Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điểm cao = Kiến thức + Kỹ năng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.55 KB, 4 trang )

Điểm cao = Kiến thức + Kỹ năng
Thứ nhất, hãy đọc thật kỹ đề bài và chỉ bắt tay vào làm khi hiểu rõ mình sẽ
phải làm gì. Nhiều thí sinh do quá vội vã làm bài nên không chịu đọc kỹ yêu
cầu và chuyện lạc đề là khó tránh khỏi.
Thứ hai, phân bổ thời gian sao cho hợp lý để không bị rơi vào tình trạng vội
vã hoàn thành bài làm vào phút chót. Nếu có 50 câu trắc nghiệm và thời gian
làm bài là 50 phút thì bạn sẽ chỉ có trung bình 1 phút để hoàn thành một câu
hỏi. Giải pháp không phải là do thời gian làm từng câu bằng đồng hồ tính
giờ mà hãy chia 50 câu ấy thành từng mảng (ví dụ: đọc hiểu, ngữ âm hay
điền từ .v.v…) và căn thời gian cho từng mảng ấy. Hãy bám sát lịch trình ấy
để đảm bảo rằng bạn đang làm bài đúng tiến độ và không bị thiếu thời gian.
Thứ ba, đừng thay đổi câu trả lời ban đầu khi không có căn cứ xác đáng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng linh cảm đầu tiên của bạn thường có khả năng
chính xác cao hơn. Bạn chỉ nên thay đổi câu trả lời nếu phát hiện mình đã
hiểu nhầm ý của câu hoặc bạn bắt gặp thông tin ở đâu đó trong các phần
khác của bài thi khẳng định rằng câu trả lời đầu tiên của bạn là không chính
xác. Cuối cùng, cố gắng dành một khoảng thời gian đủ để bạn xem lại bài,
kiểm tra liệu mình có để sót câu nào chưa trả lời, đánh đấu nhầm vào tờ trả
lời riêng hay có sơ suất gì nữa không.
Thông thường, điểm số của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn biết cách chia việc
làm bài thi trắc nghiệm thành ba bước:
Bước 1: Đọc đề thi, chỉ trả lời những câu mà bạn hoàn toàn tự tin rằng mình
có thể đưa ra đáp án chính xác và tạm thời bỏ qua những câu khó hơn. Chiến
thuật này sẽ giúp bạn thêm tự tin và đảm bảo rằng bạn sẽ ghi điểm ở những
câu hỏi dễ. Không những thế, việc đọc đề từ đầu đến cuối sẽ giúp bạn xâu
chuỗi các thông tin. Có thể bạn sẽ tìm thấy thuật ngữ giúp trả lời câu hỏi
trước đó khi đọc đề câu hỏi tiếp theo.
Bước 2: Sau khi hoàn thành bước 1, quay lại đọc và làm những câu mà bạn
đã bỏ qua. Ở bước này chúng ta sẽ áp dụng một chiến thuật khác: nhận diện
và loại trừ những phương án trả lời mà bạn tương đối chắc chắn là không
chính xác.


 Dựa trên những kiến thức mà bạn có được về môn học, loại trừ những
phương án lựa chọn sai rõ ràng hoặc không thích hợp. Trong các bài
trắc nghiệm, những phương án này thường không có liên hệ về mặt
ngữ pháp với câu hỏi.
 Loại trừ những phương án tương tự về mặt lo-gic với một phương nán
nào đó. Ví dụ, nếu các phương án trả lời là a.) sleeping, b.) listening,
c.) staring, or d.) napping thì ta có thể loại trừ a và d do hai phương án
này có cùng ý nghĩa, ta chỉ có một đáp đúng duy nhất nên rõ ràng theo
lo-gic cả hai phương án đều không phù hợp.
Bước 3: Một khi bạn đã huy động tối đa kiến thức và loại trừ được bớt các
phương án trả lời nhưng vẫn còn hơn một lựa chọn thì đã đến lúc bạn phải
sử dụng đến khả năng suy đoán của mình. Điều này không đồng nghĩa với
việc tung đồng xu may rủi mà là sử dụng tư duy phản biện. Hãy chú ý những
“dấu hiệu” đặc biệt về mặt ngôn ngữ vì chúng sẽ cho bạn rất nhiều thông tin
hữu ích.
 Hãy thận trọng với những cụm chỉ sự tuyệt đối như always, never,
invariably, none, all, every hay must. Những phương án có những
cụm từ dạng này thường khó có khả năng trở thành đáp án đúng. Khi
thấy phân vân, hãy thử thay chúng bằng những cụm từ cùng loại chỉ
mức độ tương đối như frequently/ typically (thay cho always hay
most), some (thay cho all/ every). Kiểm tra xem phương án trả lời hợp
lý hơn hay kém hợp lý hơn lựa chọn ban đầu thì bạn sẽ xác định được
phương án trả lời cuối cùng.
 Cách diễn đạt theo hướng ngược lại cũng sẽ là những lời gợi ý quý
giá. Đôi thi, người ra đề thường thêm vào những cụm từ định lượng
hoặc những cụm để làm rõ ý nghĩa vào phương án trả lời đúng trong
các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc các câu đúng (True) trong phần
True/False. Ví dụ: Under typical conditions, most of a child's core
values are set by approximately age ten. (Trong những điều kiện
nhất định, hầu hết giá trị tinh thần cốt lõi của một đứa trẻ được thiết

lập lúc trẻ xấp xỉ 10 tuổi). Trong ví dụ trên, những cụm từ in nghiêng
được gạch chân đã hạn chế và nêu rõ điều kiện để câu nói này đúng.
Xác định được những gợi ý dưới dạng như thế này sẽ giúp bạn nhận
diện câu trả lời đúng.
Nói cách khác, những cái “bẫy” trong các câu hỏi nhiều lựa chọn và các câu
sai trong phần True/False thường không được “trau chuốt” về mặt từ ngữ.
Chúng thường mang ý nghĩa quá tuyệt đối. Quay trở lại ví dụ trên, nếu ta bỏ
hết những cụm định lượng thì mức độ chính xác của câu nói rất đáng nghi
ngờ: A child's values are set by age ten.
Cuối cùng khi bạn đã áp dụng hết những chiến thuật mà bạn biết mà vẫn còn
nhiều hơn 1 phương án trả lời, bạn không còn cách nào khác ngoài việc
“đoán” đáp án. Khi đó hãy chọn phương án nào dài hơn và có nhiều cụm
định lượng/ làm rõ nghĩa hơn trong cách diễn đạt. Áp dụng bí quyết tương tự
đối với các câu True/False: câu đúng (True) thường là những câu chi tiết
hơn, có nhiều cụm từ định lượng/ làm rõ nghĩa hơn; câu sai (False) là những
câu ngắn và thường mang những cụm có ý nghĩa tuyệt đối.

×