Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ đổ nhiều mồ hôi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.44 KB, 4 trang )

1

Nguyên nhân và cách xử trí khi
trẻ đổ nhiều mồ hôi



Các mẹ không nên quá lo lắng nếu bé đổ mồ hôi mà không kèm theo các dấu
hiệu như sốt cao, rối loạn hô hấp hoặc viêm amidan… Nhiều trường hợp bé
đổ mồ hôi sau khi bú mẹ hoặc bú bình. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường
ở trẻ. Bé đổ mồ hôi để làm mát cơ thể hoặc để phản ứng với nhiệt độ của ấm
nóng của sữa. Một số bé khác lại có xu hướng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm.

Nguyên nhân ra mồ hôi trộm


2



- Chứng ra mồ hôi trộm này thường hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin D trong giai
đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc,
hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích.
Trẻ hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc
ngủ nên bé hay rụng tóc vùng gáy. – Trẻ dưới 1 tuổi thường hay thiếu vitamin D,
do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất.
- Do khi bé ngủ các mẹ đắp quá nhiều chăn cho con, hoặc phòng ngủ quá bí hơi
không có chỗ thông gió. Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một
chứng bệnh, cha mẹ chỉ cần làm thông thoáng phòng ngủ cho con là được.
- Sự sợ hãi trong giấc ngủ cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh,


gây nên hiện tượng đổ mồ hôi và làm bé bị lạnh. Các cha mẹ nên chú ý nếu bé
căng thẳng khi ngủ (có thể do ban ngày bé vận động quá nhiều, gây nên mệt mỏi).
3


Bé bị mồ hôi trộm do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường xuất hiện khi bé ngủ
Ngoài ra, hiện tượng đổ nhiều mồ hôi cũng có thể liên quan đến một số chứng
bệnh khác ở bé như:
- Bé bị thiếu canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng)
- Bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch (bé bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi)
- Bé bị rối loạn thần kinh cảm giác…
Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở bé đi kèm với
những dấu hiệu bất thường khác về sức khỏe.
Đổ mồ hôi cũng là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi
ở bé. Khi ấy, bạn nên cặp nhiệt độ để kiểm tra xem bé có sốt cao không.
Cách chăm con khi bé đổ nhiều mồ hôi



- Bổ sung vitamin D: Những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời
vào buổi sáng để tắm nắng cho bé bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng
nên tăng dần từ 15 – 30 phút. Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng
càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào.
4

- Các mẹ nên cho con uống nước thường xuyên kể cả khi cơ thể bé không thiếu
nước nhé. Với bé chưa đến tuổi ăn dặm, bạn nên tăng cường các cữ bú trong ngày
để bổ sung lượng nước đã mất theo mồ hôi.
- Nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi
trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ

hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.
- Nên tắm cho bé bằng nước ấm, đồng thời, hạn chế sử dụng sữa nóng trước giờ
ngủ vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé.
- Các mẹ nên thử kiểm tra xem bé có mặc quá nhiều quần áo hoặc được ủ quá ấm
hay không. Nếu là mùa đông, các mẹ nên mặc quần áo ấm nhưng vẫn đảm bảo
thoáng khi bé ngủ hoặc ở trong phòng kín để tránh đổ mồ hôi.
- Tuyệt đối không nên để bé nằm trên chất liệu nhựa hoặc nilon để hạn chế trường
hợp bé không thể thoát mồ hôi. Tốt nhất, các mẹ nên cho bé nằm trên những miếng
vải có độ hút ẩm cao.



- Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm
và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Nên cho con ăn nhiều loại rau quả có tính mát:
rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạn chế các thức ăn
sinh nhiệt, cay nóng.

×