Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề tài : Phân tích ma trận Swot của ga Đà Nẵng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.17 KB, 23 trang )


ĐỀ TÀI
Phân tích ma trận Swot của ga
Đà Nẵng
ĐỀ TÀI Error: Reference source not found
Trường: Đại học Dân lập Duy Tân Error: Reference source not found
Mã Sinh viên: 162350488 Error: Reference source not found
A. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG Error: Reference source
not found
Một số lý luận về Ma trận SWOT : Error: Reference source not found
Khái niệm phân tích ma trận SWOT : Error: Reference source not found
Vai trò của việc phân tích ma trận SWOT : Error: Reference source not found
Ý nghĩa và sự cần thiết phải phân tích ma trận SWOT : Error: Reference source not
found
B. Thực trạng : Error: Reference source not found
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG Error:
Reference source not found
I. Đặc điểm của Ga Đà Nẵng : Error: Reference source not found
II. Quá trình phát triển và những thành quả đạt đươc của Ga Đà Nẵng : Error:
Reference source not found
III. Những thế mạnh, yếu kém, cơ hội và nguy cơ của Ga Đà Nẵng : Error: Reference
source not found
2, Điểm yếu : Error: Reference source not found
3, Cơ hội : Error: Reference source not found
4, Nguy cơ : Error: Reference source not found
5, Nguyện vọng đặt ra cần giải quyết : Error: Reference source not found
C. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động :
Error: Reference source not found

Trường: Đại học Dân lập Duy Tân
Lớp: B16QTC(Văn bằng hai – Chuyên ngành Tài Chính Doanh nghiệp)


Họ & tên: DƯ ANH NGUYỆT
Mã Sinh viên: 162350488
A. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG
  
Một số lý luận về Ma trận SWOT :
Khái niệm phân tích ma trận SWOT :
 Phân tích SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược
sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm:
a, Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp
b, Phân tích SWOT
c, Xác định mục tiêu chiến lược
d, Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược
e, Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược
 SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của bốn từ
tiếng Anh là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình
nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích
SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh
nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố
thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu)
nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết nên được bổ sung hoặc điều
chỉnh.
Vai trò của việc phân tích ma trận SWOT :
 Mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan
các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự
lôgic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có
thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Mô hình
phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt
và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức
kinh doanh nào. Quá trình phân tích SWOT sẽ cung cấp những

thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng
của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động.
 SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và
đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án
kinh doanh.
 SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử
dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược,
đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch
vụ , cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng
tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Ý nghĩa và sự cần thiết phải phân tích ma trận SWOT :
 Việc phân tích ma trận SWOT là rất cần thiết vì bất cứ một tổ
chức nào hay một doanh nghiệp nào cũng như một con người
nào bao giờ cũng có bốn vấn đề là thế mạnh, yếu kém, cơ hội và
nguy cơ. Do đó, trong quá trình thực hiện mục tiêu quản trị đòi
hỏi phải khai thác các tiềm năng, thế mạnh; hạn chế các yếu
kém; tranh thủ cơ hội và đẩy lùi nguy cơ nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
 Điểm mạnh và điểm yếu thường xuất phát từ nội tại trong tổ
chức của doanh nghiệp trong khi cơ hội và nguy cơ thường liên
quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Vì thế, có thể coi SWOT
chính là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với
một tổ chức. Nó có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào điểm
mạnh của mình, giảm thiếu những điểm yếu, xem xét tất cả các
cơ hội mà doanh nghiệp đó có thể tận dụng được; và bằng cách
hiểu được điểm yếu của mình trong kinh doanh thì doanh
nghiệp sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà doanh nghiệp
đó không thể nhận thức hết.
 Hơn nữa, doanh nghiệp có thể áp dụng SWOT cho chính đối thủ
cạnh tranh để từ đó tìm ra phương thức hiệu quả trong cạnh

tranh. Bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT
giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể
phác thảo một chiến lược mà giúp doanh nghiệp đó phân biệt
mình với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp cho doanh nghiệp
này cạnh tranh hiệu quả trên thị trường - “Biết địch, biết ta, trăm
trận trăm thắng”
 Xác định các SWOTs là rất cần thiết bởi vì các bước tiếp theo
trong quá trình lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu được lựa
chọn có thể được bắt nguồn từ SWOTs.
 Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu
kinh tế – văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và
rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng không
nhỏ. Vì vậy phân tích SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp “cân –
đo – đong – đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm
nhập vào thị trường quốc tế.
=> SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc
hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn
trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn
phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách
chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể
thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện ma trận
SWOT :
 Tất cả những nhân tố có ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương
lai của doanh nghiệp được chia thành:
 Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động đến
những nhân tố bên trong.
 Những nhân tố ảnh hưởng xấu và ảnh hưởng tốt đến

doanh nghiệp.
Từ hai nhóm trên, người ta chia thành bốn loại nhân tố sau:
 Strengths : là thế mạnh của doanh nghiệp. Là tổng hợp
tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh
tranh. Hay nói cách khác, đó là tất cả các nguồn lực mà
doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các
hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh
tranh.
 Thế mạnh của doanh nghiệp thường thể hiện ở lợi thế
của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chi phí,
thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh,
uy tín doanh nghiệp trên thị trường.
 Strengths: thường trả lời cho các câu hỏi: Lợi thế của
mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn
lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người
khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ
trên phương diện bản thân và của người khác. Cần
thực tế chứ không khiêm tốn hay tự sáng tạo thái quá.
Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với
đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ
cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao
thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy
không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để
tồn tại trên thị trường.
 Weaknesses : là những điểm yếu của doanh nghiệp, là tất
cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh
của một doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có

thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và dành được
thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt
được các mục tiêu chiến lược đề ra.
 Weaknesses: thường trả lời cho các câu hỏi: Có thể cải
thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần
tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên
trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy
yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối
thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải
nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
=> Strengths và Weaknesses của một doanh nghiệp được coi
là yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mỗi yếu tố bên trong của
doanh nghiệp vừa là điểm yếu, vừa là điểm mạnh trong quá
trình kinh doanh trên thị trường. Vấn đề là doanh nghiệp đó
phải cố gắng phát huy, phát hiện, khai thác, phân tích cặn kẽ
các yếu tố nội bộ để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém
của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của
doanh nghiệp để đạt được lợi thế tối đa trong cạnh tranh.
 Opportunities : là thời cơ của doanh nghiệp, là những
thay đổi, những yếu tố mới xuất hiện trên thị trường tạo
ra cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác,
nó là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ
cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, mở rộng quy mô
và khẳng định ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên, thời cơ
xuất hiện chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp bởi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tùy thuộc vào
sức cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hay yếu thì mới
có thể khai thác những cơ hội thuận lợi trên thị trường.
 Opportunities: thường trả lời cho các câu hỏi: Cơ hội

tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã
biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ
và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ
sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước có liên
quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi
khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời
trang…, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương
thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của
mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ
hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát
các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội
nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
 Threats : là nguy cơ của doanh nghiệp, là những đe dọa,
nguy hiểm bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại, tổn thất hoặc
mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp như thiệt hại về hàng hóa, tài sản, thu hẹp
thị trường và tổn hại đến uy tín thương hiệu.
 Threats: thường trả lời cho các câu hỏi: Những trở
ngại đang phải đối mặt? Các đối thủ cạnh tranh đang
làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản
phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi
công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có
vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu
điểm nào đang đe dọa công ty? Các phân tích này
thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến
yếu điểm thành triển vọng.
=> Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài của
doanh nghiệp. Quá trình tự do thương mại là thời cơ đem lại
cho các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, ít gặp rào cản
thương mại, tự do mở rộng thị trường mua bán sản phẩm của

mình nhưng cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức
như cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn cả về mức độ
và phạm vi, chỉ doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thì
tồn tại; doanh nghiệp cạnh tranh kém thì dẫn đến thua lỗ, phá
sản.
 Mô hình SWOT thường đưa ra bốn chiến lược cơ bản:
 SO (Chiến lược maxi – maxi): các chiến lược dựa trên ưu
thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
 WO (Chiến lược mini – maxi): các chiến lược dựa trên
khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng
cơ hội thị trường.
 ST (Chiến lược maxi – mini): các chiến lược dựa trên ưu
thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
 WT (Chiến lược mini – mini): các chiến lược dựa trên
khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của
công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
 Ma trận SWOT được phân tích dựa trên các yếu tố bên trong
(Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và
Threats) công ty.
 Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:
- Văn hóa công ty.
- Hình ảnh công ty.
- Cơ cấu tổ chức.
- Nhân lực chủ chốt.
- Khả năng sử dụng các nguồn lực.
- Kinh nghiệm đã có.
- Hiệu quả hoạt động.
- Năng lực hoạt động.
- Danh tiếng thương hiệu.
- Thị phần.

- Nguồn tài chính.
- Hợp đồng chính yếu.
- Bản quyền và bí mật thương mại.
- Máy móc
- Nguyên liệu
- Quản lý
 Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:
- Khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh (hiện hữu và tiềm năng).
- Xu hướng thị trường.
- Nhà cung cấp.
- Đối tác.
- Thay đổi xã hội.
- Công nghệ mới.
- Môi truờng kinh tế.
- Môi trường chính trị và pháp luật (Luật pháp, chính
sách quy định của Nhà nước về loại hình kinh doanh của
công ty)
- Sản phẩm thay thế
- Xu hướng nền kinh tế vĩ mô
- Văn hóa xã hội
- Công nghệ
- Nhân khẩu học: dân số, tuổi tác, trình độ…
- Điều kiện tự nhiên của vùng cần phát triển.
B. Thực trạng :
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG
I. Đặc điểm của Ga Đà Nẵng :
Ga Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước và trực thuộc Tổng
công ty Đường sắt Việt Nam. Ga Đà Nẵng được thành lập từ thời
Pháp thuộc và được đưa vào hoạt động từ tháng 11 năm 1983, với

nhiệm vụ chủ yếu là khai thác kinh doanh vận tải hành khách, hành
lý, bao gửi, tham gia vận tải hàng hóa, vận tải đa phương thức, dịch
vụ vận tải, đại lý vận tải, kinh doanh hàng tiêu dùng, nhà nghỉ, dịch
vụ ăn uống, cho thuê địa điểm, phương tiện, thiết bị, bến bãi, sân
chơi thể thao…
II. Quá trình phát triển và những thành quả đạt đươc của Ga Đà
Nẵng :
Kể từ khi chính thức đưa nhà ga vào khai thác đến nay, Ga Đà
Nẵng đã trải qua bao nhiêu giai đoạn, thời kỳ với những bước đi
thăng trầm gắn liền với sự phát triển đi lên của đất nước. Nhìn lại
chặng đường phát triển để thấy được sự cố gắng phấn đấu bền bỉ
của cán bộ công nhân viên nhà ga qua các thời kỳ xây dựng và phát
triển.
 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1983 ĐẾN NĂM 1989:
Ga Đà Nẵng với cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều hạn chế, tình
hình an ninh trật tự rất phức tạp, các loại tệ nạn xã hội, trộm cướp,
móc túi, buôn bán vé chợ đen đều bám lấy địa bàn ga để hoạt động
kiếm sống. Nhà ga hoạt động trong cơ chế bao cấp, giá vé, giá
cước vận chuyển rẻ, bên cạnh đó khả năng cung cấp phương tiện
vận chuyển của ngành không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân
dân. Tất cả những khó khăn đó đã tạo nên áp lực rất lớn đối với
lãnh đạo, cán bộ công nhân viên nhà ga trong việc thực hiện nhiệm
vụ được giao, có lúc còn bị uy hiếp đến tính mạng bởi những thách
đố, hành hung từ những phần tử xấu bên ngoài xã hội.
Khó khăn là vậy, song cán bộ công nhân viên Ga Đà Nẵng,
dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu,
kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội cũng
như trong nội bộ, bằng mọi nỗ lực đã tổ chức đưa Ga Đà Nẵng đi
vào khai thác ổn định, dần dần đi vào nề nếp, bảo đảm an toàn chạy
tàu, an ninh trật tự, hoàn thành được kế hoạch sản xuất hàng năm.

 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 1994:
Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI đề ra, Đảng bộ Đường sắt Việt Nam đã đề ra những chủ
trương, phương hướng và mục tiêu đổi mới trong ngành Đường sắt,
trong đó đã xác định sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm,
kiên quyết đoạn tuyệt với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây
dựng khối đoàn kết vững mạnh, phấn đấu thực hiện ba mục tiêu:
“Làm cho nhân dân đỡ kêu ca ngành Đường sắt, đời sống cán bộ
công nhân viên đỡ khó khăn, Nhà nước bớt gánh nặng về tài chính
đối với ngành Đường sắt” và thực hiện ba phương châm: “Gắn
quyền lực với trách nhiệm, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, không để
bất kỳ một tài sản nào không có người làm chủ cụ thể”.
Quán triệt chủ trương đổi mới của Đảng và ngành Đường sắt,
cán bộ công nhân viên Ga Đà Nẵng phấn khởi và nhanh chóng
nghiên cứu triển khai các phương án đổi mới tổ chức và các biện
pháp nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng; mở rộng
các khâu sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài vận tải, nhằm giải
quyết việc làm cho số lao động dôi dư sau khi tinh giảm biên chế,
đồng thời qua đó cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Kết quả của việc thực hiện quá trình đổi mới đó là số cán bộ
công nhân viên của ga đã giảm khoảng 10%, bắt đầu hình thành lực
lượng lao động làm việc trong dây chuyền 2 (kinh doanh dịch vụ
ngoài vận tải) với tỉ lệ 8%, nhân viên nhà ga được trang bị đồng
phục trang nhã, lịch sự, thích hợp đối với công việc của tưng chức
danh. Về quản lý, Ga Đà Nẵng được phân cấp quản lý nhiều hơn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cho ga có thêm phần tự
chủ về kinh tế. Về cơ sở hạ tầng, quảng trường ga đã được cải tạo
với những mảng cây xanh, hoa cảnh tươi mát; phòng bán vé, phòng
chờ tàu được cải tạo lại rộng rãi và thoáng mát, với đầy đủ tiện
nghi, tạo thuận lợi cho sự giao tiếp gần gũi hơn giữa nhân viên bán

vé và hành khách. Các dịch vụ phục vụ hành khách được hình
thành và mở rộng như xây dựng các kiot bán hàng, các quầy hàng
lưu động trong sân ke ga, mở các dịch vụ giải khát, sách báo, quầy
hàng lưu niệm, bưu điện, tivi, video trong phòng chờ tàu. Công tác
quảng cáo tiếp thị bước đầu được thực hiện với việc xây dựng, mở
rộng hệ thống các đại lý bán vé, dịch vụ mua vé hộ khu vực Đà
Nẵng và Hội An, bán vé qua điện thoại, giao vé đến tận nhà, tổ
chức dịch vụ vận tải ô tô phục vụ hành khách từ nhà đến nhà, đưa
hàng hóa từ kho đến kho.
Những kết quả bước đầu của hơn bốn năm đổi mới, một thời
gian không dài trong quá trình xây dựng và trưởng thành, nhưng
với lòng quyết tâm trong công cuộc đổi mới và tính năng động của
đội ngũ cán bộ công nhân viên, Ga Đà Nẵng đã thực sự chuyển đổi
về sản xuất kinh doanh, hòa nhập vào cơ chế thị trường và đã đạt
được nhiều kết quả được hành khách và dư luận xã hội ghi nhận, đã
nhận được nhiều hình thức khen ngợi của các cấp.
Ghi nhận thành tích của cán bộ công nhân viên Ga Đà Nẵng,
ngày 25/05/1995, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba
cho Ga Đà Nẵng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm
1990 – 1994 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội
và bảo vệ Tổ quốc.
 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2004:
Chặng đường tiếp theo từ 1994 đến năm 2004 là chặng đường
Ga Đà Nẵng tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới và thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Đường sắt.
Ga Đà Nẵng tiếp tục cải tạo các phòng làm việc, phòng đợi tàu,
phòng bán vé thông thoáng, mát mẻ, trang bị hệ thống máy điều
hòa nhiệt độ, ghế ngồi, cây cảnh, hồ cá, tạo sự thoải mái cho hành
khách khi đến ga mua vé đi tàu. Mặt bằng sân ke ga đã được bê-

tông hóa, xây dựng kéo dài đường sắt số 6 vào Trạm chỉnh bị để
tạo khả năng thực hiện tác nghiệp song trùng, tăng cường năng lực
thông qua ghi yết hầu, thuận lợi cho công tác chạy tàu. Thiết bị
thông tin tín hiệu phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu được đầu
tư mới, đó là hệ thống đóng đường nửa tự động, trang bị máy bộ
đàm, nhờ đó công tác điều hành được nhanh chóng, thuận lợi và an
toàn tuyệt đối.
Đưa tin học vào công tác quản lý và bán vé hành khách, bán vé
cước hành lý, hàng hóa, quản lý thu chi vận doanh, tài chính kế
toán, quản lý lao động, tiền lương, thông báo, quảng cáo, tiếp thị;
tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý bán vé tàu lửa tại các quận trên
thành phố và một đại lý bán vé tại Hội An.
Công tác xếp dỡ hành lý đã được cơ giới hóa, ga trang bị máy
nâng hàng, rơ-moóc kéo phục vụ cho việc vận chuyển hành lý từ
kho đến tận đoàn tàu; ga đã chủ động thực hiện đề án đóng thùng
sắt vận chuyển xe máy hai bánh thay cho đóng thùng gỗ trước đây,
trang bị ô tô tải, thực hiện dịch vụ nhận hành lý tận nhà, vận
chuyển hành lý từ nhà đến kho và ngược lại.
Cùng với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ hành khách,
chủ hàng, sự đổi mới trong phong cách phục vụ của cán bộ công
nhân viên nhà ga, Ga Đà Nẵng luôn quan tâm chú trọng công tác
giữ gìn an ninh trật tự khu ga với mục tiêu tạo môi trường lành
mạnh, văn minh, trật tự phục vụ hành khách, chủ hàng.
Với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Ga Đà
Nẵng đã cải thiện một bước đáng kể trong việc phục vụ hành
khách, chủ hàng, tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập của cán bộ
công nhân viên được cải thiện năm sau cao hơn năm trước, bước
đầu tạo ra thương hiệu “Ga Đà Nẵng”, thực hiện hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ cấp trên giao.
Ngày 23-12-1999 Ga Đà Nẵng một lần nữa đã vinh dự đón nhận

Huân chương Lao động hạng hai do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam ký tặng thưởng vì đã có thành tích xuất
sắc trong công tác từ năm 1994 – 1998 góp phần vào sự nghiệp xây
dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY:
Với đặc điểm nhà ga đóng trên địa bàn quận Thanh Khê, trung
tâm kinh tế, xã hội lớn, năng động trong thành phố Đà Nẵng và của
khu vực miền Trung, trong quá trình hoạt động gặp không ít khó
khăn đó là sự cạnh tranh gay gắt với các loại hình vận tải khác như
đường bộ, đường hàng không, đường thủy, trong điều kiện cơ sở
vật chất, trang thiết bị của ngành Đường sắt và tại Ga Đà Nẵng còn
nhiều hạn chế, giá cả thị trường biến động…, ảnh hưởng đến sản
xuất kinh doanh và đời sống của người lao động.
Trước những khó khăn thách thức đó, để tồn tại và phát triển ổn
định, cán bộ công nhân viên Ga Đà Nẵng đã phát huy những truyền
thống và thành tích đã đạt được, đoàn kết, năng động và sáng tạo
hơn nữa, nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, công nghệ
thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hơn nữa
chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng, xây dựng nhà ga sạch
đẹp, văn minh, lịch sự và an toàn.
Ga Đà Nẵng đã chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức
phục vụ các đợt cao điểm Tết, hè, các ngày lễ; nghiên cứu biến
động luồng khách để đề xuất nối thêm toa, tăng thêm tàu, bán ghế
phụ; tổ chức nhiều hoạt động tiếp thị, quảng cáo thu hút hành
khách, chủ hàng; tổ chức hội nghị các công ty du lịch, các doanh
nghiệp mua vé tàu hoả, tổ chức nhiều buổi tọa đàm về nâng cao
chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng; tăng cường khai thác
dịch vụ bán vé qua điện thoại, giao vé đến tận nơi theo yêu cầu,
chủ động đề xuất việc vận chuyển hàng hoá bằng nhiều phương
thức nhằm thu hút hàng hoá về với đường sắt trong thời gian thấp

điểm.
Nhà ga luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách,
luôn tìm mọi biện pháp cải tiến và đổi mới nhằm phục vụ hành
khách ngày càng tốt hơn, đặc biệt là công tác bán vé tàu. Ga Đà
Nẵng thực hiện nhiều hình thức bán vé tàu như bán vé tàu qua
Internet, qua Email, đặt chỗ qua điện thoại, giao vé đến tận nơi
theo yêu cầu, bán vé tại các đại lý, lắp đặt thiết bị lấy số thứ tự tự
động, xếp hàng mua vé qua tin nhắn SMS. Ngoài ra ga còn xây
dựng trang web riêng của ga nhằm quảng bá thông tin đến với hành
khách, chủ hàng. Từ những cố gắng đó hiện nay tại Ga Đà Nẵng
không còn cảnh xếp hàng rồng rắn, chen lấn mất trật tự như trước
đây, đặc biệt là trong các đợt cao điểm vận tải hè, lễ, Tết.
Xác định an toàn là điều kiện sống còn của một đơn vị kinh
doanh vận tải, trong những năm qua Ga Đà Nẵng đã có nhiều cố
gắng để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị
chạy tàu; triển khai thực hiệt tốt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên
và đơn vị về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, phòng ngừa tai
nạn chạy tàu. Tổ chức nhiều buổi tọa đàm với chủ đề “Giữ vững an
toàn chạy tàu”. Thường xuyên duy trì công tác kiểm tra an toàn; tổ
chức phân tích, rút kinh nghiệm mỗi khi xuống ban; tuyên truyền
giáo dục về vai trò và ý nghĩa của công tác đảm bảo an toàn giao
thông đường sắt, tổ chức học tập quy trình quy phạm, thi sát hạch
luật lệ định kỳ 6 tháng, năm; duy trì việc viết bài sát hạch luật lệ
hàng tháng đối với những chức danh làm công tác chạy tàu, hàng
quý đối với các chức danh khác. Phát động phong trào thi đua đảm
bảo an toàn trong những đợt cao điểm vận tải Tết, hè và khen
thưởng xứng đáng đối với những cá nhân và tập thể có thành tích
giữ vững an toàn chạy tàu. Từ những cố gắng như trên, trong
những năm qua Ga Đà Nẵng luôn đảm bảo an toàn chạy tàu tuyệt
đối, không có chậm tàu do chủ quan; không có tai nạn lao động.

Về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, ga đã phối hợp cùng
chính quyền địa phương, duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo an ninh
trật tự khu vực Ga Đà Nẵng; thường xuyên tranh thủ cũng như liên
hiệp lao động với chính quyền địa phương, các lực lượng cảnh sát,
quân sự. Trong các năm qua Ga Đà Nẵng thực hiện tốt và được
Công an Thành phố Đà Nẵng tặng bằng khen vì có thành tích trong
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; tệ nạn trộm cắp,
móc túi được hạn chế, hành khách đến ga được an tâm, thoải mái;
không có tệ nạn hút chích trong khu vực ga. Các đối tượng cò mồi,
chợ đen đều được nhà ga phối hợp cùng Công an Phường Tân
Chính, Quận Thanh Khê lập hồ sơ theo dõi, quản lý. Trong
sân ga không xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà hành
khách. Đặc biệt trong các ngày bán vé Tết, các ngày lễ…, không
xảy ra tình trạng mất trật tự. Nhà ga phối hợp cùng cảnh sát
PC&CC địa phương xây dựng phương án Phòng chống cháy nổ và
thành lập lực lượng phòng cháy cơ sở, tăng cường công tác kiểm
tra nhằm phát hiện và ngăn chặn các sự cố. Trong các năm qua
không có sự cố về cháy nổ, phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
Năm 2006 Ga Đà Nẵng đã xây dựng Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 với những quy trình kiểm
soát, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, tổ, đội sản
xuất, quy định tác nghiệp đối với từng chức danh, từng công việc.
Hệ thống đã được tổ chức TUV NORD đánh giá cấp giấy chứng
nhận. Năm 2009 Hệ thống này đã được ga cập nhật theo phiên bản
mới 9001: 2008 và đã được tổ chức TUV NORD tái cấp giấy
chứng nhận theo quy định. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO đã giúp cho các hoạt động của nhà ga đi
vào nề nếp, đề ra nhiều biện pháp nhằm cải tiến, khắc phục, phòng
ngừa các điểm không phù hợp trong hoạt động sản xuất kinh

doanh, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng.
Với nhiều biện pháp đã thực hiện, kết quả sản xuất kinh doanh
của Ga Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay tăng trưởng
ổn định, doanh thu năm sau cao hơn năm trước bình quân trên 5%,
riêng năm 2009 doanh thu đạt 92 tỷ đồng tăng trưởng 7% so với
năm 2008, thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng từ 5%
trở lên. Với phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, Ga Đà Nẵng phấn
đấu hành khách lên tàu đạt 307,726 lượt người, tăng 6% so với
năm 2009; Tấn.km tính đổi: 286,030,421, tăng 8% so với năm
2009; doanh thu ngoài vận tải là hơn 92,886 tỷ đồng, tăng trưởng
10% so với năm 2009; phấn đấu thu nhập bình quân người lao
động tăng 5% so với năm 2009. Hàng năm đều tổ chức cho 100%
cán bộ công nhân viên tham quan du lịch trong và ngoài nước với
kinh phí trên 100 triệu đồng/năm. Ga Đà Nẵng đã bước đầu xây
dựng được thương hiệu trong lòng hành khách, chủ hàng –
nhà ga “Chính quy, văn hóa, an toàn”.
Với những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh và xây
dựng đơn vị, ngày 27-03-2009 Ga Đà Nẵng một lần nữa đã vinh dự
được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng nhất vì đã có thành tích xuất
sắc trong công tác từ năm 2004 – 2008 góp phần vào sự nghiệp xây
dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
III. Những thế mạnh, yếu kém, cơ hội và nguy cơ của Ga Đà
Nẵng :
1, Điểm mạnh :
- Thế mạnh của ngành Đường sắt cũng như của Ga Đà Nẵng là có
thể vận chuyển các loại hàng hóa với số lượng và quy mô lớn đến
mọi địa điểm trên mọi miền Tổ quốc.
- Trong mùa mưa bão, lũ lụt, tàu lửa cũng có thể vận chuyển hành
khách và hàng hóa trong khi những phương tiện vận chuyển khác

như ô tô, máy bay không thể di chuyển được.
- Tàu lửa là phương tiện có độ an toàn và độ tin cậy cao nhất trong
tất cả các loại phương tiện vận chuyển. (Vì tàu lửa di chuyển trên
hệ thống đường ray riêng, không tham gia giao thông với bất cứ
phương tiện nào khác nên rất ít khi xảy ra tai nạn giao thông).
- Hành khách được phục vụ tốt với nhiều dịch vụ và đầy đủ tiện
nghi hiện đại.
 Trên tàu, có phục vụ đồ ăn, thức uống, có lắp đặt ti vi, máy
điều hòa nhiệt độ, máy nước nóng…; ở trên tàu, hành khách
có thể đi lại thuận tiện và vệ sinh thoải mái hơn so với các
phương tiện khác, hành khách trên tàu có thể ngắm nhìn
phong cảnh xung quanh.
 Dịch vụ phục vụ hành khách dưới nhà ga có chất lượng, thân
thiện. Tại ga, có nhiều căn-teen phục vụ nhu cầu ăn uống của
hành khách, dịch vụ tắm rửa, nhà vệ sinh, các quầy hàng bán
đồ lưu niệm, đặc sản, sách báo, quầy điện thoại công cộng,
bưu điện… Hạ tầng cơ sở với hệ thống bán vé, phòng đợi tàu
đều được nâng cấp, mở rộng, trang bị máy điều hòa, tivi,
nước uống,…, an ninh trật tự được đảm bảo, tạo cảm giác
thoải mái cho hành khách.
- Ga Đà Nẵng cũng như ngành Đường sắt đã có uy tín, thương
hiệu, danh tiếng và truyền thống lâu đời. Trong thời chiến, tàu lửa
là phương tiện vận chuyển người, hàng hóa, lương thực – thực
phẩm, thuốc men, vũ khí, đạn dược hàng đầu của cả nước. Ga Đà
Nẵng là một ga lớn, tất cả các đoàn tàu từ Bắc vào Nam đều đỗ tại
đây.
- Giá vé, giá cước phù hợp. Có nhiều loại giá để đáp ứng, phục vụ
cho nhiều đối tượng (cao cấp, bình dân, sinh viên…) tương ứng với
nhiều loại tàu (tàu nhanh, tàu cao cấp, tàu bình thường…) và nhu
cầu khác nhau của hành khách (giường nằm, ghế mếm, ghế cứng,

điều hòa…). Giá thành hiện nay tương đối hạ.
- Ga Đà Nẵng đã lập một trang web riêng thuận tiện cho việc đăng
ký vé, đặt chỗ và lắp đặt một tổng đài điện thoại gồm nhiều đường
line hoạt động liên tục để phát thanh giờ tàu trực tuyến, cập nhật
thông tin, tiếp nhận những đóng góp và trả lời những thắc mắc của
hành khách, thực hiện dịch vụ bán vé qua điện thoại và giao vé đến
tận nơi theo yêu cầu của hành khách (miễn phí trong cự ly bán kính
7km). Hành khách có thể mua vé và thanh toán tiền qua ngân hàng
hoặc qua thẻ ATM.
- Nhà ga mở thêm nhiều quầy bán vé để phục vụ cho hành khách.
Đặc biệt vào dịp Tết, nhà ga bố trí năm cửa bán vé tàu tại Ga Đà
Nẵng, một quầy tại quận Sơn Trà và một quầy ở Hội An, thời gian
bán vé 24/24 giờ. Ngoài các điểm bán vé này, Ga Đà Nẵng còn tổ
chức bộ phận tiếp thị đến các trường đại học trên địa bàn thành phố
để thông báo kế hoạch tàu chạy Tết; qua đó, sinh viên có nhu cầu
đi lại sẽ được ưu tiên giải quyết.
- Ga Đà Nẵng hiện đang thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng
bằng các chương trình kích cầu (giảm giá, khuyến mãi) nhân các
dịp lễ, hoặc lúc thấp điểm trong năm.
- Đội ngũ nhân viên nhà ga tận tụy, ham học hỏi và có khả năng
tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại, được trang bị
phong cách phục vụ chuyên nghiệp (từ khâu bán vé đến khâu phục
vụ hành khách trên suốt hành trình), ân cần, vui vẻ, lịch thiệp, thân
thiện với hành khách.
- Thiết bị toa xe đầy đủ, hầu hết đều được nhập khẩu từ nước
ngoài.
- Nhà ga luôn cung cấp đủ số lượng vé để đáp ứng đủ lượng cầu
của hành khách. Vào thời gian cao điểm (mùa thi, dịp hè, lễ Tết,
thời điểm nhập học…), nhà ga chạy thêm tàu, nối thêm toa, tăng
cường các toa xe để giải quyết nhu cầu đi lại tăng đột biến.

- Trong ngành Đường sắt, hiện nay, Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam vẫn chưa có một đối thủ cạnh tranh nào nên vẫn giữ được ưu
thế độc quyền.(Khác với ngành hàng không, có rất nhiều hãng hàng
không cạnh tranh nhau như VN Airlines, Air Mekong, Airbus, Jet
Star, Boeing…)
- Ngành Đường sắt đã và đang áp dụng rất nhiều thành tựu khoa
học để có thể cải tiến chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của tàu với
những thiết kế vượt trội, công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, an
toàn.
- Nhà ga có các khách hàng trung thành, đội ngũ khách hàng đông
đảo.
- Ga Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi là nằm ở trung tâm thành
phố Đà Nẵng, mặt phố lớn, thuận tiện cho việc đi lại của hành
khách để mua vé và cập nhật giờ tàu tại ga.
- Ga Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ
phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
2, Điểm yếu :
- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Ga Đà Nẵng những
năm gần đây cho thấy lượng hành khách đi tàu có phần giảm sút.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Ga Đà Nẵng năm 2010 thực hiện
như sau:
 Tấn xếp hàng hóa đạt 97% kế hoạch, so sánh cùng kỳ năm
2009 đạt 101%
 Tấn xếp hành lý đạt 100% kế hoạch, so sánh cùng kỳ năm
2009 đạt 101%
 Hành khách lên tàu đạt 100% kế hoạch, so sánh cùng kỳ năm
2009 đạt 102%
 Tổng doanh thu vận tải dự kiến đạt 98% kế hoạch, so sánh
cùng kỳ năm 2009 đạt 106%.
Nhìn vào kết quả trên cho thấy việc phấn đấu thực hiện kế hoạch

của ga là hết sức khó khăn, tốc độ tăng trưởng trong năm nay so
với các năm trước có phần giảm sút, mặc dù nhà ga đã có nhiều cố
gắng trong việc tổ chức thực hiện. Có rất nhiều nguyên nhân làm
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ga, đó là kinh tế thế giới suy
thoái, tình hình dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm A/H1N1 bùng phát,
lây lan trên diện rộng, tình hình bão lũ trong nước liên tiếp xảy ra
với mức độ tàn phá nặng nề, sự cạnh tranh khốc liệt của các
phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không, đường biển và
những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác,…,những nhân tố
đó đã làm giảm sút nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng
hóa bằng phương tiện đường sắt.
- Tàu lửa chỉ vận chuyển hàng hóa từ ga đến ga, chứ không cung
cấp đến tận chân công trình trong khi ô tô có thể vận chuyển hàng
hóa từ kho đến kho.
- Cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị (đường ray, gác chắn…) ngày
càng xuống cấp. Đường ray quá hẹp, còn ở 1 mét, chưa được nâng
cấp và mở rộng ra 1,435 mét (chiều rộng đường ray tiêu chuẩn),
đường độc đạo (một chiều) làm hạn chế tốc độ cho phép của tàu,
tàu phải mất rất nhiều thời gian để chờ và tránh tàu khác, góp phần
làm tàu đến ga chậm, không đúng giờ so với kế hoạch dự kiến.
- Chính sách tiền lương thưởng chưa thỏa đáng. Lương cán bộ
công nhân viên còn thấp (chỉ từ 2 – 3 triệu). Đặc biệt là công nhân
làm ca phải trực đêm và những ngày lễ Tết không được nghỉ, với
mức lương thấp nhưng lại phải làm việc vất vã nên họ không có
động lực trong công việc. Chưa có chính sách khen thưởng và
trọng dụng xứng đáng, chưa phân công đúng người, đúng việc, dễ
dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám”.
- Chất lượng nguồn nhân lực kém. Trình độ học vấn của cán bộ
công nhân viên Ga Đà Nẵng phần lớn chỉ ở sơ, trung cấp, năng lực
thấp, độ tinh và tính kỷ luật chưa cao, ít được đào tạo bậc cao. Đội

ngũ cán bộ công nhân viên đa phần tuổi đời đã lớn nên rất khó tiếp
cận và áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến và
rất ít nhân viên có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể chỉ dẫn và giao
tiếp với khách nước ngoài.
- Địa thế của nước Việt Nam có nhiều núi cao hiểm trở, đèo dốc,
quanh co, nhiều đường cong làm hạn chế vận tốc và độ an toàn của
tàu.
- Bộ máy làm việc quá cồng kềnh, không hiệu quả, năng lực quản
lý, điều hành còn nhiều bất cập, hạn chế.
- Là doanh nghiệp của Nhà nước nên động lực làm việc và tính
cạnh tranh chưa cao.
- Nhiều trường hợp đăng ký vé trên mạng nhưng đến hạn không
thanh toán tiền.
- Thỉnh thoảng, có những trường hợp tàu trật bánh,đứt móc toa xe,
lật tàu, tai nạn do ô tô, những phương tiện giao thông đường bộ,
hay người đi bộ vượt ẩu qua đường sắt hay vi phạm khổ giới hạn
đường sắt làm tổn hại đến cơ sở vật chất và hạn chế việc đến đúng
giờ của tàu.
- Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan như
thời tiết xấu, tai nạn, dừng lại để tránh tàu,… làm cho hành trình
tàu chạy không đúng như trực ban điều độ dự kiến. Điều này làm
giảm đi phần nào uy tín của ngành Đường sắt.
- Ngân sách, nguồn tài chính hạn hẹp
- Tàu dùng nhiên liệu là dầu diezen, với giá dầu ngày càng tăng
làm tăng chi phí đầu vào của ngành Đường sắt.
- Chính sách marketting và xây dựng thương hiệu còn kém.
3, Cơ hội :
- Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển một cách vượt bậc.
Trong tiến trình giao lưu và hội nhập với nền kinh tế thế giới,
ngành Đường sắt có điều kiện tranh thủ, học hỏi, tiếp thu những

thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại để áp dụng vào
việc chế tạo các loại tàu tốc hành, tàu trên cao, tàu điện ngầm,
tuyến đường sắt cao tốc, đường ray 1,435 mét, đường hai chiều…
để cải thiện độ an toàn và làm tăng vận tốc của tàu.
- Sắp đến, Đảng ủy Đường sắt Việt Nam sẽ thúc đẩy các dự án
trọng điểm, tập trung sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt, đảm bảo
an toàn, chạy tàu êm thuận và phục vụ kịp thời cho vận tải.
- Với những chính sách giá vé ưu đãi đối với hành khách, năm tới,
Ga Đà Nẵng dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao.
- Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa lớn của
khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay, Đà Nẵng đã và
đang trở thành một điểm hấp dẫn khách du lịch trên mọi miền Tổ
quốc cũng như trên thế giới vì ngoài cảnh quan thơ mộng, hữu tình
của một thành phố hội tụ đủ cả núi, sông và biển thì Đà Nẵng còn
là tâm điểm của những tour du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch
sử (như Cố đô Huế, đèo Hải Vân, thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô Trà
Kiệu, Hội An, Bà Nà, Non Nước…) và những sự kiện quốc tế lớn
(Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm). Nhờ có tiềm năng du
lịch to lớn như vậy nên số lượng du khách ước tính đến Đà Nẵng
trong thời gian sẽ tăng một cách đột biến. Điều này sẽ góp phần
vào sự tăng trưởng doanh thu của Ga Đà Nẵng.
- Với lợi thế Việt Nam gia nhập WTO, Ga Đà Nẵng có điều kiện
tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ. Hội nhập kinh
tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, nâng cao năng
lực và trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường
độ tin cậy đối với khách hàng.
4, Nguy cơ :
- Trên thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều phương tiện cạnh
tranh (như ô tô, máy bay, tàu thủy, xe bus…) nên Ga Đà Nẵng
cũng như ngành Đường sắt gặp phải những áp lực cải tiến công

nghệ và kỹ thuật sao cho phù hợp với xu thế phát triển để có thể
cạnh tranh với các phương tiện vận chuyển khác.
- Trong tương lai, Ga Đà Nẵng sẽ được chuyển ra ngoại ô, xa
thành phố nên việc hành khách tiếp cận với ga có phần hạn chế.
Hành khách muốn đến ga để mua vé hay tìm hiểu thông tin, giờ tàu
phải mất nhiều thời gian và chi phí.
- Bị cạnh tranh bởi nhiều phương tiện khác và thiếu chiến lược
marketting nên trong thời gian tới Ga Đà Nẵng cũng như ngành
Đường sắt có thể sẽ đạt doanh thu thấp hơn, lương thưởng của cán
bộ công nhân viên theo đó cũng thấp hơn, đời sống của người lao
động bị giảm sút.
- Với vị thế và nền kinh tế khó khăn của nước ta như hiện nay thì
việc thực hiện Dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam là quá phiêu
lưu, bất khả thi và không có hiệu quả kinh tế. Người ta ví việc thực
hiện dự án này cũng như “gia đình nghèo đang ở nhà tranh vách đất
muốn xây biệt thự villa thay vì tích tiền để xây nhà ngói trước”.
- Việc nâng cấp kích cỡ đường ray từ 1 mét đến 1.435 mét là mất
rất nhiều thời gian (ít nhất là 3 năm) và chi phí, do vậy cũng khó có
thể thực hiện được trong tương lai gần.
- Với năng lực và trình độ khoa học – kỹ thuật của đội ngũ công
nhân ngành Đường sắt nước ta, việc xây dựng phần mềm điều
khiển hành trình và vận tốc tàu chạy để tăng tính chính xác của giờ
tàu thay cho bộ phận điều hành vận tải cũng bất khả thi.
- Khi mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nếu Ga Đà Nẵng không có
các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý và các cơ chế
khuyến khích làm việc thì “chảy máu chất xám” là một vấn đề khó
tránh khỏi và những nhân viên giỏi có thể sẽ tìm kiếm một môi
trường làm việc khác tốt hơn.
5, Nguyện vọng đặt ra cần giải quyết :
- Tăng sản lượng, doanh thu và lượng hành khách trong thời gian

tới.
- Trình độ và kỹ năng của cán bộ công nhân viên Ga Đà Nẵng
ngày càng được cải thiện và nâng cao.
- Uy tín, thương hiệu và hình ảnh, danh tiếng của Ga Đà Nẵng
ngày càng được đánh bóng, được nhiều người biết đến và tin cậy.
- Chất lượng phục vụ tốt hơn, nâng cao sự hài lòng của khách hàng
- Cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị, nội thất được nâng cấp hiện đại
hơn.
- Đường ray được sửa chữa và mở rộng, nâng cấp lên 1,435 mét.
- Xây dựng đường đôi (đường hai chiều)
- Ứng dụng bán vé hành lý bằng điện toán
- Tăng vận tốc của tàu, rút ngắn thời gian tàu chạy.
- Dự kiến chính xác giờ tàu
- Hạn chế những rủi ro, tai nạn xảy ra.
- Chế độ lương thưởng được cải thiện, nâng cao đời sống cho
người lao động.
C. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động :
Trong thời kỳ suy thoái toàn cầu hiện nay, nền kinh tế thế giới
còn đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn và đầy biến động có ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế trong nước, và với những đặc
điểm riêng của ngành, làm thế nào để thu hút hành khách, chủ hàng
đến với đường sắt nhằm tăng doanh thu, cải thiện tăng thu nhập
cho người lao động trong thời gian tới là vấn đề hết sức nan giải,
đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng Ga Đà Nẵng mà các nhà lãnh
đạo, quản lý ngành Đường sắt phải có chiến lược và kế hoạch thực
hiện cụ thể.
Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, để Ga Đà Nẵng thực hiện
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực
phấn đầu của nhà ga mà còn rất cần sự đầu tư, hỗ trợ, phối hợp của
các đơn vị trong ngành và địa phương. Với những đặc điểm riêng

của Ga Đà Nẵng về vị trí, vai trò đối với ngành đường sắt và khu
vực; truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo của cán bộ công
nhân viên nhà ga; qua phân tích ma trận SWOT, Ga Đà Nẵng đưa
ra một số giải pháp cơ bản để phát triển cụ thể như sau:
- Đầu tư phương tiện chuyên chở như cải tạo, đóng mới toa xe,
trang trí nội thất trang nhã, lịch sự, tiện nghi, phù hợp với nhu cầu,
thị hiếu của hành khách nhằm thu hút hành khách đi tàu, đặc biệt là
khách du lịch. Không ngừng cải tiến nâng cấp chất lượng tàu, toa
xe, trang thiết bị, đa dạng hóa mẫu mã. Xem hiện đại hóa là mục
tiêu chiến lược để cạnh tranh với các phương tiện vận chuyển khác,
nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút nhiều khách hàng.
- Trên cơ sở tính toán chi phí, xây dựng cơ chế giá vé, giá cước
hợp lý, linh hoạt, có tính cạnh tranh cao so với các phương tiện vận
tải khác, phù hợp với từng đối tượng hành khách và vận chuyển
theo thời vụ (mùa đông khách, mùa vắng khách, chiều nặng, chiều
rỗng)…, trên nguyên tắc lấy thu bù chi, tạo công ăn việc làm ổn
định cho người lao động và có lãi. Có kế hoạch và cơ chế khuyến
khích đơn vị sửa chữa toa xe khi đưa xe ra vận dụng vào những dịp
cao điểm vận chuyển hành khách như hè, lễ nhằm đáp ứng nhu cầu
vận chuyển và tăng doanh thu cho ngành.
- Tiếp tục phát triển mạnh mạng lưới phân phối, bán vé rộng khắp
với nhiều phương thức bán vé khác nhau, ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác bán vé, hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ
thống bán vé qua mạng Internet, tiến tới bán vé điện tử…, người
dân có thể ngồi nhà, ở ga hoặc ở bất cứ đâu cũng có thể đặt chỗ,
mua vé dễ dàng, thuận lợi. Có những cách thức và biện pháp kiểm
soát, khống chế thời gian thanh toán vé đã được đăng ký trên mạng
để tránh tình trạng đăng ký mà không thanh toán.
- Tăng cường công tác quảng cáo, marketting trên các phương tiện
thông tin đại chúng, đặc biệt là trên trang web của ga, của ngành,

công khai thông tin cho hành khách, chủ hàng biết rõ về các quy
trình, thủ tục mua vé, gửi hàng, giờ tàu, giá vé, giá cước, các loại
hình dịch vụ…, thường xuyên cập nhật thông tin để tạo điều kiện
thuận lợi khi hành khách, chủ hàng tra cứu thông tin đến với đường
sắt.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị
trường là một công việc cần thiết đối với bất cứ công ty nào trong
quá trình kinh doanh. Một công ty không thể khai thác hết tiềm
năng của mình cũng như không thỏa mãn được tất cả nhu cầu của
khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về
thị trường. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, nhà ga sẽ nắm
được những thông tin cần thiết về giá cả, cung cầu hàng hóa và
dịch vụ mà nhà ga đang kinh doanh để đề ra những phương án
chiến lược và biện pháp cụ thể để thực hiện được mục tiêu mà nhà
ga đề ra.
- Xây dựng và phát triển uy tín và thương hiệu. Xây dựng hình ảnh
phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương
hiệu được khách hàng tin cậy thì nhà ga phải hiểu rõ khách hàng
của mình hơn ai hết và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm
trọng tâm cho mọi hoạt động. Đi đôi với việc xây dựng hình ảnh,
thương hiệu, thì nhà ga cần phải thúc đẩy quá trình phát triển
thương hiệu của mình. Nên thúc đẩy quan hệ sẵn có với những
khách hàng “trung thành”.
- Nên xây dựng chiến lược dựa trên hiểu biết sâu sắc về khách
hàng, mục tiêu cũng như khả năng của nhà ga. Giới thiệu rõ ràng
và nhất quán chiến lược đó tới các nhân viên, khách hàng. Chỉ điều
chỉnh chiến lược của mình khi cần đáp ứng những thay đổi trên thị
trường – ví dụ như khi có công nghệ mới xuất hiện hoặc có các quy
định mới của Chính phủ.
- Luôn nhắc nhở và giữ cho những nhà quản lý, người lãnh đạo,

mỗi cá nhân và tập thể không ngừng đáp ứng được các kỳ vọng về
kết quả kinh doanh. Luôn gắn liền chế độ lương thưởng với những
mục tiêu cụ thể và tăng mức lương tiêu chuẩn hàng năm. Nên giữ
lại các phần thưởng trong trường hợp mục tiêu không được thực
hiện. Luôn khuyến khích, động viên kịp thời những ý tưởng sáng
tạo, mang tính đột phá.
- Xây dựng một cơ cấu tổ chức nhanh gọn, linh hoạt và đơn giản,
giúp làm giảm thái độ quan liêu và đồng thời, đơn giản hóa hoạt
động. Xóa bỏ các rào cản hành chính làm hạn chế việc trao dổi
thông tin và hợp tác.
- Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội
ngũ cán bộ công nhân viên nhà ga làm việc với phong cách chuyên
nghiệp, vững vàng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ,
vui vẻ, hòa nhã, tôn trọng khách hàng, phục vụ tận tâm, nhiệt tình,
nhiệt huyết, yêu ngành, yêu nghề, năng động trong công tác, có ý
thức đoàn kết xây dựng đơn vị. Xây dựng các chương trình đào tạo
riêng dành cho các nhân viên giỏi nhất để giữ lại những nhà quản
lý có tài. Giao cho họ những công việc thú vị và nhiều thách thức.
Gửi đội ngũ lãnh đạo đi học và cập nhật kiến thức quản trị hiện đại
để có thể tiếp cận được cách thức quản lý hiện đại, tiên tiến. Nâng
cao năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính, mở rộng quy
mô và năng lực cạnh tranh. Thành lập bộ phận chăm sóc khách
hàng nhằm tư vấn cho nhà ga các giải pháp phục vụ hành khách,
chủ hàng được tốt hơn và thu hút hành khách, chủ hàng trở lại với
nhà ga.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà Ga Đà Nẵng khang
trang, sạch đẹp, an ninh trật tự với đầy đủ các tiện nghi phục vụ
hành khách đi tàu như nơi bán vé, phòng chờ tàu, chuỗi các cửa
hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát, bưu điện, ngân hàng, bán hàng
lưu niệm, giải trí…, tạo cảm giác thoải mái, thuận lợi khi hành

khách đến ga như đến công viên, siêu thị.
Giao thông vận tải đường sắt có vị trí, vai trò rất quan trọng đối
với sự phát triển của đất nước, phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển
hàng hóa của nhân dân, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung
của đất nước, đồng thời đóng vai trò chiến lược trong bảo vệ an
ninh quốc phòng.

×