Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TƯỢNG PHẬT BÀ NGHÌN MẮT NGHÌN TAY, ĐỈNH CAO NHÂN VĂN VÀ MỸ THUẬT VIỆT NAM potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.26 KB, 6 trang )

TƯỢNG PHẬT BÀ NGHÌN MẮT NGHÌN TAY,
ĐỈNH CAO NHÂN VĂN VÀ MỸ THUẬT VIỆT
NAM

Tượng Phật bà Quan Âm Nghìn mắt Nghìn tay tại
chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Tk XVII

Nhìn lại lịch sử Phật giáo ở nước ta thấy rằng, đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam
rất sớm từ đầu Công nguyên, do tư tưởng bác ái, vị tha nên đã được người xưa
nhanh chóng tiếp nhận và dần nâng lên thành quốc giáo. Với truyền thống yêu
nhân ái, hòa bình, bao dung, lại là người con của một đất nước trải qua nhiều cuộc
chiến khốc liệt, người dân đồng lòng hướng Phật, khắp nơi đều xây dựng chùa
chiền, tô tranh và đắp tượng Phật. Vào thời Lý có thể nói đạo Phật thịnh trị nhất.
Tiếp sau triều đại này ở từng thời kỳ, Phật giáo có những thăng trầm song tư tư
ởng
vị tha, hỷ xả vẫn thấm nhuần trong dân gian và để tới thời Mạc, Trịnh Nguyễn,
Nam Bắc phân tranh khi chiến loạn liên miên người dân cần có sự y
êu thương, xoa
dịu nỗi đau bởi chiến tranh thì đạo Phật lại phát triển, và đây là thời kỳ có nhiều
tượng Phật đẹp nhất Việt Nam.
Trong nghệ thuật Phật giáo, buổi đầu không chủ trương lập tượng, Đức Phật được
thờ phụng chủ yếu dưới hình ảnh bánh xe pháp luân hay chiếc ngai. Đến thế kỷ I,
Phật giáo đại thừa mới cho thờ ngẫu tượng và dùng nghệ thuật tạo hình để truyền
bá đạo Phật. Nghi lễ, giáo lý Phật giáo đại thừa nhấn mạnh đến quán tưởng, lúc đó
các tín đồ tập trung ý chí để xem một bức tranh hay tư
ợng rồi thông qua thiền định
mà nhìn thấu được cảnh giới Phật và lĩnh hội được Phật pháp. Tượng thờ lúc này
không những là hình ảnh thay cho Đức Phật, Bồ Tát mà còn là vật truyền đạo, khi
mà tín đồ nhân số lượng tượng Phật lên và đưa đi thờ ở khắp nơi.
Tượng Phật ở nước ta chủ yếu được chế tác từ chất liệu đá, đồng, đất nện… và đ
ặc


biệt là gỗ mít - một thứ gỗ mềm, dẻo, ít nứt và bền lâu. Do tượng Phật cũng linh
thiêng như chính Ngài hiển hiện và là vật thờ phụng nên quy trình tạo tác rất công
phu, không chỉ cần khéo tay, trí tưởng tượng mà còn sự tỷ mỷ, khe khắt trong việc
dựng vóc, tính kích thước, miêu tả động tác, thể hiện trang phục và nhiều đặc tính
cao vời của nhà Phật như vầng trán, đôi mắt, khoé miệng, cằm, vành tai, bàn tay,
ngón tay ở các tư thế khác nhau.
Khi tạc tượng, nghệ nhân thường lấy diện, tức là kích thước của đầu tượng để làm
chuẩn tính tỷ lệ các bộ phận. Tỷ lệ chiều cao tượng ngồi bằng bốn diện, tượng
đứng bằng bảy diện. Trong một pho tượng đứng thì từ chân tóc tới cằm bằng một
diện, từ cằm tới rốn là ba diện, từ rốn tới gót là ba diện, khoảng cách hai vai từ hai
đến bốn diện, chiều dài cánh tay ba diện, bề dày thân từ 1,5 đến hai diện. Trước
khi tạc tượng, thợ khắc đã phải ghi nhớ sâu sắc hình ảnh tượng, sau đó phác họa
một lượt theo tỷ lệ đã định. Khi đục thì đục dần từ cổ, vai xuống đến bệ, làm thô
xong mới đẽo chi tiết, sao cho cân xứng, rồi đánh nhẵn, cuối cùng phết sơn ta,
vàng, bạc và son lên tượng. Nghệ sĩ dân gian bằng tâm hồn yêu đời yêu người đã
gửi gắm những ước mơ vào từng thớ gỗ, phiến đá để chúng thăng hoa qua từng
đường nét, chi tiết trở thành một tuyệt tác để đời, có giá trị văn hóa tâm linh to lớn
và ngày càng minh chứng được giá trị ấy qua những vệt cũ càng, cổ kính mà thời
gian, khói lửa, chiến tranh để lại trên bề mặt.
Khi ở ấn Độ, hình tượng Đức Phật và Bồ Tát mang hình hài nam nhưng sang nư
ớc
ta do tín ngưỡng bản địa tôn thờ người mẹ nên phần lớn các pho tượng đều được
cải biến sang hình hài nữ, Phật ông trở thành Phật bà. Bởi trong quan niệm dân
gian và kinh nghiệm thực tế, người phụ nữ luôn là ngư
ời gần gũi với đời, cam chịu
những khổ đau vất vả và biết cách che chở con cái nhiều nhất, người phụ nữ luôn
có cái nhìn khách quan, bao dung và soi xét nhiều sự việc.
Một trong những tượng Phật bà được tạc thờ nhiều nhất là Quan Thế Âm Bồ tát
(theo tiếng Phạn là Avalokitesvara, nghĩa là Người lắng nghe những tiếng k
êu than

ở đời để giang tay cứu giúp). Quan Âm là hiện sinh của lòng từ bi, hỷ xả, công
đức vô lượng. Phật bà có tới 39 thân pháp và hàng trăm hóa thân khi cứu độ người
đời. Trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền có rất nhiều cách để thể hiện tư
ợng Phật
bà, cùng một hình tượng Quan Âm song có tới sáu loại tượng như Thánh Quán
Âm, Quan Âm Nam Hải, Mã Đ
ầu Quan Âm, Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm Tống
Tử và Quan Âm Toạ Sơn. Hình tượng Quan Âm xuất hiện nhiều nhất là Quan Âm
Nam Hải ngự trên đài sen, được một con quỷ đội lên từ biển. Đỉnh cao của dạng
tượng này là Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay, với ý nghĩa Phật bà có nghìn phép
biến hóa như nghìn con mắt, nghìn cánh tay để theo dõi cứu vớt muôn loài (trong
thực tế trên tượng nhiều khi chưa có đủ số lượng là 1000 con mắt, 1000 cánh tay).
Với đủ hạnh nguyện thành Phật, Quan Âm từ bi chưa đi vào cõi Niết b
àn, mà quay
lại dân gian để cứu vớt người dân, Ngài lúc biến thành người này, lúc hóa thành
người kia và dùng phép tu tam muội Samadhi, tu thiền để tâm trí không xao động,
phân thân ở mọi nơi lắng nghe lời kêu khổ mà phổ độ chúng sinh. Nói cách khác,
tượng Phật bà Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay là ý tưởng của nhân dân về những
người tốt, đức độ, dám hy sinh thân mình để cứu vớt, giúp đỡ người khác. Có thể
là những người chưa thành Phật, nhưng kết quả sẽ thành Phật.
Trong các pho tượng Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay lớn, đẹp và quan trọng nhất
còn tồn tại nguyên vẹn đến nay là pho tượng gỗ phủ sơn Phật bà Quan Âm Nghìn
mắt nghìn tay thế kỷ XVII của chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh. Trên pho tượng ghi hai dòng chữ, đại ý: Người điêu khắc tượng là
Trương tiên sinh, ngày hoàn thành tượng là mùa thu Bính Thân năm 1656, dư
ới sự
bảo trợ của hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc. Bức tượng là đỉnh cao của mỹ thuật
tạo hình Phật giáo nước ta. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã nhiều lần mượn pho
tượng này, và hiện giờ đã tạo được một pho tượng tương tự trưng bày tại sảnh
chính của bảo tàng - nhưng do bức tượng quá đẹp, nhiều chi tiết mô phỏng vẻ cổ

kính, ăn mòn, bong tróc của thời gian và chưa chú thích đầy đủ nên nhiều người
vẫn nhầm tưởng đó là nguyên tác.
Tượng Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp và tượng ở bảo tàng tựu
chung có kích cỡ bằng nhau. Tượng cao 3,7 mét, vành hào quang rộng 2,1 mét, bệ
dày 1,15 mét. Tượng được thể hiện trong dáng nữ, khuôn mặt hiền dịu, mắt nhìn
xuống, miệng hơi mỉm cười, mũi dọc dừa, dáy tai to dài, hoa tai hình bông sen. T

khuôn mặt nhìn chính diện ở hai bên có hai khuôn mặt nữa (thể hiện tam thế), và
trên mũ còn có ba tầng đầu (ba tầng trời) với tổng cộng tám khuôn mặt khác nhau,
trên chóp nơi cao nhất của tượng là bức tượng Phật nhỏ A di đà (cõi Niết bàn).
Như vậy là tượng có tới 11 đầu, nhìn sang ba hướng khác nhau. Về phong cách
đây là kiểu chế tác có những nét tiếp thu từ nghệ thuật điêu khắc cổ Khmer.
Tượng Phật bà có một đôi tay chắp trước ngực theo kiểu liên hoa hợp chưởng và
một đôi tay đặt trên đùi theo kiểu thiền định. Ngoài hai đôi tay này trên thân
tượng, ở lưng, sườn và vai tỏa ra 19 đôi tay ở các tư thế ban phép. Các cánh tay
đều để trần, đeo vòng hạt minh châu.
Phía sau thân tượng có 789 cánh tay nhỏ sắp vòng tròn đồng tâm và đặt so le ở
từng lớp tạo nên những vòng hào quang, trên đỉnh vòng tròn là con chim ca lăng
tần già (chim thiên đường). Trong lòng mỗi bàn tay đều chạm một con mắt. Về
phong cách đây cũng giống mỹ thuật Khmer với những cánh tay tỏa ra từ lưng,
vai, sườn tượng song số lượng nhiều và chi tiết hơn. Cũng thấy ảnh hư
ởng của văn
hóa Trung Quốc, đó là vòng hào quang hình tròn đã được biến cách thành thể tự
do với hình ảnh đậu trên điểm cao nhất của tượng là m
ột con chim thể hiện sự giao
hòa tự nhiên.
Phật bà ngồi ở thế kiết già, chân xếp bằng thư thái trên tòa sen nổi bồng bềnh trên
mặt biển. Đài sen là một bông hoa nở rạng rỡ, phần cao nhất là nhụy với những
đường kẻ ngắn song hành, phía dưới là bốn tầng cánh hồng xen kẽ mãn khai.
Đỡ bông hoa là con quỷ Ô Ba Long Vương, một loại rồng đen ở biển Đông. Con

quỷ chỉ ló đầu ra khỏi sóng, lấy đầu và hai tay đỡ lấy đài sen. Đỉnh đầu quỷ được
vạt phẳng để đỡ yên hoa. Mặt quỷ mô phỏng mặt người song vẫn còn nhi
ều nét dữ
tợn như mắt lồi, mày cau lại, mũi nhăn, cánh mũi to như mũi sư tử, má gồ, môi
mỏng, tai đeo khuyên tròn, râu lù xù… Nó là đại diện của bóng tối, đã quy thuận
Phật pháp, và hình ảnh nó đỡ tòa sen thể hiện đạo Phật đã giác ngộ cả loài quỷ dữ
và thấm nhuần muôn nơi.
Pho tượng được chia thành nhiều tầng bậc. Mỗi tầng đều có ý nghĩa riêng, tương
ứng với các cõi: từ tòa sen trở lên là vô sắc giới, nơi có các thiên thần; từ tòa sen
trở xuống là sắc giới - chốn nhân gian con người; xuống nữa là dục giới ch
ứa đựng
những ham muốn, dục vọng của loài ma quỷ. Hình ảnh tòa sen nổi trên biển thể
hiện sự phổ độ rộng khắp của Phật pháp. Biển rộng lớn song náo động. Từ đài sen
trở lên mọi thứ đều sáng tươi, song từ đài sen trở xuống thì tăm tối. Con quỷ tuy
hàng phục Phật pháp song vì nó là cội nguồn của cái ác nên để tránh nó trỗi dậy
thì nó luôn bị tòa sen đè xuống.
Vì nhân gian là nơi thờ Phật, tôn vinh, bảo vệ Phật pháp nhiều nhất nên phần lớn
bệ tượng được dành để miêu tả cõi nhân gian, ở bốn góc của bệ là bốn nam tử,
tượng trưng cho chúng sinh lấy vai đỡ tượng, khuôn mặt hoan hỷ, kiên tâm. Tại
đây cũng thấy nhiều hình ảnh thể hiện cuộc sống vui tươi, xinh đẹp như hoa cúc,
rồng, lân, long mã… là biểu tượng của cái đẹp, phúc, lộc, thọ, phép lạ và kỳ tích.
Tượng Quan Âm thường được thờ cùng tượng Phật A di đà và Bồ tát Đại thế chí
để tạo thành bộ tượng Di Đà Tam Môn. Với những ai đứng trước hình tư
ợng Quan
Âm đều cảm thấy ấm lòng như có bàn tay mẹ bảo bọc, đỡ đần, tâm hồn trở nên
bình yên và trong sáng hơn.
CHU MẠNH CƯỜNG

×