Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Kinh doanh áo cưới: Thách thức khủng hoảng kinh tế để phát triển pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.76 KB, 15 trang )




Kinh doanh áo cưới:
Thách thức khủng hoảng
kinh tế để phát triển


Nếu bạn có gout thời trang tinh tế và đam mê đồ cưới thì kinh doanh áo cưới
là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Cùng với sự phát triển của công nghệ tổ chức đám cưới, kinh doanh áo cưới
đang trở thành ngành kinh doanh ăn nên làm ra bất chấp khủng hoảng kinh tế.
Bởi xuất phát từ quan niệm “trăm năm chỉ có một ngày”, các đôi uyên ương
sẵn sàng chi mạnh tay để được sở hữu hay thuê một bộ váy cưới ưng ý.


Một số mẫu váy cưới của nhà thiết kế danh tiếng Vera Wang
Nếu bạn có gout thời trang tinh tế và đam mê đồ cưới thì kinh doanh áo cưới
là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Để thành công với ngành kinh doanh áo cưới, ngoài việc cung cấp các mẫu
váy cưới chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu của cô dâu và các xu hướng thời
trang cưới thay đổi hằng ngày, bạn còn cần đến rất nhiều kỹ năng quan trọng
khác như xây dựng kế hoạch kinh doanh, marketing, quản lý, nghệ thuật giao
tiếp với khách hàng cũng như với các đối tác, các nhà bán lẻ váy cưới.
Dù bạn có ý định kinh doanh áo cưới may sẵn hay tự thiết kế/may đo áo cưới
thì bạn vẫn có thể đi theo những bước hướng dẫn sau:

1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể
Tạp chí Entrepreneur đã đưa ra kết luận chỉ những người không mở doanh
nghiệp mới không lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp các
doanh nhân tương lai giải quyết được những khúc mắc, khó khăn trong việc


điều hành một shop áo cưới thực sự, nhất là khi gặp vấn đề về mặt phương
hướng.
Khi lập kế hoạch kinh doanh, hãy suy nghĩ cẩn thận về địa điểm, các vấn đề
tiếp thị, nhập hàng, quản lý, nguồn nhân lực và tài chính. Bạn phải xin loại
giấy phép nào để có thể hoạt động và làm thế nào để có được giấy phép đó?
Bạn sẽ nhập những mặt hàng nào? Bạn sẽ cung cấp những loại dịch vụ nào?
Bạn có bạn hàng tin cậy hay phải gặp gỡ làm quen và thiết lập quan hệ với
các đối tác?


Đây chỉ là một vài trong những điều bạn cần phải xem xét khi lập kế hoạch
kinh doanh. Đừng tiết kiệm thời gian xem xét và sửa lại kế hoạch này vì nó sẽ
là "cuốn kinh thánh" của doanh nghiệp bạn.
Tất nhiên, không phải mọi việc đều sẽ đi theo kế hoạch, do đó, bạn không nên
dành quá nhiều thời gian chỉnh sửa đến khi nào thấy đúng mới thôi. Hãy nhớ
rằng lúc nào bạn cũng có thể xem lại và thay đổi mọi thứ tùy theo hoàn cảnh.

2. Khảo sát thị trường áo cưới

Thực hiện khảo sát thị trường các doanh nghiệp kinh doanh áo cưới đang ăn
nên làm ra tại khu vực bạn định kinh doanh xem họ nhập nguồn hàng từ đâu?
Họ chuộng phong cách áo cưới của các nhà thiết kế châu Âu hay Mỹ? Họ có
nhập các trang phục cưới cao cấp của các nhà thiết kế danh tiếng hay không?
Họ có chú trọng tới trang phục cưới giá rẻ cho những người có chi phí eo hẹp
không? Xác định các nguyên liệu vải mà họ sử dụng và mức giá mà họ đưa
ra.
Một lưu ý nữa đó là xác định thị hiếu của khách hàng và mức sống của người
đân nơi bạn định đặt cửa hàng. Váy cưới giá rẻ sẽ không được ưa chuộng tại
khu vực có mức thu nhập cao. Song nếu khu vực bạn định kinh doanh đã có
quá nhiều cửa hàng váy cưới đắt tiền, hãy thử phân khúc khác như cung cấp

áo cưới được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, sử dụng các nguyên
liệu bền vững hoặc chỉ cung cấp áo cưới nhập khẩu từ châu Âu.

3. Chọn địa điểm kinh doanh

Chọn địa điểm mở cửa hàng là một trong những việc rất quan trọng khi bắt
đầu kinh doanh. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn bất động
sản tin cậy để tìm được địa điểm thuận lợi nhất.


Mặt tiền thoáng rộng của cửa hàng áo cưới Thu Hương

Địa điểm lý tưởng cho một shop áo cưới là nơi có lưu lượng người qua lại
đông như các tuyến phố lớn hoặc gần các khu vực kinh doanh sầm uất, các
trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, Tuy nhiên, để có được địa điểm
đẹp, bạn sẽ phải trả mức chi phí thuê cửa hàng rất cao. Do vậy, bạn phải cân
đối tài chính thật kỹ trước khi quyết định.
Ngoài ra, bạn cũng phải cân nhắc xem diện tích sàn có đủ rộng để trưng bày
hàng hóa hay không. Hãy nhớ rằng, váy cưới thường khá cồng kềnh, bạn cần
phải có hệ thống tủ kính và giá đỡ đủ lớn để trưng bày váy cưới. Bạn cũng
cần có một phòng rộng để những người đi cùng của cô dâu có thể lưu lại thoải
mái (thường từ 2-4 người).

4. Thiết kế không gian cửa hàng

Không gian cửa hàng nên được thiết kế sao cho
thật thân thiện với khách hàng

Bạn cần bố trí chỗ ngồi cho những người đi theo phục vụ cô dâu


Không gian cửa hàng nên được thiết kế sao cho thật thân thiện với khách
hàng. Hãy thuê một nhà thầu chuyên nghiệp để cải tạo lại nội thất cửa hàng.
Nếu trước đó địa điểm này đã là một cửa hàng kinh doanh váy cưới rồi thì
không cần phải cải tạo nhiều. Trong trường hợp ngược lại, bạn cần phải tu sửa
lại để không gian cửa hàng trở nên ấm cúng và thu hút khách, bố trí nhiều chỗ
ngồi, phòng thử đồ lớn có trang bị gương dài tới tận sàn và phải được chiếu
sáng tốt, một khu vực tư vấn cho cô dâu.

5. Thiết kế dịch vụ

Một cửa hàng kinh doanh áo cưới thì đương nhiên cung cấp áo cưới sẽ là dịch
vụ chủ đạo song bạn có thể triển khai thêm những dịch vụ hỗ trợ khác. Đa
phần các shop áo cưới hiện nay thường kinh doanh thêm dịch vụ chụp ảnh
viện, làm album ảnh cưới cho khách. Nếu muốn kinh doanh thêm dịch vụ này
thì bạn cần phải có các trang thiết bị hiện đại, máy ảnh công nghệ mới, tuyển
thêm thợ chụp ảnh tay nghề cao và biết tạo dáng cho khách, nhân viên chỉnh
sửa ảnh, phòng chụp có phông nền, đèn hắt sáng, máy vi tính cấu hình cao và
trang phục cho chú rể.
Bạn cũng cần tìm đối tác chuyên gia công đóng cuốn, gia công ép gỗ
laminate (ảnh lớn bằng gỗ để trưng tiệc).

6. Nhập hàng

Hãy cân nhắc đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới (bạn muốn phục
vụ mọi đối tượng cô dâu hay chỉ một số đối tượng nhất định).
Xác định đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn quyết định loại áo cưới mà bạn
cung cấp. Bạn sẽ khó mua buôn váy cưới thương hiệu cao cấp vì các hãng này
không muốn mẫu váy của họ hiện diện tràn lan trong các cửa hàng. Vì vậy,
khi làm việc với các hãng sản xuất váy cưới cao cấp như Vera Wang, Reem
ACRA và Kenneth Pool, hãy cho họ thấy cửa hàng của bạn khác biệt thế nào

so với các cửa hàng kinh doanh váy cưới khác trong khu vực lân cận

.
Bạn có thể đến các buổi triển lãm cưới
để tham khảo những mẫu thiết kế ưng ý

Bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ các nhà thiết kế hoặc nhà sản xuất. Họ
thường tổ chức các show trình diễn thời trang để giới thiệu sản phẩm. Bạn có
thể tới xem các show này để lựa chọn các mẫu áo và phụ kiện. Ngoài các
show trình diễn thời trang, bạn cũng có thể lướt web tìm kiếm các nhà cung
cấp. Đừng nhập hàng quá nhiều, bạn chỉ nên nhập số lượng vừa đủ treo trong
cửa hàng, không hơn không kém.
Đừng quên nhập các phụ kiện cưới khác như giày dép, mạng che mặt, đồ
trang trí tóc, trang sức, các mẫu hoa cầm tay để cô dâu của bạn có được vẻ
ngoài hoàn hảo nhất. Làm tốt những việc này sẽ góp phần tôn lên trang phục
cưới và đây chính là nhân tố quyết định sự thành bại trong công việc kinh
doanh của bạn.

7. Sắp xếp, trưng bày hàng hóa trong cửa hàng

Sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng là một trong những cách quan trọng để thu
hút khách hàng.


Hãy xếp những chiếc áo cưới cùng phong cách vào một khu vực riêng để
thuận tiện cho bạn kiểm hàng và các cô dâu dễ lựa chọn.

Hãy xếp những chiếc áo cưới cùng phong cách vào một khu vực riêng để
thuận tiện cho bạn kiểm hàng và các cô dâu dễ lựa chọn. Váy quây, áo choàng
có đính cườm phức tạp nên được nhóm lại với nhau và bày cùng một khu vực.

Nếu bạn có bán mẫu thiết kế của các nhà thiết kế danh tiếng thì phải sắp xếp
mẫu của mỗi nhà thiết kế vào một khu vực riêng. Ví dụ, nhiều cô dâu muốn
tìm kiếm mọi thứ liên quan đến thương hiệu Vera Wang và họ sẽ dễ lựa chọn
hơn nếu bạn có khu vực riêng trưng bày mọi thứ liên quan đến thương hiệu
này.

8. Tuyển chọn nhân viên

Bạn cần tuyển những nhân viên có kinh nghiệm bởi các cô dâu cần được tư
vấn để chọn được chiếc váy cưới ưng ý.
Nhân viên làm nghề này cần có tính kiên nhẫn, hiểu biết về đặc điểm của từng
loại vải cũng như các kiểu áo phù hợp với từng loại vóc dáng để có sự tư vấn
tốt nhất cho khách hàng.




Bạn cần đào tạo các kỹ năng này cho nhân viên. Hãy lưu ý họ rằng mua sắm
váy cưới cũng là một trải nghiệm và họ cần làm sao để cô dâu có được những
trải nghiệm đặc biệt nhất tại cửa hàng bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần tuyển thợ trang điểm và làm tóc chuyên nghiệp cho
cửa hàng mình. Hiện nay, các cơ sở dạy làm tóc và trang điểm chuyên nghiệp
mọc lên rất nhiều, vì vậy không khó để bạn tuyển nhân sự trong lĩnh vực này.
Khi tuyển thợ làm tóc và trang điểm bạn cần lưu ý ngoài tiêu chí tay nghề tốt,
gout thẩm mỹ cao, nắm bắt nhanh các xu hướng làm tóc và trang điểm, các
nhân viên này cần có thái độ niềm nở, tận tình, nhẹ nhàng và hiểu ý khách.

9. Mở cửa hàng



Sau khi nhập hàng, tuyển chọn xong nhân viên, giờ là lúc bạn khai trương cửa
hàng. Bạn có thể thu hút sự chú ý bằng cách gửi thư mời khai trương cửa
hàng tới các nhà cung cấp váy cưới trong khu vực.
Một điều quan trọng nữa là bạn nên tham dự các buổi trình diễn trang phục
cưới để các cô dâu biết về cửa hàng và chất lượng dịch vụ của bạn.
Tìm hiểu các nhà tổ chức tiệc cưới bởi những người này thường giới thiệu
cho khách hàng các shop áo cưới, đôi lúc còn đưa cô dâu tới tận cửa hàng váy
cưới để giúp chọn mẫu.

10. Bí quyết điều hành và duy trì shop áo cưới

• Việc chăm sóc khách hàng phải được đặt thành tiêu chí hàng đầu trong kinh
doanh áo cưới. Các shop áo cưới chỉ có sứ mệnh duy nhất là làm thỏa mãn
giấc mơ của các cô dâu. Hãy tặng phiếu giảm giá, phiếu quà tặng và miễn phí.
Một chủ shop áo cưới cho biết phẩm chất quan trọng nhất đối với người kinh
doanh lĩnh vực này là khiếu hài hước. Điều đó sẽ giúp các cô dâu giải tỏa
căng thẳng trong ngày trọng đại nhất cuộc đời họ.
• Hãy tặng cô dâu những cuốn cẩm nang cưới. Các cô dâu thường thích nhận
lời khuyên từ những người đáng tin cậy, vì thế nếu bạn có một cuốn cẩm nang
cung cấp thông tin, địa chỉ các thợ ảnh, thợ làm bánh cưới, người chỉnh nhạc
(DJ) hay người quay phim cho họ thì sẽ rất tốt. Bạn sẽ giúp được cô dâu lẫn
cả các doanh nghiệp nhỏ khác. Đổi lại, rất có thể các doanh nghiệp nhỏ đó sẽ
đưa địa chỉ cửa hàng bạn cho các khách hàng của họ.
• Quan tâm thường xuyên đến vấn đề tiếp thị.Hãy đăng quảng cáo trên các tạp
chí cưới địa phương hoặc khu vực. Hãy bắt đầu với những tin quảng cáo nhỏ
để tiết kiệm tiền, khi nào shop của bạn phát triển hơn thì hãy nâng cấp tin
quảng cáo.
• Hãy mời các cô dâu và các bạn hàng đăng ký blog của bạn bằng cách gửi
thư tín điện tử trong đó có các bí quyết về tổ chức đám cưới, các lời khuyên.

Luôn mang theo bên mình danh thiếp để phân phát khi cần.
• Nếu tình hình tài chính cho phép, bạn hãy tham dự các sự kiện cưới và thuê
gian hàng tại đó để quảng cáo cho shop của bạn.
Trên đây là những bước đi cơ bản giúp bạn bước đầu xác định phương hướng
kinh doanh shop áo cưới. Hi vọng bạn sẽ thành công với lựa chọn nghề
nghiệp của mình.

×