Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thanh khoản TTCK: Một góc nhìn khác! docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.71 KB, 5 trang )

Thanh khoản TTCK: Một góc nhìn
khác!
Tuy nhiên, trên thị trường tài chính nói chung, tính thanh khoản không hẳn là một
khái niệm khẳng định giá trị thực của thị trường, hay tài sản được giao dịch.
Thanh khoản của toàn thị trường, và thanh khoản của một loại tài sản tăng cao,
không có nghĩa giá trị của thị trường, hay tài sản đó được đánh giá tốt và ngược
lại.

Dòng tiền đầu cơ tái nhập cuộc

Nếu như vàng là loại tài sản có tính thanh khoản rất cao, bất kỳ lúc nào cũng có
thể chuyển thành tiền dễ dàng với giá ổn định, thì máy móc cũ là loại có thanh
khoản thấp, bán không ai mua hoặc chỉ mua rẻ. Trong lĩnh vực ngân hàng, thanh
khoản là lượng tiền mặt mà một ngân hàng đang nắm giữ và có thể sử dụng.

Trên TTCK, một mã cổ phiếu được coi là có thanh khoản tốt khi nó được giao
dịch nhiều, tức là người ta có thể mua hay bán nó tương đối dễ dàng. Còn nếu xét
tổng thể cả một sàn giao dịch như HOSE hay HNX thì “thanh khoản của thị
trường” đồng nghĩa với tổng khối lượng/giá trị giao dịch của tất cả các cổ phiếu
trong một hoặc một số phiên giao dịch. Hiện nay, mọi người gần như đều có cách
nhìn chung: Chứng khoán được giao dịch nhiều thì gọi là thanh khoản cao, trái lại
là thấp.

Đối với các chuyên gia chứng khoán, các nhà đầu tư và nhất là các công ty chứng
khoán (CTCK) sống nhờ phí môi giới thì thanh khoản cao hiển nhiên tốt hơn thanh
khoản thấp, thị trường sôi động lắm kẻ bán người mua nhất định phải thú vị hơn
thị trường lặng ngắt, mua bán cầm chừng. Nếu thị trường cứ lạnh lẽo triền miên thì
các CTCK sẽ lâm nguy nên không có gì khó hiểu khi các CTCK luôn hô hào, động
viên, kích thích tinh thần nhà đầu tư. Nhiều người luôn nói rằng TTCK là hàn thử
biểu của nền kinh tế; TTCK mà sôi động tức là nền kinh tế đang tốt và ngược lại,
TTCK èo uột chứng tỏ nền kinh tế đang trì trệ. Do đó thanh khoản cao là biểu hiện


tích cực, đáng mừng.

Trong những tháng vừa qua, TTCK Việt Nam có thanh khoản rất thấp. Những
phiên giao dịch triền miên “rớt dài” với tổng giá trị của cả hai sàn chỉ đạt trên dưới
500 tỷ đồng. Hàng chục tới hàng trăm mã cổ phiếu không có giao dịch hoặc chỉ
được mua bán cầm chừng khoảng 100 cổ phiếu/ phiên. Tổng giám đốc một CTCK
cho rằng, các nhà đầu tư đang dần rời bỏ thị trường, bởi không có sóng đầu cơ và
cũng chưa có lý do gì để nổi sóng.

Trên thực tế, bên cạnh nhiều DN niêm yết thua lỗ trong 2 quý đầu năm 2011,
nhiều DN trong các lĩnh vực ngân hàng, khoáng sản, điện tử, cao su vẫn đạt lợi
nhuận cao, thậm chí tăng trưởng 30-100% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài khối
ngân hàng, có thể kể các mã BMC, LAF, HGM, PHR, DPR, HBR, TRC, TNR,
SBT, VPK như những điểm sáng về lợi nhuận, nhưng thanh khoản cổ phiếu của
các DN này cũng không vì thế mà tốt hơn, hoặc nổi bật trong khí hậu ảm đạm
chung.

Trong khi đó, vẫn với những DN đó, với những kết quả kinh doanh tương tự, chỉ
cần thị trường tài chính có tín hiệu tích cực về lãi suất tín dụng, dòng tiền lập tức
chảy vào TTCK và vực dậy thanh khoản. Những phiên phục hồi mạnh của thị
trường cuối tháng 8 đã giúp thanh khoản của 2 sàn HoSE và HNX tăng lần lượt
112 và 114% so với thời điểm cuối tháng 7. Có thể nói, dòng tiền đầu cơ đã tái
nhập cuộc.

Bong bóng và dòng chảy

Nhưng cũng theo Keynes, tình hình sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm khi hoạt động
kinh doanh đích thực lại trở thành những bọt bong bóng trong cơn lốc đầu cơ.
Dòng tiền đầu cơ co hẹp, thanh khoản chứng khoán suy yếu là lẽ đương nhiên.


Trong trường hợp thứ nhất, hoạt động đầu cơ trên các sàn giao dịch, bao gồm
chứng khoán, chỉ là sản phẩm phụ của nền kinh tế thực. Còn trong trường hợp thứ
hai, nền kinh tế thực trở thành sản phẩm phụ của một hệ thống giao dịch ảo khổng
lồ của các sàn, sở giao dịch hàng hóa từ cà phê, lúa gạo, dầu mỏ, kim loại, tiền tệ
tới chứng khoán.

Chính vì thế, TTCK mới được gọi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Nhưng ở
TTCK Việt Nam, do tính chất phôi thai và chưa hoàn thiện các hành lang pháp lý
rõ ràng, sự biểu hiện cũng khác, đôi khi khác hẳn với TTCK thế giới.

Dĩ nhiên là với các nhà đầu cơ, họ không có mục đích gắn bó với DN mà họ mua
cổ phiếu, mà chỉ quan tâm tới chênh lệch thị giá của cổ phiếu. Hoạt động đầu cơ
của họ không gây hại gì cho nền kinh tế, mà còn có tác dụng tích cực. Chính nhờ
có các nhà đầu cơ mà việc giao dịch trở nên linh hoạt, dễ dàng hơn với cả người
bán lẫn người mua.

Ở TTCK Việt Nam, những lúc thị trường lên cơn sốt, cảnh nhà đầu tư “chân
chính” lẫn nhà đầu cơ đều giàu lên nhanh chóng khiến ai cũng thấy mình là thiên
tài về đầu tư tài chính. Người người lao vào chứng khoán, nhà nhà say mê cổ
phiếu. Ai cũng phấn khởi, các công ty môi giới còn phấn khởi hơn khi thống kê
lượng giao dịch trong ngày. Bong bóng không còn sủi lăn tăn nữa, mà sôi ùng ục
như dòng nham thạch. Tổng giá trị của các giao dịch đầu cơ trên mọi loại sàn giao
dịch phình ra gấp bội so với chính nhu cầu thị trường vốn. Nền kinh tế thực chìm
nghỉm trong các hoạt động đầu cơ.

Bong bóng chứng khoán kéo theo bong bóng nhà đất và dòng tiền đầu cơ trên thị
trường bất động sản cũng đẩy giá cả tất cả các mặt hàng tăng vọt khiến chỉ số CPI
cao ngất ngưởng. Các ngân hàng tranh thủ đẩy mạnh cho vay để tiêu dùng, đầu tư
Hàng hóa bán được nhiều hơn, lượng cung tiền dồi dào trong không khí hồ hởi
phấn khởi. Vòng xoáy cứ thế tiếp tục.


Không khí đó khiến người ta ngây ngất, nghĩ rằng nền kinh tế sẽ an toàn với đà
tăng trưởng thần kỳ và không ai cảnh giác rằng đó chỉ là tình trạng phồn vinh giả
tạo dựa bong bóng nhà đất, chứng khoán. Chỉ cần một cú vấp trên con đường mà
cỗ xe kinh tế đang chạy là lập tức gây nên phản ứng dây chuyền; giá nhà đất,
chứng khoán tụt không phanh, các khoản nợ không trả được, hàng hóa chất đống
không bán được, mọi hoạt động tín dụng, sản xuất bị tắc nghẽn, thất nghiệp và lạm
phát bùng nổ. Đó là bức tranh của các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Kết luận

Nếu nghiên cứu sâu hơn, ta có thể thấy những nguyên nhân khác của khủng hoảng
kinh tế thực ra không phải chỉ là các hoạt động đầu cơ. Hoạt động đầu cơ ở bề nổi,
dễ nhận thấy, nên hay bị đổ tội. Nhưng không thể nói là đầu cơ không góp phần
cho chu kỳ khủng hoảng đến nhanh hơn.

Ở thời điểm hiện nay, TTCK có vẻ đã qua cơn suy thoái về thanh khoản. Nhưng
đà tăng của 2 chỉ số, lẫn khối lượng và giá trị giao dịch trên hai sàn mấy ngày qua,
liệu có phải là bền vững? Một số nhà đầu cơ đã bắt đầu có động thái vớt đáy, mua
vào bình quân giá, hoặc hoạt động chốt lời trong ngắn hạn.

Nếu nhìn ở góc độ tích cực, hoạt động đầu cơ cũng đang đóng góp vào sự cải thiện
của thị trường. Nhưng nếu chỉ mua đi bán lại và không thực góp phần phục hồi
hoạt động sản xuất kinh doanh, không tạo đòn bẩy cho thị trường vốn hoạt động
trở lại, với niềm tin chỉ còn lắt lay được sống dậy thì chỉ số chứng khoán cả hai
sàn có tăng bao nhiêu cũng không phải là một dấu hiệu tốt. Nó cũng cho thấy nền
kinh tế thực vẫn đang ở đâu đó xa lắc trong tầm nhìn của nhà đầu tư và những
người vừa đổ tiền vào TTCK chỉ với mục tiêu chăm chăm mua bán, tìm cách phù
phép các con sóng ảo để kiếm lời ngắn hạn.


Vì vậy, mọi đánh giá tích cực đôi khi lạc quan quá sớm hoặc chỉ là từ các định chế
tạo lập thị trường hô hào nhằm cải thiện thanh khoản thị trường tích cực hơn nữa,
chúng ta cũng nên cẩn trọng và nhìn nhận ở nhiều góc độ.

×