Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin phân lập từ ruột cá chim vây vàng nhằm định hướng ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 83 trang )

i


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô
Nguyễn Thị Ngọc Thanh và thầy Nguyễn Văn Duy, Viện Công nghệ sinh học và
Môi trường, Trường Đại học Nha Trang đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và tạo mọi
điều kiện cho tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học
và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang và các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ
môi trường đã luôn quan tâm, chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình, giúp tôi có được
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến chị Nguyễn Minh Nhật, cán bộ quản lý phòng
thí nghiệm Công nghệ sinh học đã tạo môi trường thuận lợi giúp tôi hoàn thành
khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những
người luôn quan tâm giúp đỡ, động viên, đồng thời là chỗ dựa tinh thần rất lớn giúp
tôi hoàn thành tốt mọi công việc được giao trong suốt thời gian học tập và thực hiện
đồ án đồ án vừa qua.

Nha Trang, tháng 7 năm 2012
Sinh viên

Bùi Vĩnh Đại




ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về cá chim vây vàng 3
1.1.1. Giới thiệu chung về cá chim vây vàng 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới và trong nước 5
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới 5
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng ở Việt Nam 6
1.2 Tổng quan về bacteriocin 6
1.2.1. Giới thiệu về bacteriocin 6
1.2.1.1. Giới thiệu chung 7
1.2.1.2. Khái niệm 9
1.2.1.3. Phân loại 9
1.2.1.4. Một số tính chất của bateriocin 14
1.2.1.5. Cơ chế hoạt động của bacteriocin 14
1.2.1.6. Một số lợi ích và hạn chế của bacteriocin 17
1.2.1.7. Ứng dụng của bacteriocin trong ngành công nghiệp thủy sản 18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về bacteriocin trên Thế giới và Việt nam 24
1.2.2.1. Trên Thế giới 24
1.2.2.2 Ở Việt Nam 27
1.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản và các vấn đề trong nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam và trên thế giới 28
1.3.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới 28
iii



1.3.1.1. Trên thế giới 28
1.3.1.2. Ở Việt Nam 31
1.3.2. Các vấn đề phát sinh trong nuôi trồng thủy sản 34
1.3.2.1. Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản 34
1.3.2.2. Một số vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản 37
CHƯƠNG II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Nguyên vật liệu 39
2.1.1. Mẫu cá chim vây vàng 39
2.1.2. Chủng vi khuẩn chỉ thị 39
2.1.3. Thiết bị chuyên dụng 40
2.1.4. Hóa chất, môi trường và thuốc thử 40
2.1.4.1. Môi trường phân lập vi khuẩn 40
2.1.4.2. Hóa chất và thuốc thử 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1. Phân lập và tuyển chọn các chủng VK biển có khả năng sinh
bacteriocin từ ruột cá chim vây vàng 44
2.2.1.1.Phân lập vi khuẩn 44
2.2.1.2. Giữ giống và cấy chuyền 46
2.2.1.3. Tuyển chọn chủng vi khuẩn sinh bacteriocin 47
2.2.2. Xác định một số đặc điểm sinh học và phân loại các chủng vi khuẩn
biển sinh bacteriocin phân lập từ ruột cá chim vây vàng 50
2.2.2.1. Cấy điểm xác định hình thái khuẩn lạc và nhuộm Gram 50
2.2.2.2. Xác định khả năng chịu muối của một số chủng vi khuẩn sinh
bacteriocin 52
2.2.3. Định danh vi khuẩn 52
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 53
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54
3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn biển từ cá chim vây vàng 54

iv


3.2. Kết quả tuyển chọn các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin phân lập
từ ruột cá chim vây vàng 58
3.2.1. Kết quả tuyển chọn sơ bộ tính đối kháng của các chủng vi khuẩn
phân lập với các chủng vi khuẩn đích Bacillus B1.1 và Vibrio V1.1 58
3.2.2. Kết quả kiểm tra với enzym proteinase K và trypsin 60
3.3. Một số đặc điểm sinh học, phân loại và định danh các chủng vi khuẩn
biển sinh bacteriocin phân lập từ ruột cá chim vây vàng 63
3.3.1. Hình thái khuẩn lạc và nhuộm Gram 63
3.3.2. Khả năng chịu muối. 64
3.3.3. Định danh các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




v


DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT Ký hiệu viết tắt Nghĩa
1 BLIS Bacteriocin-like substance
2 DNA Deoxyribonucleotide Acid
3 LAB Lactic Acid Bacteria
4 NTTS Nuôi trồng thủy sản
5 PE Polyetylen

6 PCR Polymerase Chain Reaction
7 TCBS Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose
8 TSA Tryptone Soya Agar
9 TSB Tryptone Soya Broth
10 VK Vi khuẩn
11 VSV Vi sinh vật





vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bacteriocin và kháng sinh (Cleveland et al.,2001) 8
Bảng 1.2. Tóm tắt các đặc điểm chính của các bacteriocin 12
Bảng 1.3. Phân loại bacteriocin 13
Bảng 1.4. Ví dụ về các thử nghiệm bacteriocin trong các sản phẩm thủy sản
(Adapted from Galvez et al. 2008) 20
Bảng 1.5. Một số bacteriocin từ vi khuẩn biển 26
Bảng 1.6. Sản lượng nuôi trồng thủy sản Thế giới năm 2001 theo vùng nước 29
Bảng 1.7. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản các năm 2006–2010 31
Bảng 1.8. Các loài và diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực Nam Trung Bộ 32
Bảng 1.9. Sản lượng nuôi trồng thủy sản và kim ngạch xuất khẩu thủy sản các
năm 2006 – 2010 33
Bảng 2.1. Mẫu cá chim vây vàng 39
Bảng 2.2. Thành phần môi trường TSB tổng hợp (trong 1000ml) 40
Bảng 3.1. Số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa petri ở các nồng độ khác nhau 54
Bảng 3.2. Số chủng vi khuẩn phân lập từ ruột cá chim vây vàng 55

Bảng 3.3. Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn từ ruột cá chim vây vàng lần
thứ nhất 56
Bảng 3.4. Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn từ ruột cá chim vây vàng lần
thứ hai 57
Bảng 3.5. Bảng khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch ngoại bào của vi
khuẩn phân lập từ ruột cá chim vây vàng 58
Bảng 3.6. Kết quả sau khi xử lý enzym proteinase k của các chủng được tuyển
chọn đối với vi khuẩn đích Bacillus B1.1 60
Bảng 3.7. Kết quả sau khi xử lý enzym trypsin của các chủng được tuyển chọn
đối với vi khuẩn đích Bacillus B1.1 61
Bảng 3.8. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và tế bào của các chủng vi khuẩn
tuyển chọn 63
Bảng 3.9. Kết quả về khả năng chịu muối của chủng Cr
15
64
Bảng 3.10. So sánh trình tự đoạn gen 16S rDNA của chủng Cr
15
với các trình
tự tương đồng trên Genbank bằng công cụ BLAST 67

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) 4
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại bacteriocin của Klaenhammer và Cotter 10
Hình 1.3. Cấu trúc minh họa Bacteriocin thuộc nhóm II 11
Hình 1.4. Hình ảnh minh họa cấu tạo của Daptomycin 12
Hình 1.5. Kiểu hoạt động của bacteriocin 16
Hình 1.6. Số lượng bài báo nghiên cứu về bacteriocin trong mỗi thời kỳ 10

năm từ 1950-2010 được trích dẫn trên Pubmed 25
Hình 2.1. Cách tiếp cận các nội dung nghiên cứu trong đề tài 43
Hình 2.2. Quá trình phân lập vi sinh vật 44
Hình 2.3. Hình minh họa các bước cấy ria thuần khiết khuẩn lạc 45
Hình 2.4. Quy trình thử tính đối kháng của dịch VK phân lập đối với các
chủng chỉ thị (Bacillus B1.1 và Vibrio V1.1) 48
Hình 2.5. Hình ảnh minh họa các bước nhuộm Gram 52
Hình 3.1. Khuẩn lạc mọc riêng rẽ trên đĩa thạch ở độ pha loãng 10
-6

và 10
-7
55
Hình 3.2. Các chủng vi khuẩn cấy ria trên đĩa petri 55
Hình 3.3. Vòng kháng khuẩn của một số chủng phân lập đối với Baciluss B1.1 59
Hình 3.4. Kết quả kiểm tra dịch bacteriocin của chủng vi khuẩn Cr
11
, Cr
15
với
enzym proteinase K trên môi trường TSA, chủng chỉ thị Bacillus B1.1. 62
Hình 3.5. Kết quả kiểm tra dịch bacteriocin của chủng vi khuẩn Cr
9
với enzym
trypsin trên môi trường TSA, chủng chỉ thị Bacillus B1.1. 63
Hình 3.6. Hình thái khuẩn lạc và tế bào chủng Cr
15
dưới độ phóng đại X-100 64
Hình 3.7. Khả năng chịu muối của chủng Cr
15

65
Hình 3.8. Trình tự đoạn gen 16S rDNA của chủng Cr
15
(1290 bp) 66




1


MỞ ĐẦU
Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á với hệ thống sông suối
dày đặc cùng với trên 3.260km bờ biển, 3000 đảo, quần đảo và các hệ sinh thái điển
hình trong vùng nước thềm lục địa rộng lớn như các rạn san hô, rừng ngập mặn,
chuỗi đầm phá ven biển, các hệ cửa sông…Chúng không chỉ là nơi sinh sống, tiến
hóa và phát triển hưng thịnh của hàng vạn loài thủy sinh vật mà còn là cơ sở rất
quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung hay nghề cá của nước ta nói riêng.
NTTS hiện là một trong những lĩnh vực sản xuất thực phẩm phát triển mạnh
nhất ở nước ta. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đang tạo ra nguồn thu nhập chính cho
ngư dân các vùng ven biển nước ta nhờ có điều kiện tự nhiên phù hợp cho nuôi
trồng một số loài hải sản và nhờ đó có nguồn thu lớn từ xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch
bệnh thường xuyên xảy ra đã gây thiệt hại kinh tế hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm.
Trong các tác nhân gây bệnh thì vi khuẩn, điển hình là các loài Vibrio, được coi là
một trong những nguyên nhân chính. Hơn nữa, cũng với biến đổi khí hậu toàn cầu,
những quan ngại đối với các VK gây bệnh ngày càng tăng lên, bởi vì ở nhiệt độ cao
hơn thì khả năng gây bệnh và truyền nhiễm cũng tăng lên.
Chất kháng sinh dường như đã mất hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản do việc
lạm dụng quá mức. Việc sử dụng chất kháng sinh không chỉ làm tăng khả năng
kháng bệnh của VK, phá vỡ hệ vi sinh bình thường và gây ra hiện tượng mất cân

bằng vi sinh mà còn làm tích lũy các gốc kháng sinh trong sản phẩm thủy sản có hại
cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, các giải pháp thay thế thân thiện với môi
trường như sử dụng vaccine, chất kháng sinh thế hệ mới hay probiotic đã được đề
xuất (Corripio-Myar et al ,2007; Smith, 2007). Tuy nhiên, sử dụng vaccine thường
tốn chi phí sản xuất, chi phí nhân công và gây stress mạnh cho động vật nuôi. Do
vậy, việc sử dụng các VK sinh bacteriocin có thể là giải pháp thay thế rất phù hợp
với vai trò kép bởi vì bacteriocin sẽ là một chất kháng sinh thế hệ mới an toàn và
thân thiện với sức khỏe con người và môi trường, trong khi đó các vi khuẩn đóng
vai trò của probiotic. Nghiên cứu phân lập một số chủng VK có khả năng sinh
2


bacteriocin thường được ứng dụng nhiều trong ngành chế biến và bảo quản thực
phẩm, còn đối với ngành NTTS vẫn còn rất mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều
không chỉ ở Việt Nam mà trên bình diện quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài:‘‘Nghiên cứu khả năng kháng
khuẩn của các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin phân lập từ ruột cá chim
vây vàng nhằm định hướng ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững’’
làm đồ án tốt nghiệp.
Nội dung thực hiện:
1) Thu mẫu cá chim vây vàng tại trại nuôi cá Vũng Ngán-Nha Trang-Khánh
Hòa.
2) Phân lập vi khuẩn tổng số từ ruột cá chim vây vàng.
3) Tuyển chọn các chủng sinh bacteriocin kháng các chủng vi khuẩn đích
Bacillus B1.1 và Vibrio V1.1.
4) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn sinh
bacteriocin và định danh.
Việc thực hiện thành công đề tài sẽ đóng góp nhiều ý nghĩa về khoa học và thực
tiễn, bổ sung vào bộ sưu tập các chủng VK biển có hoạt tính sinh học, các chủng
này có thể là loài mới hoặc sinh ra loại bacteriocin mới. Kết quả nghiên cứu của đề

tài là cơ sở để nghiên cứu sản xuất các loại thuốc đa năng (như kháng sinh thế hệ
mới, probiotic) từ các chủng VK biển sinh bacteriocin.
Do thời gian có hạn và đề tài là khá mới mẻ đối với một sinh viên Môi trường
nên bài báo cáo này chắc hẳn sẽ có các hạn chế, em kính mong nhận được các ý
kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp để nghiên cứu thêm hoàn
thiện. Em xin chân thành cảm ơn !

3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cá chim vây vàng
1.1.1. Giới thiệu chung về cá chim vây vàng
Cá chim vây vàng có cơ thể hơi tròn, cao và dẹp bên, chính giữa lưng hình
vòng cung. Số vẩy trên đường bên từ 135-136 cái, tỉ lệ chiều dài cơ thể so với chiều
cao từ 1.6-1.7 lần và 3.5-4 lần so với chiều cao đầu, cuống đuôi ngắn và dẹp, đầu
nhỏ chiều cao đầu lớn hơn chiều dài đầu, môi bù về phía trước. Lỗ mũi mỗi bên có
2 cái gần nhau, lỗ mũi trước nhỏ hình tròn, lỗ mũi sau to hình bầu dục. Miệng nhỏ
xiên, xương hàm trên lồi, hàm trên và dưới nhỏ có răng nhung, răng phía sau dần
thoái hóa, lưỡi không có răng, rìa phía trước xương nắp hình cung tương đối to, rìa
sau cong. Bộ phận đầu không có vẩy, cơ thể có nhiều vẩy tròn dính dưới da. Vây
lưng thứ 2 và vây hậu môn có vẩy, phía trước đường bên hình cung cong tròn tương
đối lớn, trên đường bên vẩy không có gờ, vây lưng thứ nhất hướng về phía trước,
gai bằng và có 5-6 gai ngắn. Cá giống giữa các gai có màng liền nhau, cá trưởng
thành màng thoái hóa thành những gai tách rời nhau, vây lưng thứ 2 có 1 gai và 18-
20 tia vây, phần trước của vây kéo dài như hình lưỡi liềm. Vây hậu môn có 1 gai và
16-18 tia vây phía trước có 2 gai ngắn, cũng có dạng hình lưỡi liềm. Còn vây ngực
tương đối ngắn, vây đuôi hình trăng lưỡi liềm. Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài
ruột/chiều dài cơ thể =0.8). Lưng màu tro bạc, bụng màu ánh bạc, mình không có
vân đen, vây lưng màu ánh bạc vàng, rìa vây màu tro đen, vây hậu môn màu ánh

bạc vàng, vây đuôi màu vàng tro (Ngô Vĩnh Hạnh, 2007)
Cá chim vây vàng là loài cá biển có giá trị kinh tế cao, được nuôi nhiều ở Đài
Loan, Trung Quốc, Singapore và tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên
ở nước ta, cá chim trắng vây vàng là đối tượng nuôi khá mới mẻ. Với đường bờ
biển dài, diện tích mặt nước biển lớn, ngành nuôi cá biển đang trên đà phát triển
mạnh. Đặc biệt, điều kiện biển tự nhiên ở nước ta rất thích hợp với loài cá chim
trắng vây vàng. Vì môi trường sống của loại cá này là vùng biển ấm, vị trí rất thích
hợp, những vùng vịnh, đầm phá, eo biển, biển nội địa ít sóng gió. Bên cạnh đó, là
4


chất lượng nước tốt, độ mặn nước biển tương đối ổn định. Nguồn thức ăn cho cá có
tự nhiên, thức ăn tổng hợp đơn giản và giá thành không quá đắt.
Cá chim vây vàng còn có một tên gọi khác là cá sòng mũi hếch hay cá chim
trứng. Là loài cá ăn tạp, thiên về động vật, cá có thể kiếm thức ăn ở trong cát, cá
trưởng thành có thể bắt những động vật vỏ cứng như: ngao, cua, ốc. Giai đoạn cá
giống thức ăn là động vật phù du và động vật đáy, chủ yếu là luân trùng. Cá con ăn
tôm cá nhỏ, hai mảnh vỏ nhỏ. Thức ăn chính của cá trưởng thành là các loại tôm cá
nhỏ.Trong điều kiện ương nuôi cá dài 2 cm thức ăn là cá tạp xay nhỏ, tôm tép băm
nhỏ, thức ăn tổng hợp. Cá trưởng thành ăn tôm nhỏ và thức ăn công nghiệp hoặc
hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong nuôi thương phẩm.
Sau đây là hệ thống phân loại của cá chim vây vàng:
Nghành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepede, 1801)
Theo Borut Forlan (2004) cá chim vây vàng sống ở vùng biển hở và được tìm
thấy ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Ở châu Á, cá chim vây

vàng phân bố ở miền Nam Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc (Hoàng Hải, Đông Hải,
Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam), Đài Loan. Ở Việt Nam, cá chim vây vàng được
tìm thấy trên vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ.

Hình 1.1. Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii)
5


Cá chim vây vàng là loài cá nước ấm, có tập tính di cư, sống ở tầng giữa và tầng
mặt. Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lí khác nhau là khác
nhau. Ở Trung Quốc cá bắt đầu sinh sản từ tháng 4-9, trong khi tại Đài Loan lại có
thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3-10. Ở nước ta cá chim vây vàng có thể sinh
sản quanh năm. Quá trình sinh sản của cá chim vây vàng cũng tuân theo chu kỳ
trăng hàng tháng như nhiều loài cá biển khác.
Tuổi và kích thước thành tục lần đầu của cá chim vây vàng ngoài tự nhiên tương
đối muộn, cá thành thục ở tuổi 5
+
- 7
+
. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhân tạo cá
có thể thành thục sớm hơn. Theo Anony Mous (2007), trong điều kiện nuôi nhốt để
cá đạt được thành thục và trở thành cá bố mẹ phải mất khoảng 3 năm.
Cá chim vây vàng là loài cá có giá trị kinh tế cao, có thịt thơm ngon cung cấp
nhiều chất béo và omega 3, đầu ra của loại cá này rất ổn định, giá thương lái mua
vào 150.000 đồng/kg (Lại Văn Hùng và các cộng sự, 2012 ). Đây cũng là loài được
nuôi nhiều ở vùng biển miền Nam Trung Quốc và một số quốc gia khác trên thế
giới. Cá thương phẩm được tiêu thụ mạnh ở Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,
Trung Quốc, Mỹ, Singapore.
Với những đặc điểm sinh học như trên, Việt Nam có các điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng, nhất là khu vực Nam Trung Bộ.

Đây sẽ là một trong những đối tượng nuôi rất được quan tâm trong những năm tiếp theo.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới và trong nước
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới
Năm 1989, Lâm Liệt Đường lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng
thành công và đã phát triển được đàn cá bố mẹ.
Năm 1993, Trung tâm chuyển giao công nghệ Trường Đại học Trung Sơn kết
hợp với Trại Nghiên cứu giống Thủy sản Quảng Đông – Trung Quốc nghiên cứu
sinh sản nhân tạo thành công giống cá chim vây vàng quy mô nhỏ (ương nuôi ấu
trùng trong bể xi măng). Năm 1998, Trung tâm đã kết hợp với Công ty trách nhiệm
hữu hạn giống thủy sản Thắng Lợi – Hải Nam – Trung Quốc nghiên cứu sản xuất
nhân tạo thành công trên quy mô lớn (ương nuôi ấu trùng trong ao đất).
6


Bên cạnh đó, Trung tâm phát triển nuôi biển ở Batam – Indonesia (Nur. Muflich
Juniyanto, Syamsul Akbat và Zakimi) đã thành công trong việc sản xuất giống nhân
tạo cá chim vây vàng, vì vậy con giống có thể được sản xuất ở địa phương vượt
mức và làm giảm áp lực khai thác giống ngoài tự nhiên.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng ở Việt Nam
Năm 2006, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao
đẳng Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện dự án nhập công
nghệ sản xuất nhân tạo cá chim vây vàng do Trung tâm chuyển giao công nghệ
Trường Đại học Trung Sơn Trung Quốc chuyển giao.
Năm 2009 Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang bắt đầu thử
nghiệm cho đẻ nhân tạo cá chim vây vàng tại Bè Nghiên cứu Thực nghiệm - Khoa
Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán – Nha Trang –
Khánh Hòa, sau đó ấp trứng và ương giống thành công tại Trại Sản xuất Giống cá
Biển – Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, tại Đường Đệ –
Nha Trang.


Với nguồn giống và kỹ thuật nuôi đã được chủ động sản xuất, một số vùng nuôi
ở nước ta đã được chuyển giao công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng.
Đầu năm 2011, Trung tâm giống Hải sản tỉnh Nam Định đã nuôi thử nghiệm
giống cá chim biển vây vàng trong ao đất và có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, ở Quỳnh
Lưu - Nghệ An đang xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Hiện
nay cá chim vây vàng đang được nuôi thử nghiệm ở Phú Yên, Vũng Tàu, Nha
Trang và bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Mặc dù đã có những nghiên cứu thành công về sinh sản nhân tạo cá chim vây
vàng cũng như việc phát triển của nghề nuôi cá chim vây vàng ở một số nước trong
khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nhưng những nghiên cứu hiện nay
mới chỉ tập trung vào vấn đề sinh sản nhân tạo và kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng,
trong khi đó việc nghiên cứu các vấn đề về thức ăn và bệnh dịch trên cá vẫn còn
đang bỏ ngỏ, chưa có một nghiên cứu nào về lĩnh vực này được công bố.
1.2 Tổng quan về bacteriocin
1.2.1. Giới thiệu về bacteriocin
7


1.2.1.1. Giới thiệu chung
Cùng với sự phát triển của ngành NTTS hiện nay thì vấn đề phát triển bền vững
trong lĩnh vực này càng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhà nước đã
đề ra những định hướng để thực hiện mục tiêu trên và một trong số đó là quan tâm
nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc sinh học ứng dụng cao trong NTTS và thân
thiện với môi trường, bacteriocin là một trong những hợp chất như vậy.
Quay trở lại lịch sử, thời kỳ khai sinh ra vi sinh vật học hiện đại ngày nay, vào
năm 1929 khi Alexander Fleming tìm ra thuốc kháng sinh Penicillin từ nấm
Penicillum notanum, và trước đó nữa, những năm cuối thế kỷ 18, các nhà khoa học
đã bắt đầu phân lập được các chủng vi sinh vật gây bệnh và hư hỏng trên người
cũng như thực phẩm, mà mở đầu là Louis Paster. Việc tìm ra thuốc kháng sinh vào
năm 1929 đã mở bước ngoặc mới cho y học loài người, chỉ với một liều lượng rất

nhỏ nhưng hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật của penicillin rất cao. Antibiotic không chỉ
được ứng dụng trong điều trị bệnh cho người mà còn điều trị bênh cho động vật
nuôi, tăng trọng thú. Tuy nhiên, do lạm dụng quá mức antibiotic đã dẫn đến khả
năng kháng thuốc ở vi sinh vật nên việc nghiên cứu chất kháng khuẩn để ứng dụng
trong điều trị bệnh cho động vật nuôi phải đi theo một hướng mới, hiệu quả hơn, đó
là ứng dụng bacteriocin, một nhóm các hợp chất có bản chất là protein-peptide,
nguồn gốc từ vi khuẩn và có khả năng kháng khuẩn mà không gây ra tác động
kháng thuốc ở vi sinh vật. Bacteriocin đầu tiên được tìm thấy là Colicin bởi Gratia
vào năm 1925, đây là một loại peptide có khả năng tiêu diệt E.coli.
Hiện nay có nhiều tài liệu ghi bacteriocin chính là antibiotic[16], hoặc xếp nó
vào peptide antibiotic vì nó có bản chất là polypeptide, có khả năng kháng khuẩn và
do VSV tạo ra để chống lại các VSV cạnh tranh khác, tương tự với antibiotic[14].
Trong khi một số khác, để phân biệt rõ sự khác nhau giữa bacteriocin và antibiotic
dùng trong điều trị và để tránh sự nhầm lẫn giữa hai loại chất kháng khuẩn này, họ
mới đặt tên cho các polypeptide mà có khả năng kháng khuẩn và do VK sinh ra là
bacteriocin, và xếp nó vào nhóm antimicrobial peptide (peptide kháng khuẩn). Theo
8


Cleveland and Tchikindas - 2001, có sự khác nhau rõ ràng giữa bacteriocin và
antibiotic dùng trong điều trị- Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Bacteriocin và kháng sinh (Cleveland et al.,2001)
Đặc điểm Bacteriocin Kháng sinh
Ứng dụng Thực phẩm, y tế, nuôi trồng
thủy sản
Y tế, nuôi trồng thủy sản
Sinh tổng hợp Trên ribosomal Sản phẩm trao đổi chất
bậc II
Phạm vi hoạt động Phổ kháng khuẩn hẹp Phổ kháng khuẩn rộng
Khả năng gây đáp ứng miễn

dịch của sinh vật chủ
Có Không
Cơ chế kháng thuốc của tế
bào mục tiêu
Ảnh hưởng đến thành phần
cấu tạo màng tế bào
Liên quan đến gen
Cơ chế hoạt động Tạo lỗ màng, sinh tổng hợp
thành tế bào
Tác động lên màng tế bào
hoặc các vi trí đích nội
bào
Độc tính/ Tác dụng phụ Chưa biết Có

Vì những điều nêu trên nên bacteriocin nên được xem là antimicrobial peptide,
không phải là antibiotic.
Ngoài ra còn một sự khác nhau rõ ràng giữa bacteriocin và antibiotic,
bacteriocin chỉ do VK tạo ra và có khả năng kháng lại các VKcùng loài – gram
dương chỉ có thể kháng gram dương (phổ kháng khuẩn hẹp) hoặc khác loại – gram
dương có thể kháng lại gram âm. Trong khi antibiotic có thể do các loại vi sinh vật
tạo ra như VK, nấm mốc và phổ kháng khuẩn của nó rộng, hoạt tính tiêu diệt vi sinh
vật cạnh tranh rất cao vì chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng đã tỏ ra hiệu quả.
Hiện nay nghiên cứu ứng dụng bacteriocin đã thực hiện trong nhiều lĩnh vực
như điều trị sinh học, bảo quản thực phẩm, cải thiện sức khỏe con người, kiểm soát
vụ thu hoạch [18].
9


1.2.1.2. Khái niệm
Bacteriocin là protein hoặc polypeptid có khả năng kháng khuẩn sinh ra bởi VK

để chống lại VK khác.
Như vậy, loại VK tạo ra loại bacteriocin nào thì có khả năng kháng lại chính
bacteriocin đó. Ngoài ra không gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể con người gây
ra các vấn đề về sức khỏe, nhưng bacteriocin bị ảnh hưởng bởi tác động của các
enzyme như trypsin, pepsin, α-chymotrypsin…
Những sản phẩm do VK sinh ra có khả năng gây ức chế những VK khác có rất
nhiều như enzyme, antibiotic, bacteriocin Hiện nay người ta đã phát hiện ra nhiều
loại bacteriocin do VK tổng hợp nên như nisin (Lactococcus lactis), subtilin
(Bacillus subtilis), pediocin (Pediococcus acidilactici)…
Người ta đã đưa ra nhiều tiêu chí để định nghĩa bacteriocin, những tiêu chí này
được dùng trong nhiều trường hợp, áp dụng với nhiều mức độ khác nhau để định
nghĩa những loại bacteriocin khác nhau. Những tiêu chí như sau:
• Phạm vi ức chế đối với những loại khác
• Sự có mặt của loại protein hoạt động
• Cách thức hoạt động có tính kháng khuẩn
• Loại tế bào mà nó tác dụng
• Những yếu tố di truyền
• Do quá trình tổng hợp sinh học có tính ức chế
1.2.1.3. Phân loại
Thực ra, hiện bacteriocin chưa được phân loại một cách rõ ràng. Dưới đây là
một số cách phân loại được một số nhà khoa học đưa ra:
• Dựa trên hệ thống phân loại bacteriocin của Klaenhammer và Cotter, người
ta đã thống nhất đưa ra bảng phân loại chung (Hình 1.2) :

10



Hình 1.2. Sơ đồ phân loại bacteriocin của Klaenhammer và Cotter
• Theo hệ thống phân loại bacteriocin rộng rãi (Universal bacteriocin

classification scheme), bacteriocin được phân làm 4 nhóm:
a. Nhóm I (Lantibiotic) được phân thành 3 nhóm phụ Ia, Ib, Ic
Chuỗi peptide ngắn (<6 kDa), thẳng, gồm các amino acid hiếm (lanthionine
và/hoặc methyllanthionine).
Bền nhiệt, lưỡng cực (đầu kị nước và đầu không kị nước), mang điện tích dương,
do đó hoạt động tiêu diệt vi khuẩn khác bằng cách kết hợp với các lipid mang điện
tích âm trên màng hình thành lỗ.
b. Nhóm II được phân thành 4 nhóm phụ a, b, c, d
Gồm 20-60 amino acid. Chuỗi peptide thẳng dài, chứa các acid amin không bị
biến đổi.
Mang điện tích dương, kị nước và bền nhiệt.
11


+ Nhóm IIa: giống pediocin. Có khả năng chống lại Listeria nên được chú ý.
+ Nhóm IIb: gồm 2 chuỗi peptide khác nhau.
+ Nhóm IIc: cấu trúc vòng. Đầu tận cùng N và C nối với nhau bằng liên kết
cộng hóa trị
+ Nhóm IId: bacteriocin gồm nhiều nhóm nối lại với nhau.















Nhóm IIb Nhóm IIc
Hình 1.3. Cấu trúc minh họa Bacteriocin thuộc nhóm II
c. Nhóm 3: Chia làm 2 nhóm phụ IIIa và IIIb
Chuỗi peptide dài (>15 kDa).
Protein có khả năng kháng khuẩn và kém bền nhiệt.
Có chứa cấu trúc domain.
+ Nhóm IIIa: làm thủng màng tế bào vi khuẩn
+ Nhóm IIIb: không làm thủng màng tế bào
Đại diện cho lớp này là helveticin J (Joerger và Klaenhammer, 1986) và
helveticin V (Vaugham v.v…,1992), acidofilicin A và lactacin A,B
12


d. Nhóm IV
Chuỗi peptide hình cầu. kém bền nhiệt

Hình 1.4. Hình ảnh minh họa cấu tạo của Daptomycin

Bảng 1.2. Tóm tắt các đặc điểm chính của các bacteriocin
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV

- Chuỗi ngắn


kích thước nhỏ
dưới 6 kDa,
thường có các axit

amin lạ
- Bền nhiệt
- Lưỡng cực
- Điện tích dương


- Chuỗi dài
- Bền nhiệt
- Điện tích dương


- Chuỗi dài (>15
kDa)
- Kém bền nhiệt
- Có cấu trúc
domain


- Dạng vòng
- Kém bền nhiệt
- Có cấu trúc
domain

13


• Năm 2010 Desriac và các cộng sự đã đề xuất một cách phân loại mới, theo
đó bacteriocins được chia thành các loại chính: protein bacteriocin chủ yếu là
sản xuất bởi Gracilicutes, Firmicutes và các peptide-bacteriocins từ
Firmicutes, Gracilicutes và Cyanobacteria, Bảng 1.3.

Bảng 1.3. Phân loại bacteriocin
Loại Lớp Vi khuẩn
Trọng
lượng phân
tử (kDa)
Hoạt động

Gracilicutes

Colicin Escherichia coli

40-80
Phân giải acid
nucleic/ Tạo lỗ màng

Pyocin
Pseudomonas
aeruginosa
75-270
Phân giải kiểu đuôi
phage/Tạo lỗ màng
Alveicin Hafnia alvei 358/408 Tạo lỗ màng
Klebicin
Klebsiella
pneumonia
96 Phân giải acid nucleic

Serracin
Serratia
plymithicum

66
Phân giải kiểu đuôi
phage
Glynericin
Xanthomonas
campestris
50
Phân giải kiểu đuôi
phage
Enterocoliticin

Yersinia
enterocolitica
669
Phân giải kiểu đuôi
phage
Carotovoricin

Erwinia
carotovora
68/76
Phân giải kiểu đuôi
phage

Firmicutes

Helveticin J
Lactobacillus
helveticus
37.5 Chưa biết

Millericin
Streptpcoccus
milleri
30
Thủy phân
peptidoglycan
Enterolysin
Enterococcus
faecalis
34.5
Thủy phân
peptidoglycan
Protein -
Bacteriocins

Lysostaphin
Staphylococcus
aureus
25
Thủy phân
peptidoglycan
14



Gracilicutes

Microcin Escherichia coli

3-9

Hoạt tính enzyme nội
bào/ Tạo lỗ màng

Firmicutes

Class I
Lactic acid
bacteria
2-4 Tạo lỗ màng
Class II 4-6 Tạo lỗ màng

Cyanobacteria

Peptide -
Bacteriocin

Microcin -like

Prochloron
didemni
0.7 Unknown
(Nguồn: [18])
1.2.1.4. Một số tính chất của bateriocin
• Độ bền nhiệt
Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy các loại bacteriocin của những loài khác
nhau thì khả năng chịu nhiệt cũng khác nhau. Mỗi loài có khả năng chịu nhiệt ở một
khoảng nhất định nhưng chủ yếu chúng thuộc nhóm I, II. Đặc điểm tính chịu nhiệt
có thể liên quan đến cấu trúc phân tử của bacteriocin.
• Độ bền với pH
Cũng như độ bền nhiệt, một số bacteriocin có thể hoạt động tốt dưới những

khoảng pH nhất định. Những đặc tính này đều dựa vào bản chất thành phần cấu trúc
của bacteriocin đó. Độ bền nhiệt độ và pH rất quan trọng trong quá trình ứng dụng.
• Độ bền với các enzyme
Mỗi loại bacteriocin có thành phần cấu trúc các amino acid khác nhau nên sẽ
chịu sự phân cắt đặc hiệu của các enzym khác nhau, thích hợp với nó. Khi bị phân
cắt bởi các enzym này sẽ khiến bacteriocin mất đi hoạt tính kháng khuẩn. Đồng thời
đây cũng là dấu hiệu giúp ta nhận biết được đó có phải là bacteriocin không.
1.2.1.5. Cơ chế hoạt động của bacteriocin
Cho đến nay thì cơ chết hoạt động của bacteriocin đã được các nhà khoa học
nghiên cứu và công bố.
15


Bacteriocin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn khác do sự tạo thành các kênh
làm thay đổi tính thấm của màng tế bào. Nhiều loài bacteriocin còn có khả năng
phân giải ADN, ARN và tấn công vào peptidoglycan để làm suy yếu thành tế bào
(Nguyễn Thị Hoài Hà, 2002). Các cơ chế hoạt động khác nhau đã được đề ra cho
các bacteriocin như thay đổi hoạt động enzyme, ức chế sự nảy mầm của bào tử và
ngừng hoạt động của các chất mang anion thông qua sự hình thành của các lỗ (Abee,
1995). Các bacteriocin có thể có tính diệt khuẩn hoặc định khuẩn, tác động này chịu
ảnh hưởng rất nhiều bởi một số yếu tố như lượng bacteriocin và độ tinh khiết của nó,
tình trạng sinh lý của các tế bào chỉ thị và các điều kiện thí nghiệm (Cintas, 2001).
Có khả năng là lớp I và II sử dụng cùng các cơ chế hoạt động giống nhau. Các
peptide liên kết màng huyết tương thông qua các tương tác tĩnh điện với
các phospholipid tích điện âm. Vì vậy, việc thâm nhập của bacteriocin ngang qua
màng tế bào phụ thuộc vào điện thế màng, được điều khiển bởi pH và phospholipid.
Các đơn phân tử của bacteriocin hình thành các khối protein dẫn đến việc hình
thành lỗ kết quả là dẫn đến sự thất thoát của các ion (chủ yếu là K và Mg), tổn thất
lượng proton trong tế bào chất, thất thoát ATP và acid amin. Lượng proton trong tế
bào chất có vai trò cơ bản trong sự tổng hợp ATP và trong sự di chuyển của VK. Vì

vậy, việc tổng hợp của các phân tử lớn cũng như sản xuất năng lượng bị ức chế, dẫn
đến chết tế bào đích (Bruno và Montville, 1993).
Quá trình tác động của bacteriocin có thể được phân làm hai giai đoạn:
• Giai đoạn I: bacteriocin hấp thụ lên bề mặt tế bào VK nhờ vào các thụ thể trên
bề mặt. Giai đoạn này chưa có tác động tích cực trong việc tiêu diệt VK.
• Giai đoạn II : bacteriocin tạo ra các kênh để thâm nhập vào bên trong màng
nguyên sinh hoặc cũng có thể chúng tác động trực tiếp lên thành peptidoglycan.

16



Hình 1.5. Kiểu hoạt động của bacteriocin
Sự phân loại bacteriocin ngoài dựa vào cấu trúc còn dựa vào cơ chế hoạt động
của bacteriocin. Các cơ chế hoạt động của các nhóm bacteriocin đã được nghiên cứu:
Nhóm I - điển hình là nisin: các bacteriocin khác nhau thì cơ chế tác động có
thể là lên thành peptidoglycan hoặc màng nguyên sinh, hoặc kết hợp cả hai cơ chế.
Ví dụ: nisin có cả hai cơ chế trong khi đó thì lacticin thì chỉ có khả năng tác động
lên thành peptidoglycan .Đối với thành peptidoglycan: lipid II giữ vai trò quan trọng
trong quá trình vận chuyển các đơn vị tổng hợp nên thành peptidoglycan từ trong tế
bào chất. Bacteriocin thuộc nhóm này có khả năng liên kết với lipid nằm trên màng
nguyên sinh, sự liên kết này được giải thích rằng do phần lớn bacteriocin mang điện
tích (+) và lipid màng mang điện tích (-) vì thế sự liên kết được dễ dàng tạo ra trên
màng nguyên chất. Sau khi tạo liên kết, bacteriocin sẽ khóa lipid làm chúng mất khả
năng vận chuyển các tiểu đơn vị cấu tạo nên thành peptidoglycan. Đối với màng
sinh chất: bacteriocin liên kết và sử dụng lipid trên màng nguyên sinh thực hiện quá
trình oxi hóa khử, lúc này lipid có tác dụng như những con dao cắt tạo nên những lỗ
hỏng trên màng nguyên sinh. Những lỗ hỏng này làm thất thoát nhiều các ion, các
chất hòa tan trong nguyên sinh chất (muối khoáng, amino acid, acid nucleics…),
làm thủy phân và thất thoát nhiều ATP dẫn đến tế bào chết nhanh chóng hơn.

17


Nhóm II - điển hình Sakacin: do thuộc nhóm kỵ nước sau khi tạo ra kênh dẫn
vào được bên trong màng nguyên sinh bacteriocin thuộc nhóm này sẽ liên kết với
lipid trong thành phần phospholipid màng, chúng sẽ gắn trực tiếp vào màng như
một thành phần của màng, sau đó thực hiện các phản ứng oxi hóa khử tạo nên
những lỗ hỏng và tác động như nhóm I.
Nhóm III - điển hình lysostaphin: tác động trực tiếp lên thành tế bào, làm phân
hủy tan thành tế bào và phá vỡ tính thẩm thấu.
Nhóm IV: hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một kết luận cụ thẻ rõ
rang nào cho cơ chế tác động của nhóm này. Theo sự giả định của các nhà khoa học,
họ cho rằng nhóm này tác động chủ yếu lên DNA, RNA, sự tổng hợp protein. Các
bacteriocin nhóm này có thể tạo phức hợp không tan với DNA ngăn cản DNA tổng
hợp nên RNA vàprotein, hoặc liên kết với DNA làm dịch mã ra các protein không
bình thường, cũng có thể nó liên kết trực tiếp và phong bế hoạt động của protein.
1.2.1.6. Một số lợi ích và hạn chế của bacteriocin
Hiện nay, bacteriocin đã được áp dụng khá rộng rãi nhất là trong bảo quản thực
phẩm. Bacteriocin đã chứng minh tính an toàn của chúng trong chuỗi thực phẩm
dành cho người. Chúng có ít hạn chế hơn so với những chất bảo quản hóa học vì là
các phân tử được sản sinh tự nhiên bởi vi sinh vật lên men trong thực phẩm lên men
truyền thống (Ruiz-Larrea, 2005). Không gây tác động đến môi trường vì chúng bị
thoái biến nhanh chóng, không làm thay đổi các tính chất cảm quan của thực phẩm
(Ruiz-Larrea, 2005). Không gây độc hại đối với tế bào nhân chuẩn và GRAS, là một
giải pháp an toàn thay thế kháng sinh truyền thống (Galvez et al., 2008). Người ta
cũng đã chứng minh rằng bacteriocin tinh khiết không ảnh hưởng tới cảm giác của
thủy sản và chúng tương đối ổn định với độ mặn 10%. Ngoài ra phổ hoạt động
tương đối hẹp so với kháng sinh truyền thống, giới hạn áp lực lựa chọn cho VK phát
triển khả năng kháng các kháng sinh và do đó làm giảm các tỉ lệ mầm bệnh kháng
thuốc. Tuy nhiên, bacteriocin cũng có một số mặt bất lợi như: ít được biết đến hơn

so với các chất bảo quản hóa học; bị thoái biến nhanh chóng bởi các enzyme phân
giải protein; chi phí cao trong việc đáp ứng các tính năng kỹ thuật và chỉ có hiệu
18


quả chống lại một số loại vi khuẩn nào đó. Ngoài ra, trên thực tế có những rào cản
pháp lý yêu cầu sự công nhận và chấp thuận cụ thể đối với việc sử dụng chúng ở
dạng tinh khiết và bán tinh khiết (Ruiz-Larrea, 2005).
1.2.1.7. Ứng dụng của bacteriocin trong ngành công nghiệp thủy sản
Ngành công nghiệp thủy sản sử dụng nhiều kỹ thuật để loại bỏ các VSV trong
các sản phẩm thủy sản. Các hình thức lâu đời nhất và vẫn được sử dụng rộng rãi là
bảo quản thủy sản khô hoặc muối. Bên cạnh việc bảo quản hải sản trong nước lạnh
hoặc nước đá lạnh thì đây là công nghệ kỹ thuật bảo quản thấp nhất. Có nhiều biến
thể từ phương pháp này như bảo quản ướt, muối, bổ sung axit hóa nhưng hiệu quả
đạt được thì cũng tương tự. Trong những phương pháp này, cá khô (có muối hoặc
không có muối ) tạo ra môi trường không có chất dinh dưỡng lớn (và có thể có độ
mặn cao). Điều này ngăn cản sự phát triển của VK nhất, nhưng hư hỏng vẫn có thể
xảy ra do dạng sợi nấm sinh trưởng và phá hoại của côn trùng. Nấm men cũng có
thể phát triển trong cá ướp muối. (Gram & Dalgaard, 2002).
Các phương pháp bảo khác gồm rửa bằng nước khử trùng, khử trùng bằng nước
clo, muối, các hợp chất hữu cơ, aldehydes, hydrogen peroxide, các hợp chất
ammonium, thuốc nhuộm. (Calo-Mata et al., 2007; Shao, 2001).
Thuốc khử trùng chủ yếu là để tiêu diệt nấm và ký sinh trùng. (Murray et al.,
1984). Hải sản cũng có thể được ướp trong những môi trường có tính axit giải pháp
để ngăn chặn sự phát triển của VK. Bao gói chân không và sử dụng các chất bảo
quản như sorbate và benzoate đã được sử dụng để ngăn chặn VK phát triển.
(Einarsson &Lauzon, 1995; Gram & Dalgaard, 2002).
Gần đây các phương pháp phức tạp hơn đã được sử dụng như bao gói cacborn
dioxide, sấy phun, sấy bằng sóng điện từ… để chống lại các vấn đề hư hỏng và
nhiễm khuẩn vào các sản phẩm. (Calo-Mata et al., 2007; Galvez et al., 2007; Gram

& Dalgaard, 2002).
Việc sử dụng vacxin và thuốc kháng sinh trong NTTS là nhằm mục đích phòng
ngừa sự xâm nhập của VSV. Cách sử dụng của những chất phòng bệnh trên rất đơn
giản, chúng có thể được thêm vào nước hoặc thức ăn chăn nuôi, hoặc có thể được
sử dụng bằng cách tiêm. (Shao, 2001).

×