Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỸ THUẬT KHẢM XÀ CỪ TRUYỀN THỐNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.66 KB, 5 trang )

MỸ THUẬT KHẢM XÀ CỪ
TRUYỀN THỐNG

Việt Nam có hơn ba nghìn cây số bờ biển. Vì vậy, vật liệu dùng
cho nghề khảm xà cừ là vỏ ốc và vỏ trai biển không hiếm, nếu
không nói là rất sẵn. Nghề khảm xà cừ cùng với nghề chạm khắc
gỗ, đá, đồng đã ra đời ở Việt Nam từ rất sớm. Nền mĩ thuật đồ
đồng Đông Sơn, m
ĩ thuật chạm khắc đá, gỗ thời Đại Việt, thời Hậu
Lê là những dẫn chứng lịch sử tự hào.
Những thuyết nói về nguồn gốc và ông tổ các nghề mĩ thuật thủ
công truyền thống Việt Nam, trong đó có nghề khảm xà cừ, người
ta thường có thói quen định kiến sai lầm là của người Trung Hoa
du nhập vào Việt Nam; hoặc người Việt “đi xứ Tầu” học được
nghề rồi mang về truyền cho đồng bào mình, là những thuyết vốn
nặng đầu óc “phục Hoa”, là căn bệnh nặng, luôn coi văn hóa Hán -
Trung Hoa là chuẩn mực, là trung tâm (Sinocentresme) - “dĩ Hoa
vi Trung”.
Lịch sử Việt Nam cho ta biết, nghề khảm xà cừ đã phát triển mạnh
vào thời Hậu Lê, thế kỷ 18. Một trong những làng nghề nổi tiếng ở
nước ta là vùng Chuôn-Tre, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông cũ
(nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Nghệ nhân được xem như người
có công đầu đưa trình độ khảm trai lên cao nổi tiếng, đó là ông
Nguyễn Kim. Cũng từ đấy, Phú Xuyên có số học trò được ông
truyền nghề đã ra Hà Thành lập phường Nghề ở Cửu Lâu (nay là
phố Tràng Tiền - Hàng Khay, Hà Nội). Ngoài ra cũng còn một số
quy tụ ở một số nơi trong thành phố như ngõ 381 Bạch Mai; ngõ
Mai Hương, Hà Nội Một phân số khác đem theo nghề l
àm ăn nơi
xa rồi định cư luôn ở đó. Các thế hệ thợ được nhân lên theo nhu
cầu của thị trường tiêu dùng. Dần dà phát triển rộng ra khắp đất


nước. Nhưng tập trung nhất bao giờ cũng là các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; rồi đến Kinh đô Huế, và tiến sâu vào Sài
Gòn, Tây Ninh, Thủ Dầu Một
Loại ốc và trai tốt ở nước ta thường tập trung ở hai nơi là vùng
biển Quảng Bình và Quảng Trị. Nhưng sau này khi nghề đã phát
triển mạnh-từ Bắc vào Nam, thì thợ khảm Việt Nam đã mua
ốc của
Singapore nhập vào. So với ốc Việt Nam, ốc Singapore có phần
đẹp và giàu sắc độ hơn về mảng màu nghệ thuật. Đó là thứ vật
phẩm được xem là hàng “vân mẫu”. Vân mẫu qua khúc xạ ánh
sáng tạo ra nhiều màu sắc hư ảo, rực rỡ: hồng, tím, xanh da trời,
lam nhạt, vàng tươi, da cam
Nghệ nhân khảm xà cừ được xem là điêu luyện, thuần thục, phải
có đôi tay vàng, đôi mắt tinh, khối óc sáng tạo. Ngư
ời thợ khảm có
tay nghề cao phải hoàn thành tốt được 3 dây chuyền lao động: vẽ
mẫu trên giấy, khắc màu trên gỗ; lựa màu trai ốc cho tạo hình chi
tiết và bố cục tổng thể, sao cho đẹp, hài hòa, ổn định hấp dẫn. Vì
sản phẩm đích thực là một “bức tranh cắt dán, gọt giũa” trên mặt
phẳng của không gian hai chiều hội họa. Đó là tranh khảm các đề
tài - như chân dung, phong cảnh, lịch sử, hoặc đơn thuần chỉ là m
ột
đồ án trang trí gồm các hồi văn, rồng phượng, chim muông, hoa lá
v.v
Để hoàn thành nghệ thuật phẩm, ngoài thị hiếu tốt và k
ỹ thuật giỏi,
người thợ khảm còn phải có một bộ đồ nghề hoàn hảo. Đó là
những chiếc giũa, chiếc cưa dùi, dao trổ, đá mài, giấy ráp nước
đủ số, đủ cỡ, để thi công họa phẩm. Người tinh, chỉ cần xem qua
thao tác và đồ nghề của người thợ khảm, là nhận biết được trình đ


tay nghề hoàn thành tác phẩm của anh ta ở cung bậc nào.
Nền cho bức khảm thường dùng các loại gỗ quý - như vàng tâm,
dổi, cẩm lai, trắc, gụ, lát, cũng có khi là những tấm vóc sơn mài
đen đỏ, nâu cánh gián đã được chuẩn bị sẵn. Gần đây, nghệ nhân
còn khảm cả trên kính màu. Keo dán trai ốc là sơn ta được xem có
độ bền lý tưởng.
Vật dụng khảm thường dùng là đồ thờ, đồ gia dụng - như hoành
phi, câu đối sập gụ, tủ chè, khung tranh, kh
ảm thờ, khay, tráp, hộp,
bàn cờ Vì là sản phẩm quý hiếm, đắt tiền nên những đồ khảm
thường có cỡ kích vừa phải, không mang tính phổ cập như nghệ
thuật chạm khắc gỗ trang trí trên kiến trúc với không gian rộng lớn.
Trong thực tế người ta đã nghĩ đến việc làm giàu bảng màu cho
nghệ thuật khảm xà cừ, bằng cách phối hợp giữa nó với những thứ
kim loại quý - như vàng, bạc, đồng nhưng xem ra hiệu quả vẻ
đẹp nghệ thuật không đạt được theo ý muốn trong việc hòa nhịp,
hòa sắc của chúng. Đó là chưa nói đến sự “vi phạm” tới thế giới
cái đẹp của trai, ốc, làm hỗn tạp bảng màu nghệ thuật.
Suy cho cùng, vẻ đẹp của mĩ thuật thủ công Việt Nam nói chung
và khảm xà cừ nói riêng, nó chỉ đẹp và trường tồn khi biết bảo lưu
được truyền thống qua cái nhìn và thi công chất liệu đúng với
thuộc tính của chính nó.
Trần Thức

×