. Điều này cho thấy những biến đổi thất thường. Theo cục thống kê tỉnh
Khánh Hòa đến 1/1/2007 số lượng tham gia lao động trong ngành thủy sản đã
giảm so với năm 2006 nguyên nhân là do việc thuê mướn lao động tại các tỉnh lân
cận gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh hình hoạt động sản xuất khai thác thủy sản cũng
gặp không ít kho khăn do sản lượng và ngư trường ngày càng thu hẹp, khiến cho
sản lượng khai thác thủy sản giảm. Cộng với việc chi phí cho chuyến đi biển lớn
khiến cho ngư dân thường xuyên bị thua lỗ.
Với chiến lược phát triển ngành khai thác thủy sản, nhằm giảm tải cho việc
khai thác nguồn lợi đánh bắt gần bờ. Do đó tỉnh có những chính sách phát triển các
đội tàu có công suất lớn, đánh bắt dài ngày trên biển và đánh các loài cá có giá trị
kinh tế cao.
10
Trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 dự
kiển sản lượng thủy sản đạt 90.750 tấn, trong đó khai thác thủy sản là 75.800 tấn.
2.4. Năng lực tàu thuyền của tỉnh Khánh Hòa
Cùng với hiệu quả kinh tế ngày càng lớn của nghề câu cá ngừ đại dương,
làm cho cơ cấu tàu thuyền của tỉnh Khánh Hòa thay đổi đáng kể trong những năm
qua. Cũng như nâng cao được sản lượng, và tình hình kinh tế của ngư dân có
những sự thay đổi rất lớn. Vì nghề đánh bắt cá ngừ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giá cả hiện nay đang có chiều hướng có lợi cho ngư dân.
Theo số liệu cục thống kê Khánh Hòa. Năm 2004 số lượng tàu thuyền là

5324 chiếc với tổng công suất là 124.391cv, năm 2005 là: 5426 với tổng công suất
là 124.938 cv, năm 2006 số lượng tàu thuyền là 5610 chiếc, với tổng công suất là
126.482cv trong đó với 620 tàu thuyền đánh bắt xa bờ 34.220cv.
Bảng 1-2 : Thống kê số lượng tàu thuyền qua các năm (chi cục bảo vệ
nguồn lợi tỉnh Khánh Hòa)
TT

Nhóm công suất 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1

<20cv 2793 2799 2751 2684 2706 2737
2

2050cv
1178 1241 1680 1581 1644 2377
3

5090cv
777 719 683 786 817 115
4

90150cv
88 64 86 60 28 234
5

150400cv
6 5 22 9 25 195
6

400cv trở nên 02 02 02 03 03 25






11
Biểu đồ 1-2 : Số lượng tàu thuyền qua các năm
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
2002 2003 2004 2005 2006 2007
<20CV
20-50CV
50-90CV
90150CV
150-400CV
>400CV

Qua bảng thống kê cho ta thấy được sự thay đổi đang kể về số lương tàu
thuyền qua các năm, nếu như các năm 2002, 2003 số lượng tàu thuyền công suất
nhỏ chiếm số lượng lớn thì đến những năm 2004, 2005, 2006, số lượng tàu thuyền
tăng nhanh về chất lượng tàu thuyền có công suất lớn, có khả năng đánh bắt xa bờ
chiếm số lượng tương đối lớn, với tổng cộng 620 tàu thuyền đánh bắt xa bờ
34.220cv vào năm 2006 thì đến 6 tháng đầu năm 2007 số lượng tàu thuyền đánh
bắt xa bờ chủ yếu là nghề câu cá ngừ đai dương giảm xuống 145 tàu thuyền, điều
này chứng tỏ đáng có những dấu hiệu đánh lo ngại đối với ngề đánh bắt cá ngừ đại

dương và các nghề khác. Với chi phí cho chuyến đi biển dài ngày là rất cao. Sản
lượng lại thấp cộng với việc bán cá tại các chủ nậu bị ép giá. Do chất lượng thấp
khiến cho ngư dân bị thua lỗ, chính vì vậy việc chuyền nghề là điều không thể
tránh khỏi.
Như vậy mặc dù tàu thuyền của tỉnh Khánh Hòa có những chuyến biến
đáng kể. Những để có những chính sách phù hợp, cho sự phát triển bền vững nghề
cá và đảm bảo an toàn cho sản xuất trên biển. Cũng như cho ngư dân có khu vực
neo đậu an toàn trong qua trình bốc cá, và neo đậu trú bão trong mùa mưa bão. Đòi
12
hỏi sự quan tâm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các ban ngành có
liên quan. Nhằm đưa nghề cá vào hoạt động có chiều sâu hơn.
Bảng 1- 3 : Số lượng tàu thuyền theo nghề khai thác
Huyện Kéo Vây Rê Câu
Nghề
khác
Diên khánh 0 0 0 1 0
Ninh hoà 101 228 73 22 15
Vạn ninh 195 648 19 7 28
Cam ranh 97 1095 102 20 49
Nha Trang 744 904 314 359 308
Tổng 1137 2508 409 2935 400

Biểu đồ 1-3 : Số lượng tàu thuyền theo nghề khai thác
0
200
400
600
800
1000
1200

Kéo Vây Rê Câu Nghề khác
Diên Khánh
Ninh Hòa
Vạn Ninh
Cam Ranh
Nha Trang

13
Nhận xét: Qua bảng thống kê cho thấy số lượng tàu thuyền nghề câu cao
nhất với số lượng là 2935 chiếc, tàu thuyền nghề lưới vây 2508 chiếc, số lượng tàu
thuyền nghề lưới kéo 1137 chiếc, nghề lưới rê có số lượng thấp chỉ có 409 tàu
thuyền, còn các nghề khái thác thủy sản khác chỉ có 400 phương tiện đánh bắt. Sự
chuyển dịch trong cơ cấu tàu thuyền theo nghề cho thấy được: Với sự sụt giảm sản
lượng khai thác gần bờ, khiến cho chỉ có thể hướng đánh bắt xa bờ mới đem lại lợi
nhuận kinh tế cao như nghề câu cá ngừ đại dương, câu cá tầng đáy. Mặt khác cơ cầu
tàu thuyền theo nghề còn cho thấy được sự phát triển nghề cá, của các đơn vị hành
chính trong đó thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh. Trong đó Nha Trang và
Cam Ranh có số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy sản cao nhất, Nha Trang
chủ yếu là đánh bắt xa bờ nghề câu cá ngừ đại dương, câu mực, câu cá nhám, và
nghề giã cao.
Tuy nhiên tỉnh Khánh Hòa vẫn còn có số lượng tàu thuyền đánh bắt gần bờ
tương đối lớn chủ yếu là tàu có công suất <30CV, chuyên đánh bắt cá ven bờ có
độ sâu dưới 30m nước trở vào.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách phát triển nhằm
nâng cao đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế cao.Và bảo đảm
an ninh vùng biển. Trong quy hoạch phát triển nghề cá của tỉnh Khánh Hòa cho
đến năm 2020, luôn hướng tới sự phát triển bền vững ngề cá để giảm sức ép của
nguồn lợi đánh bắt ven bờ.
2.5. Sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa
Theo cục thống kê tỉnh Khánh Hòa sản lượng thủy sản của tỉnh thể hiện

bảng sau:






14
Bảng 1- 4 : Sản lượng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa qua các năm
Năm Sản lượng/ngàn tấn
2004 59.702
2005 63.113
2006 65.264
2007 34.038

Biểu đồ 1- 4 : Sản lượng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa qua các năm
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
2004 2005 2006 2007
Sản lượng

Nhận xét: Sản lượng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa qua các năm cho
thấy được sản lượng khai thác thủy sản của năm 2006 có sản lượng khai thác khá
cao, đến năm 2005, 2004. Tính đến tháng 6 năm 2007 sản lượng thủy sản đạt

34.038 tấn. Như vậy sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa có những
chiều hướng tăng nhanh điều này cho thấy được sức ép của việc đánh bắt thủy sản
ven bờ vẫn cao. Trong những năm gần đây nghề câu cá ngừ của tỉnh Khánh Hòa
có những bước phát triển đáng kể từ phương tiện đánh bắt đến, kỹ thuật khai thác
ngày càng được chuyên môn hóa cao. Chính vì vậy mà hiện nay tỉnh Khánh Hòa
có những sự đầu tư đáng kể vào, cơ sở vật chất hạ tầng nghề cá và các khu vực neo
đậu trú bão dành cho tàu cá nhằm đáp ứng được trước sự phát triển của ngề khai
thác thủy sản hiện nay.

15
3. Tổng quan về khu vực neo đậu tàu thuyền
3.1. Tổng quan về khu vực neo đậu tàu thuyền của Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nghề cá hiện nay. Cũng như những diễn biến hết
sức phức tạp của tình thời tiết có nhiều những bất lợi, trong những năm qua Việt
Nam có khoảng 10 ÷ 12 cơn bão. Và tính đến ngày 9/11/2007 thì có 6 cơn bão và
1 áp thấp nhiệt đới. Có cường độ lớn nhỏ khác nhau đổ bộ vào Việt Nam gây ra
thiệt hại không nhỏ cả về người, và tài sản của nhân dân. Theo thống kê của Bộ
Thủy Sản thì năm 2006 có khoảng 75 vụ tai nạn liên quan đên tàu cá, gây thiệt hại
không nhỏ cho ngư dân. Mà còn ảnh hưởng đến sản xuất của ngành thủy sản,
chính vì vậy việc xây dựng các khu vực tránh bão cho ngư dân đang là vấn đề cấp
bách cho toàn ngành thủy sản Việt Nam. Trong kế hoạch phát triển ngành thủy sản
đến năm 2010 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 thì:
Hiện nay tất cả các tỉnh thành có biển trong cả nước đang tiến hành tích
cực, đối với khu vực trú bão dành cho tàu cá, như tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên,
tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa, Trà Vinh, Bến Tre và các tỉnh thánh Phía Bắc
và Phía Nam của cả nước. Phú Yên có khu vực neo đậu tại phường 6 Tuy Hòa với
số lượng tàu thuyền có thể đáp ứng là 600 chiếc/500cv, tỉnh Bình Định có khu vực
neo đậu tại cảng cá huyện Bình Đại trên diện tích 17.500m
2
, với tổng kinh phí đầu

tư 19,8 tỉ đồng rất hiện đại, tỉnh Ninh Thuận có hai khu neo đậu cấp vùng đó là
khu neo đậu cửa Sông Cái và khu neo đậu Ninh Chữ có công suất lớn, và có thể
tiếp nhận 1000 chiếc/200cv với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. v.v Điều này cho
thấy được sự quan trọng của khu neo đậu trú bão dành cho tàu cá. Và cũng là sự
đầu tư của các tỉnh thành trong cả nước đối với nghề cá. Có tính chất quan trọng
đối với sự phát triển của khu dân cư nghề cá, và của các tỉnh trong kế hoạch dài
hạn nhằm phát triển bền vững nghề cá.
Các tỉnh thành phố dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế, để có những chính
sách phát triển phù hợp như: Điều chỉnh và xây dựng quy hoạch phát triển thuỷ
sản của địa phương, về cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá, chợ cá, các khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá, nhằm hình thành các trung tâm nghề cá lớn, các tụ điểm
16
nghề cá gắn với các ngư trường trọng điểm, các khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung,
đồng thời phù hợp về quy mô từng vùng, từng địa phương. Tổ chức hướng dẫn các
chủ đầu tư lập dự án và tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố tổ chức xem xét
thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá,
chợ cá, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phải phù hợp với quy hoạch về
địa điểm và quy mô đầu tư. Như vậy sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam
đang đi dần vào quy hoạch phát triển nhằm đưa ngành thủy sản chở thành ngành
kinh tế trọng điểm. Và cho thấy được tầm quan trọng của cơ sở vật chất hạ tầng
nghề cá, cũng như khu neo đậu tàu thuyền nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền
khi mùa bão lũ đến. Trong quyết định (4”) cho thấy được sự hoạch định chiến lược
của hệ thống trú bão đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Có những kế hoạch
cụ thể như:
- Từ năm 2006 – 2010 : có 75 khu neo đậu tránh trú bão, trong đó có 13 khu neo
đậu cấp vùng và 62 khu neo đậu cấp tỉnh
- Định hướng đến năm 2020 thì cả nước có 98 khu neo đậu tránh trú bão. Trong đó
có 13 khu neo đậu cấp vùng và 85 khu neo đậu cấp tỉnh.
- Vùng biển vịnh Bắc Bộ: có 28 khu neo đậu, trong đó có 25 khu neo đậu ven bờ
và 03 khu neo đậu ở đảo (Cô Tô - Thanh Lân, Cát Bà và Bạch Long Vỹ).

- Vùng biển miền Trung: có 39 khu neo đậu, trong đó có 34 khu neo đậu ven bờ và
5 khu neo đậu ở đảo (Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Đá Tây, Phú Quý).
- Vùng Biển Đông Nam Bộ: có 19 khu neo đậu, trong đó có 17 khu neo đậu ven
bờ và 2 khu neo đậu ở đảo (Côn Đảo và Hòn Khoai).
- Vùng biển Tây Nam Bộ: có 12 khu neo đậu, trong đó có 7 khu neo đậu ven bờ và
5 khu neo đậu ở đảo (Nam Du, Hòn Tre và 3 khu ở Phú Quốc: An Thới, Mũi Gành
Dầu, Vũng Trâu Nằm).
Từ những kế hoạch cụ thể và chiến lược nhằm xây dựng hoàn chỉnh các
khu neo đậu trú bão, dành cho tàu thuyền nghề cá. Với sự đầu tư có kế hoạch cụ
17
thể với định hướng của Đảng và Nhà nước đến năm 2020 cho thấy được sự quan
tâm của các cơ quan, có chức năng và các bộ ban ngành có liên quan. Nhằm đảm
bảo sự phát triển của ngành kinh tế biển hiện nay, và đảm bảo an toàn cho tàu
thuyền cũng như tính mạng cho ngư dân.
3.2. Tổng quan về khu vực neo đậu tàu thuyền của tỉnh Khánh Hòa
Để đảm bảo an toàn cho tàu cá trong khu vực neo đậu trú bão, tỉnh Khánh
Hòa đã ban hành quyết định (4). Về phân khu neo đậu trong tỉnh Khánh Hòa dành
cho tàu cá, đồng thời quy định cơ quan quản lý như sau:
3.2.1. Vũng Rô
Vị trí địa lý: 109
0
25

24
’’
Đ ÷ 12
0
51

52

’’
B
Diện tích khu vực: 500 ha
Khoảng cách từ Đại Lãnh đến Vũng Rô : 10km, Thả 15 bến phao neo, có
khả năng đáp ứng 200tàu/100cv.
3.2.2. Vũng Ké
Vị trí địa lý: 109
0
22

45
’’
Đ ÷ 12
0
39

36
’’
B
Diện tích khu vực: 400 ha
Cách xa bến đò Vạn Giã : 25 km, 20 bến phao neo, 20 trụ liền bờ và tường
kè 250m, khả năng đáp ứng cho 300tàu/100cv.
3.2.3.Khu vực hạ lưu cầu Hiền Lương và Cầu Tréo
Vị trí địa lý: 109
0
13

07
’’
Đ ÷ 12

0
40

44
’’
B
Diện tích khu vực: 20 ha, 5 bến phao 10 trụ nối bờ và 150 tường kè, khả
năng đáp ứng cho 100tàu/60cv.
3.2.4. Khải Lương
Vị trí địa lý: 109
0
24

03
’’
Đ ÷ 12
0
35

30
’’
B, 5 bến phao 10 trụ nối bờ và 150
tường kè, có khả năng đáp ứng cho 100/100cv.
3.2.5. Bình Tây
Vị trí địa lý: 109
0
12

30
’’

Đ ÷ 12
0
36

08
’’
B

×