Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

GIÁO TRÌNH DẠY THI NÂNG BẬC NĂM 2012 - CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 30 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ MÁY XẾP DỠ
I. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI MÁY XẾP DỠ
I.1. Khái niệm: Máy xếp dỡ (máy nâng vận chuyển) là những máy công tác dùng để thay
đổi vị trí của đối tượng công tác nhờ thiết bị mang trực tiếp như: móc treo hoặc thiết bị
mang gián tiếp như: khung cẩu container, gầu ngoạm, nam châm điện, mâm hút chân
không, dây băng, gầu…
I.2. Phân loại máy xếp dỡ:
a) Phân loại theo đặc tính làm việc:
Theo đặc tính làm việc máy xếp dỡ có thể phân ra làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Máy xếp dỡ hoạt động theo chu kỳ: Việc xếp dỡ và vận chuyển hàng do máy
thực hiện qua từng chu kỳ làm việc. Máy xếp dỡ hoạt động theo chu kỳ chủ yếu phục
vụ các quá trình vận chuyển vật thể khối. Đặc điểm làm việc của các cơ cấu loại máy
này là ngắn hạn, lặp đi lặp lại.
- Nhóm 2: Máy xếp dỡ hoạt động liên tục (máy vận chuyển liên tục): việc xếp dỡ và vận
chuyển hàng hóa qua máy là một dòng liên tục và theo một tuyến nhất định. Khi làm
việc các quá trình chất tải và dỡ tải được tiến hành đồng thời.
b) Phân loại theo đặc tính truyển động:
Căn cứ vào đặc tính truyền động cho các cơ cấu của máy xếp dỡ người ta
phân loại máy xếp dỡ theo các loại sau:
- Máy xếp dỡ có truyền động cơ khí;
- Máy xếp dỡ có truyền động điện – cơ khí;
- Máy xếp dỡ có truyền động thủy lực, khí ép;
- Máy xếp dỡ có các hình thức truyền động kết hợp.
c) Phân loại theo thiết bị di chuyển
Căn cứ vào thiết bị di chuyển máy xếp dỡ người ta phân loại máy xếp dỡ theo
các loại sau:
- Máy xếp dỡ di chuyển trên ray;
- Máy xếp dỡ di chuyển trên bánh lốp;
- Máy xếp dỡ di chuyển bánh xích;


- Cần trục trên tàu;
- Cần trục nổi.
II. ĐẶC TÍNH KẾT CẦU VÀ KHAI THÁC
II.1. Đặc tính kết cấu:
Một máy xếp dỡ nói chung bao gồm các kết cấu sau:
- Thiết bị động lực: là nguồn động lực để cung cấp năng lượng dẫn động cho các cơ cấu
của máy (thường là động cơ đốt trong diesel, động cơ điện…)
- Hệ thống truyền động: là tập hợp các chi tiết để truyền động từ động cơ đến các cơ cấu
hoặc đến thiết bị công tác.
- Thiết bị công tác: là thiết bị trực tiếp thực hiện thao tác công nghệ xếp dỡ hàng hóa
(nâng hạ hàng, quay phần quay cần trục, thay đổi tầm với )
- Kết cấu thép: là giá để dỡ các cơ cấu của máy, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trên máy xếp
dỡ, hình dáng kích thước của máy xếp dỡ phụ thuộc chủ yếu vào kết cấu thép.
- Thiết bị di chuyển: là hệ thống dùng để đỡ và di chuyển toàn bộ kết cấu máy.
- Hệ thống điều khiển: tập hợp các chi tiết, các thiết bị để điều khiển sự hoạt động của
các cơ cấu máy xếp dỡ.
II.2. Đặc tính khai thác:
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
Đặc tính khai thác được xác định thông qua các thông số cơ bản của thiết bị:
- Sức nâng Q: là trọng lượng lớn nhất của vật nâng mà máy có thể nâng hạ được ở trạng
thái làm việc nhất định nào đó của máy (như ở tầm với cho trước, ở chiều dài cần cho
trước…). Đơn vị sức nâng là: kN hoặc Tấn (tấn ở đây là tấn lực, không phải đơn vị đo
khối lượng).
Các cần trục có hệ cần cân bằng sức nâng không thay đổi theo tầm với, gọi là cần
trục có hệ cần cân bằng hoàn toàn.
- Các cần trục có hệ cần không cân bằng thì sức nâng thay đổi theo tầm với. Biểu đồ
quan hệ giữa sức nâng và tầm với, chiều cao nâng gọi là biểu đồ sức nâng (hay còn
gọi là đường đặc tính tải trọng).

- Tầm với R: là khoảng cách theo phương ngang tính từ tâm thiết bị mang vật đến trục
quay của máy. Thông số tầm với R được dùng cho cần trục hay máy nâng có cần (đơn
vị đo tầm với: m).
- Momen hàng M
Q
: là tích số giữa sức nâng và tầm với. Mô men hàng có thể thay đổi
theo tầm với hay không thay đổi theo tầm với. Đơn vị (t.n hay kN.m)
M
Q
= QxR
- Chiều cao nâng hàng H: là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt bằng máy
đứng đến tâm thiết bị mang hàng ở vị trí cao nhất (mặt máy đứng có thể là mặt ray
hoặc mặt đất). Với các cần trục có cần thì chiều cao nâng phụ thuộc vào tầm với, tầm
với càng lớn thì chiều cao nâng hàng càng nhỏ và ngược lại.
- Khẩu độ L: là khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai đường trục của hai đường
ray mà trên đó máy di chyển. Thông số khẩu độ thường dùng cho các cần trục kiểu cầu
(cầu trục, cổng trục, cần trục cáp…). Đơn vị đo: m.
- Các thông số động học:
+ Tốc độ nâng hạ hàng: là tốc độc chuyển động tịnh tiến lên V
n
, xuống V
h
của vật
nâng. Đơn vị đo: m/s.
+ Tốc độ di chuyển của máy theo phương ngang V
dc
. Đơn vị đo: m/s.
+ Tốc độ quay phần quay của máy quay trục thẳng đứng là: n
q
. Đơn vị đo: v/ph.

+ Thời gian thay đổi tầm với T
TV
: là khoảng thời gian để thay đổi tầm với từ tầm
với nhỏ nhất R
min
đến tầm với lớn nhất R
max
. Đơn vị: m/s.
- Năng suất: là lượng sản phẩm hàng hóa được xếp dỡ và vận chuyển sau một đơn vị
thời gian (t/h, t/ca, t/ngày, m
3
/h).
- Tính vượt: là khả năng của máy vượt qua các chỗ gồ ghề, đường dốc, chướng ngại vật,
đất lún và ẩm ướt.
- Tính ổn định: là khả năng của máy chống lại sự lật khi máy xếp dỡ làm việc.
III. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CÁC HỆ THỐNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL 4 THÌ
III.1. Nguyên lý làm việc của động cơ:
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
A – Hành trình nạp
B – Hành trình nén
C – Hành trình cháy
và giản nở
D – Hành trình xả
HÌNH 1. Sơ đồ quá trình công tác của động cơ diezen bốn kỳ.
Xem mô phỏng
Để hoàn thành một chu trình công tác động cơ diesel 4 thì phải trải qua 4 giai
đoạn liên tiếp đó là:
III.1.1. Hút: (hình 1.A)

Piston từ điểm chết trên (ĐCT) đi xuống điểm chết dưới (ĐCD) tạo ra một áp thấp
ở sau nó, nhờ hệ thống phân phối khí, cam hút đội xupáp hút mở ra, không khí lọc sạch
được hút vào lòng xi lanh. Khi piston xuống điểm chết dưới xupáp hút đóng lại.
III.1.2. Thì ép: (hình 1.B)
Piston từ điểm chết dưới di chuyển lên điểm chết trên, hai xu páp hút và thải đều
đóng, không khí bị ép lại. Khi piston lên đến ĐCT thì áp suất trong xi lanh lên đến 30
→ 35 kg/cm
2
, nhiệt độ khoảng 530-730
o
C.
III.1.3. Thì giãn nở: (hình 1.C)
Khi piston lên đến ĐCT nhờ hệ thống nhiên liệu kim phun, dầu được phun vào
buồng đốt dưới dạng hơi sương, gặp phải môi trường áp suất và nhiệt độ cao, nhiên
liệu tự bốc cháy, giản nở và đẩy piston đi xuống. Thì này gọi là thì phát động .
III.1.4. Thì thoát:(hình 1.D)
Khi pittông bị đẩy xuống ĐCD nhờ quán tính của bánh đà, pittông tiếp tục chạy
trở lên, lúc này xupap thoát mở, khí cháy bị đẩy ra ngoài. Khi pittông lên đến ĐCT
xupap thoát đóng lại, xupap hút bắt đầu mở ra để khởi sự một chu kỳ khác.
III.2. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
III.2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu:
a) Nhiệm vụ:
- Cung cấp nhiên liệu cần thiết tùy theo chế độ làm việc của động cơ.
- Cung cấp lượng nhiên liệu đồng đều cho các xi lanh động cơ đúng thời điểm và đúng
thứ tự thì nổ.
- Phun sương và phân tán đều hơi nhiên liệu vào buồng đốt.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
b) Yêu cầu:

- Thùng nhiên liệu dự trữ phải đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong suốt thời
gian quy định.
- Các lọc phải sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu.
- Các chi tiết phải chắc chắn, có độ chính xác cao, dễ chế tạo.
- Thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa.
III.2.2. Phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel:
Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel bao gồm các loại:
- Bơm cao áp một tổ bơm (bơm cao áp PF).
- Bơm cao áp nhiều tổ bơm ráp chung một khối (bơm cao áp PE).
- Kim bơm liên hợp GM.
- Bơm cao áp loại phân phối, gồm:
- Bơm cao áp PSB, CAV, DPA, ROOSA MASTER, PENKING, EP – VA, EP –
VM,VE.
- Bơm thời áp (bơm CUMMINS)
1– Thùng chứa
11 – Vỏ bọc điều
tốc.
2– Ống dẫn dầu. 12 – Mạch tối đa.
3– Lọc. 13 – Tai chịu.
4
– Bơm bánh
răng.
14 – Bộ cúp dầu
5
– Bộ giảm
chấn.
15 – Ống dẫn dầu
đến kim bơm.
6– Bộ điều tốc. 16 – Cò mổ kim.
7– Lọc tinh. 17 – Đũa đẩy.

8– Quả tạ. 18 – Ống dầu về.
9
– Mạch cầm
chừng.
19 – Lỗ định
lượng.
10
– Vít chỉnh tối
thiểu
20 – Cam điều
khiển kim.
(Sơ đồ hệ thống nhiên liệu CUMMINS)
III.2.3. Sơ đồ nguyên lý hoạt động tổng quát của bơm cao áp PE
a) Cấu tạo:
1 – Thùng chứa. 8 – Đường dầu về
2 – Lọc sơ cấp. 9 – Van an toàn
3 – Bơm tiếp vận. 10 – Bơm tay
4 – Lọc thứ cấp.
11 – Lưới lọc và
van một chiều
5 – Bơm cao áp. 12 – Bộ điều tốc
6 – Ống cao áp. 13 – Đai ốc xả gió
7 – Đến kim phun

(Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel có van an toàn lắp ở lọc thứ cấp)
Xem mô p hỏng
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
1 – Thùng chứa. 7 – Lọc thứ cấp.

2 – Lưới lọc và van 1
chiều.
8 – Ống cao áp
3 – Lọc thứ cấp. 9 – Kim phun
4 – Bơm tiếp vận. 10 – Van an toàn
5 – Bơm tay. 11 – Bộ điều tốc
6 – Bơm cao áp.
12 – Đường dầu
về
(Hệ thống nhiên liệu động diesel có van an toàn ở bơm cao áp).
Xem mô phỏng
b) Nguyên lý hoạt động:
Khi động cơ làm việc, bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc thô đến
lọc tinh rồi đến bơm cao áp. Một van an toàn giới hạn áp suất nhiên liệu và dẫn dầu về
thùng chứa khi tốc độ động cơ cao. Dầu vào bơm cao áp được nén lên áp lực cao qua
đường ống đến kim phun phù hợp với thứ tự thì nổ của động cơ. Kim phun xịt nhiên
liệu vào xi lanh đúng thời điểm. Nhiên liệu dư ở kim phun được đưa về thùng chứa
qua đường dầu về.
III.3. Bơm cao áp PE
a) Cấu tạo:
1- Bộ điều tốc cơ khí.
2- Bơm tiếp vận.
3- Bộ phun dầu sớm.
Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bơm cao áp PE:
PE: chỉ loại bơm cao áp cá
nhân có chung một cốt cam
được điều khiển qua khớp nối.
Nếu có thêm chữ S: cốt cam bắt
trực tiếp vào động cơ không
qua khớp nối.

6: chỉ số xilanh bơm cao áp
(bằng số xilanh động cơ).
A: kích thước bơm (A: cỡ
nhỏ, B: cỡ trung, Z: cỡ lớn, M:
cỡ thật nhỏ, P: đặc biệt, ZW: cỡ
thật lớn).
70: chỉ đường kính piston
bơm bằng 1/10mm (70 =
7mm).
B: chỉ đặc điểm thay thế các
bộ phận trong bơm khi lắp ráp
bơm (gồm có : A,B,C,Q,K,P)
4: chỉ vị trí dấu ghi đầu cốt
bơm. Nếu số lẻ: 1,3,5 dấu ghi ở
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
PE 6 A 70 B 4 1 2 R S114
PES 6 A 70 A 2 1 2 3 R S64
đầu cốt bơm. Nếu số chẵn:
2,4,6 thì dấu nằm bên phải nhìn
từ phía cửa sổ.
1: chỉ bộ điều tốc (0: không
có, 1: ở phía trái, 2: ở phía
phải).
2: chỉ vị trí bộ phun dầu sớm
(như bộ điều tốc). R:chỉ chiều
quay bơm: R:cùng chiều kim
đồng hồ
1 - Lò xo cao áp

2 - Đầu nối đường ống cao áp
3 - Van cao áp
4 - Đế (bệ) van cao áp
5 - Xi lanh bơm
6 - Piton bơm
7 – Manchon
8 - Đế và chén chận lò xo
9 - Lò xo
10 - Chén chận lò xo
11 - Vít điều chỉnh vị trí của
piston và vít khoá
12 - Con đội
13 - Con lăn
14 - Cam
(Cấu tạo một tổ bơm cao áp PE).
Xem mô phỏng
b) Nguyên lý làm việc:
Phần đầu piston bơm có xẻ rãnh hình chéo (lằn vạt chéo). Piston chuyển động
tịnh tiến trong xilanh và hai bên xilanh có lỗ thoát nhiên liệu.
- Khi piston bơm ở vị trí thấp nhất thì nhiên liệu từ lỗ bên trái tràn vào chứa đầy thể tích
công tác (bao gồm: phía trên piston và rãnh lõm ở đầu piston) vị trí I.
- Khi piston đi lên, nhiên liệu được ép lại và bị đẩy một phần qua lỗ : vị trí II.
- Piston tiếp tục đi lên và che lấp gờ trên của lỗ: vị trí III, từ đó trở đi nhiên liệu đi vào
đường ống cao áp đến kim phun: vị trí IV.
- Piston tiếp tục đi lên và khi gờ dưới của rãnh lõm bắt đầu mở lỗ: vị trí V, kể từ đó trở
đi nhiên liệu theo rãnh lõm qua lỗ ra ngoài : vị trí VI.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
(Sơ đồ công tác bơm cao áp)

Xem mô phỏng
Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi
thời gian phun. Thời phun càng lâu lượng dầu càng nhiều động cơ chạy nhanh, thời
gian phun ngắn dầu cang ít động cơ chạy chậm. Khi ta xoay piston để rãnh đứng ngay
lỗ dầu về thì sẽ không có vị trí án mặc dù piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không được
ép, không phun động cơ ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu).
Lằn vạt xéo trên đầu piston có 3 loại:
- Lằn vạt xéo phía trên.
- Lằn vạt xéo phía dưới.
- Lằn vạt xéo trên dưới.
Trung bình
(Định lượng nhiên liệu của bơm cao áp PE).

Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
(a) (b) (c)
(Cấu tạo đầu Piston bơm PE).

a) Lằn vạt xéo trên dưới:
Điểm khởi phun và kết thúc
phun thay đổi.
b) Lằn vạt xéo trên: Điểm
khởi phun thay đổi, điểm dứt
phun cố định.
c) Lằn vạt xéo dưới: Điểm
khởi phun cố định, định dứt
phun thay đổi
III.4. Bộ phun dầu sớm tự động trên bơm cao áp PE
a) Cấu tạo:


1 – Mâm thụ
động
8 – Vít châm dầu

2 – Trục lắp quả
tạ
9 – Vít đậy

3 – Vỏ ngoài
10 – lông đền
chêm

4 – Vỏ trong 11 – Lò xo

5 – Mâm chủ
động
12 – Tán

6 – Quả tạ 13 – Khớp nối
( Bộ phun dầu sớm tự động trên bơm PE).

7 – Vít xả gió 14 – Quả tạ

Gồm: một mâm nối thụ động (1) bắt vào đầu cốt bơm cao áp nhờ chốt then hoa và
đai ốc giữ. Một mâm nối chủ động (5) có khớp nối để nhận truyền động từ động cơ.
Chuyển động quay của mâm chủ động truyền qua mâm thụ động qua hai quả tạ (14).
- Trên mâm thụ động có ép hai trục thẳng góc với mâm, hai quả tạ quay trên hai trục
này. Đầu lồi còn lại của quả tạ tỳ vào chốt của mâm chủ động, hai quả tạ được kềm
vào nhau nhờ hai lò xo, đầu lò xo tựa vào trục, đầu còn lại tỳ vào chốt ở mâm chủ

động. Một miếng chêm nằm trên lò xo để tăng lực lò xo theo định mức. Một bọc dính
với mâm chủ động có nhiệm vụ bọc hai quả tạ và giới hạn tầm di chuyển của chúng.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
- Tất cả các chi tiết được che kín bằng một bọc ngoài cùng vặn vào bề mặt có ren của
mâm thụ động. Các vòng đệm kín bằng cao su hoá học đảm bảo độ kín giữa bọc và
mâm chủ động. Nhờ vậy mà bên trong toàn bộ có đầy dầu nhớt bôi trơn.
- Trên động cơ Diesel khi tốc độ càng cao, góc phun dầu càng sớm để nhiên liệu đủ thời
gian hoà trộn tự bốc cháy phát ra công suất lớn nhất. Do đó trên hầu hết các động cơ
Diesel có phạm vi thay đổi số vòng quay lớn đều có trang bị bộ phun dầu sớm tự động.
Đối với bơm cao áp PE việc định lượng nhiên liệu tuỳ theo vị trí lằn vạt xéo ở píttông
đối với lỗ dầu ra hay vào ở xi lanh.
- Với píttông có lằn vạt xéo phía trên thì điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố
định. Với píttông có lằn vạt xéo cả trên lẫn dưới không cần trang bị bộ phun dầu sớm
tự động vì bản thân lằn vạt xéo đã thực hiện việc phun dầu sớm tự động.
- Với píttông có lằn vạt xéo phía dưới thì điểm khởi phun cố định, điểm dứt phun thay
đổi. Thông thường các bơm cao áp PE đều có lằn vạt xéo phía dưới nên phải trang bị
bộ phun dầu sớm tự động.
- Da số bơm cao áp PE người ta ứng dụng bộ phận tự động điều khiển góc phun sớm
bằng ly tâm. Điển hình của loại này là bộ phun sớm tự động của hãng Bosch.
b) Nguyên tắc hoạt động bộ phun sớm kiểu ly tâm của hãng Bosch :
I – Không làm việc II – Phun sớm tự động tối đa 10
o
(Nguyên lý làm việc của bộ phun dầu sớm PE).
Khi động cơ làm việc, nếu vận tốc tăng, dưới tác dụng của lực ly tâm hai quả tạ
văng ra do mâm thụ động quay đối với mâm chủ động theo chiều chuyển động của cốt
bơm do đó làm tăng góc phun sớm nhiên liệu.
Khi tốc độ giảm, lực ly tâm yếu hai quả tạ xếp vào, lò xo quay mâm thụ động
cùng với trục cam đối với mâm chủ động về phía chiều quay ngược lại. Do đó làm

giảm góc phun nhiên liệu.
III.5. Bộ điều tốc:
III.5.1. Công dụng:
Khi ôtô máy kéo làm việc tải trọng trên động cơ luôn thay đổi. Nếu thanh răng của
bơm cao áp hoặc bướm tiết lưu giữ nguyên một chỗ thì khi tăng tải trọng, số vòng
quay của động cơ sẽ giảm xuống, còn khi tải trọng giảm thì số vòng quay tăng lên.
Điều đó dẫn đến trước tiên làm thay đổi tốc độ tiến của ôtô máy kéo, thứ hai là động
cơ buộc phải làm việc ở những chế độ không có lợi.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
Để giữ cho số vòng quay trục khuỷu động cơ không thay đổi khi chế độ tải trọng
khác nhau thì đồng thời với sự tăng tải cần phải tăng lượng nhiên liệu cấp vào xilanh,
còn khi giảm tải thì giảm lượng nhiên liệu cấp vào xilanh.
Khi luôn luôn có sự thay đổi tải trọng thì không thể dùng tay mà điều chỉnh lượng
nhiên liệu cấp vào xilanh. Công việc ấy được thực hiện tự động nhờ một thiết bị đặc
biệt trên bơm cao áp gọi là bộ điều tốc.
Bất kỳ bộ điều tốc loại nào cũng có nhiệm vụ sau:
- Điều hoà tốc độ động cơ dù có tải hay không tải (giữ vững một tốc độ hay trong
phạm vi cho phép tuỳ theo loại ) có nghĩa là lúc có tải hay không tải đều phải giữ một
tốc độ động cơ trong lúc cần ga đứng yên.
- Đáp ứng được mọi vận tốc theo yêu cầu của động cơ.
- Phải giới hạn được mức tải để tránh gây hư hỏng máy.
- Phải tự động cúp dầu để tắc máy khi số vòng quay vượt quá mức ấn định.
III.5.2.Phân loại:
Khi phân loại các bộ điều tốc người ta căn cứ vào những đặc điểm sau:
a) Theo tính chất truyền tác dụng: Có hai loại:
- Bộ điều tốc tác dụng trực tiếp.
- Bộ điều tốc tác dụng gián tiếp.
b) Theo vùng bao chế độ tốc độ: Có 3loại:

- Loại một chế độ.
- Loại hai chế độ.
- Loại nhiều chế độ.
c) Theo công dụng của bộ điều tốc: Có hai loại:
- Loại di chuyển: Đặt trên động cơ của các máy di chuyển.
- Loại tĩnh tại: Đặt trên động cơ tỉnh tại, bảo đảm điều chỉnh tốc độ với độ chính xác
cao trong các máy phát điện Diesel.
d) Theo nguyên tắc tác dụng của phần tử nhạy cảm: Có 4 loại:
- Loại cơ khí với phần tử nhạy cảm ly tâm.
- Loại áp thấp.
- Loại thuỷ lực.
- Loại cơ thuỷ lực.
III.5.3.Bộ điều tốc kiểu cơ khí:
Hiện nay có rất nhiều bộ điều tốc cơ khí như: loại một chế độ, loại hai chế độ, loại
nhiều chế độ. Thông dụng nhất trên ôtô máy kéo hiện nay là bộ điều tốc cơ khí nhiều
chế độ. Trong phần này chúng ta tìm hiểu kỹ về bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ.
a) Nguyên lý cấu tạo:
Hầu hết các bộ điều tốc cơ khí đều có 4 bộ phận chính để có thể vận chuyển điều
hoà với nhau.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
- Bộ phận động lực: Cốt bơm truyền sức trực tiếp qua quả văng. Hai quả văng dang ra
do lực ly tâm.
- Cần liên lạc: Là một hệ thống đòn bẩy tay đòn, thanh kéo, trục tay đòn liên lạc với bộ
phận đông lực và thanh răng điều khiển lưu lượng nhiên liệu.
- Thanh răng điều khiển đưa nhiên liệu vào ít hay nhiều đến kim phun để xịt vào xilanh
tùy theo vị trí.
- Ngoài ra còn có lò xo tốc độ đặt đối chọi với lực ly tâm của hai quả tạ và đẩy thanh
răng về chiều nhiên liệu khi động cơ chưa làm việc. Đồng thời có các vít điều chỉnh

khâu trượt. Tất cả các bộ phận trên được bố trí trong vỏ điều tốc.
1- Thanh Răng
2, 3, 4, 7 – Các
cần điều khiển
5 – Cốt gắn khâu
trượt
6- Quả tạ
( Hình vẽ - Bộ điều tốc cơ khí gắn trên bơm PE).
b) Nguyên lý làm việc:
 Phát hành động cơ:
Khi phát hành ta kéo ga theo chiều tăng. Qua trung gian lò xo tốc độ, tay đòn, cần
liên hệ kéo thanh qua chiều tăng, động cơ phát hành dễ dàng. Khi động cơ đã nổ rồi
cốt bơm quay, dưới tác dụng của lực ly tâm hai quả tạ bung ra đẩy khâu trượt tỳ lên tay
đòn cân bằng với sức căn lò xo nên đẩy khâu trượt ra đẩy tay đòn, điều khiển thanh về
chiều giảm dầu, tốc độ giảm xuống lực ly tâm cân bằng với lò xo, hai quả tạ ở vị trí
thẳng đứng.
 Bộ điều tốc làm việc khi thay đổi tải:
Động cơ đang làm việc ở chế độ ổn định. Ví dụ tải tăng như khi xe đang lên dốc
hay máy cung cấp điện nhiều, vì tải tăng nên tốc độ động cơ giảm, nên lực ly tâm của
hai quả tạ giảm theo, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc thắng lực ly tâm nên đẩy khâu
trượt đi vào, qua trung gian tay đòn và cần điều khiển, kéo thanh răng về chiều tăng
dầu,hai quả tạ lại bung ra cân bằng với lực lò xo.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
Nếu ta giảm tải như xe xuống dốc hay máy cung cấp điện dùng ít, tốc độ động cơ
có khuynh hướng tăng lên, lực ly tâm của hai quả tạ tăng theo, hai quả tạ dang ra thắng
sức căng lò xo điều tốc, qua cần liên hệ kéo thanh răng về chiều giảm dầu để tốc độ
giảm lại về vị trí ban đầu, đến khi ổn định hai quả tạ ở vị trí thẳng đứng cân bằng với
sức căng lò xo điều tốc.

Như vậy cần ga ở một vị trí mà thanh răng tự động thêm hay bớt dầu khi tải tăng
hay giảm.
Ví dụ vì lý do nào đó tốc độ động cơ vượt quá tốc độ giới hạn, lúc này lực ly tâm
quả tạ lớn, hai quả tạ bung ra hết cỡ đẩy khâu trượt đi ra, qua tay đòn và cần liên hệ
đẩy thanh răng về chiều cúp dầu, động cơ ngừng, không hại máy.
III.6. Kim phun
Phân loại kim phun:
 Căn cứ vào số lò xo trong kim:
- Kim phun thân kim có một lò xo.
- Kim phun thân kim có hai lò xo.
Để phù hợp với các thiết bị thực tế hiện đang sử dụng tại PTSC Thanh Hóa,
chúng ta đi sâu tìm hiểu loại kim phun, thân kim có một lò xo.
1 – Thân kim
2 – Lỗ dầu đến
3 – Lò xo
4 – Cây đẩy
5 – Khâu nối
6 – Van kim
7 – Lỗ tia
(Hình vẽ: Kim phun một lò xo).
Xem mô phỏng
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
 Căn cứ vào số lỗ tia và van kim:
- Kim phun hở.
- Kim phun kín.: kim phun kín được chia làm 2 loại:
+ Đót kín lỗ tia kín.
+ Đót kín lỗ tia hở.
a) Kim phun hở :

Loại này không có kim đóng kín ở đót kim, đường dẫn nhiên liệu luôn luôn thông
với xilanh qua các lỗ phun. Loại này ít sử dụng.
b) Kim phun kín:
Đót kín lỗ tia hở :
- Kim phun kín có nhiều lỗ.
- Loại này ở đầu đót kim có đầu nhô ra dạng chỏm lồi, có từ (2 10) lỗ phun được khoan
nghiêng so với đường tâm.
- Đường kính lỗ kim =(0,1 0,35)mm, góc giữa các lỗ phun =120
0
150
0
.
- Loại này có 2 loại đót : ngắn và dài.
- Áp suất phun :P =(150 180) KG/cm
2
(Hình vẽ: Kim phun loại đót kín lỗ tia hở).
Đót kín lỗ tia kín :

Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
(Hình vẽ: Kim phun loại đót kín lỗ tia kín).
Xem mô phỏng
- Loại này có một lỗ phun. Ở đầu kim có một chuôi hình trụ hoặc hình côn ló ra ngoài
lỗ phun khoảng 0,5mm khi đóng kín.
- Áp suất phun :P = (120 150) KG/cm
2
.
- Dùng vòi phun để thực hiện quy luật cung cấp nhiên liệu bật thang và làm êm dịu quá
trình cháy vì vòi phun tiết lưu đã làm giảm tốc độ cung cấp nhiên liệu ở giai đoạn đầu

của quá trình phun.
III.7. Hệ thống bôi trơn
a) Cấu tạo:
1- Các te; 2 – Màng lọc; 3- Bơm dầu; 4- Van an toàn; 5- Van nhiệt; 6- Van nhiệt; 7 – Két
làm mát dầu; 8 – Đồng hồ đo áp suất; 9, 10,11,12 - ống dẫn dầu;
b) Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống bôi trơn
- Đưa dầu nhờn đi bôi trơn các bề mặt ma sát.
- Lọc sạch những cặn bã lẫn trong dầu nhờn.
- Tẩy rửa và làm mát các bề mặt ma sát.
Trong quá trình làm việc của động cơ, hệ thống bôi trơn phải làm việc ổn định,
công suất dẫn động bơm dầu phải nhỏ.
c) Kết cấu một số bộ phận chính:
1. Bơm dầu:
Để tạo áp suất cao với lưu lượng nhỏ dầu đi bôi trơn, người ta thường dùng
bơm bánh răng, bơm trục vít, bơm phiến gạt, bơm piston…
1.1. Bơm bánh răng ăn khớp ngoài
Bánh răng chủ động 4 được dẫn động từ trục khủyu hay trục cam. Khi cặp bánh
răng quay, dầu bôi trơn từ đường dầu áp suất thấp được lùa sang đường dầu áp suất
cao theo chiều mũi tên. Để tránh hiện tượng chèn dầu giữa các răng khi vào khớp, trên
mặt dầu của nắp bơm có phay rãnh gỉam áp 3. Van an toàn gồm lò xo 10 và bi cầu 11.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
Khi áp suất trên đường ra vượt quá giá trị cho phép, áp lực dầu thắng sức căng lò xo
mở bi cầu 11 để tạo ra dòng dầu chảy ngược về đường dầu áp suất thấp.
Hình vẽ : Bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài
1. Thân bơm
2. Bánh răng bị động
3. Rãnh giảm áp
4. Bánh răng chủ động

5. Đường dầu ra
6. Đường dầu vào
7. Đệm làm kín
8. Nắp van điều chỉnh
9. Tấm đệm điều chỉnh
10. Lò xo
11. Van bi
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
1.2. Bơm bánh răng ăn khớp trong
Thường dùng cho động cơ ô tô du lịch do yêu cầu kết cấu gọn nhẹ. Loại bơm
này làm việc tương tự như bơm bánh răng ăn khớp ngoài theo nguyên lý lùa dầu. Sơ
đồ nguyên lý được thể hiện trên hình 6.4
Hình vẽ - Bơm bánh răng ăn khớp trong
1. Thân bơm
Bánh răng bị động
2. Đường dẫn dầu vào
4,7. Rãnh dẫn dầu
5. Trục dẫn động
6. Bánh răng chủ động
7. Đường dẫn dầu
1.3. Bơm phiến trượt (Bơm cánh gạt)
Sơ đồ kết cấu như hình vẽ dưới đây. Rôto 5 lắp lệch tâm với thân bơm 1, trên
thân rôto có rãnh lắp các phiến trượt 3. Khi rôto quay, do lực ly tâm và lực ép của lò
xo 7, phiến trượt 3 luôn tỳ sát vào bề mặt của vỏ bơm 1 tạo thành các không gian kín
và do đó lùa dầu từ đường dầu có áp suất thấp 2 sang đường dầu có áp suất cao 4.
Hình vẽ - Bơm cánh gạt
1. Thân bơm.
2. Đường dầu vào.

3. Cánh gạt.
4. Đường dầu ra.
5. Rôto.
6. Trục dẫn động.
7. Lòxo.
Bơm phiến trượt có ưu điểm: Đơn giản, nhỏ gọn nhưng có nhược điểm là mài
mòn bề mặt tiếp xúc giữa phiến trượt và thân bơm rất nhanh.
2. Lọc dầu:
2.1. Theo chất lượng lọc có hai loại: Bầu lọc thô và bầu lọc tinh
- Bầu lọc thô: Thường lắp trực tiếp trên đường dầu đi bôi trơn nên lưu lượng dầu phải đi
qua lọc rất lớn. Lọc thô lọc được cặn bẩn có kích thước lớn hơn 0,03 mm.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
- Bầu lọc tinh: Có thể lọc được các tạp chất có đường kính rất nhỏ (đến 0,1 µm). Do đó
sức cản của lọc tinh rất lớn nên phải lắp theo mạch rẽ và lượng dầu phân nhánh qua lọc
tinh không quá 20% lượng dầu của toàn mạch. Dầu sau khi qua lọc tinh thường trở về
cácte.
2.2. Theo kết cấu chia ra: Bầu lọc cơ khí, bầu lọc ly tâm, bầu lọc từ tính.
- Bầu lọc cơ khí
a/ Bầu lọc thấm (thường dùng cho bầu lọc thô)
Bầu lọc thấm sử dụng rộng rãi cho động cơ đốt trong.
Nguyên lý làm việc: Dầu có áp suất cao được thấm qua các khe hở nhỏ của phần
tử lọc. Các tạp chất có kích thước lớn hơn kích thước khe hở được giữ lại. Vì vậy, dầu
được lọc sạch. Bầu lọc thấm có nhiều dạng kết cấu phần tử lọc khác nhau.
Bầu lọc thấm dùng lưới lọc bằng đồng: (hình vẽ) thường dùng trên động cơ tàu
thủy và động cơ tĩnh tại. Lõi lọc gồm các khung lọc 5 bọc bằng lưới đồng ép sát trên
trục của bầu lọc. Lưới đồng dệt rất dày có thể lọc sạch tạp chất có kích thước nhỏ hơn
0,2mm.
Hình 6.6. Bầu lọc thấm dùng lưới lọc

1. Thân bầu lọc
2. Đường dầu vào
3. Nắm bầu lọc
4. Đường dầu ra
5. Phần tử lọc
6. Lưới của phần tử lọc
Bầu lọc thấm dùng tấm kim loại: (hình 6. 7) lõi lọc gồm có các phiến kim loại
dập 5 (dầy khoãng 0,3 ÷ 0,35 mm) và 7 sắp xếp xen kẽ nhau tạo thành khe lọc có kích
thước bằng chiều dày của phiến cách 7 (0,07 ÷ 0,08 mm). Các phiến gạt cặn 6 có cùng
chiều dày với phiến cách 7 và được lắp với nhau tên một trực cố định trên nắp bầu lọc.
Còn các tấm 5 và 7 được lắp trên trục 8 có tiết diện vuông và có tay vặn nên có thể
xoay được. Dầu bẩn theo đường đường dầu 4 vào bầu lọc, đi qua các khe hở giữa các
tấm 5 để lại các cặn bẩn có kích thước lớn hơn khe hở rồi đi theo đường dầu 2 để bôi
trơn.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
Hình 6.7. Bầu lọc thấm dùng tấm kim loại.
1. Nắp bầu lọc
2. Đường dầu ra
3. Thân bầu lọc
4. Đường dầu ra
5. Phiến lọc
6. Phiến gạt
7. Phiến cách
Bầu lọc thấm dùng lõi lọc bằng giấy, len, dạ: (hình 6. 8) lõi lọc 3 gồm các vòng
dạ ép chặt với nhau. Dầu sau khi thấm qua lõi lọc dạ sẽ chui qua các lỗ trên trục theo
đường dầu ra 5. Bầu lọc thấm có khả năng lọc tốt, lọc rất sạch, kết cấu đơn giản nhưng
thời gian sử dụng ngắn.
Hình vẽ - Bầu lọc thấm dùng làm lọc tinh

1. Thân bầu lọc
2. Đường dầu vào
3. Lõi lọc bằng da
4. Nắp bầu lọc
5. Đường dầu ra
6. Trục bầu lọc
b/ Bầu lọc ly tâm (hình vẽ dưới)
Nguyên lý làm việc: Dầu có áp suất cao theo đường 3 vào rôto 7 của bầu lọc.
Rôto được lắp trên vòng bi đỡ 6 và trên rôto có các lỗ phun 11. Dầu tron rôto khi phun
qua lỗ phun 11 tạo ra ngẫu lực làm quay rôto (đạt 5.000 ÷ 6.000 vòng/phút), sau đó
chảy về cácte theo đường 2. Dưới tác dụng của phản lục, rôto bị nâng lên và tỳ vào vít
điều chỉnh 9. Do ma sát với bề mặt trong của rôto nên dầu cũng quay theo. Cặn bẩn
trong dầu có tỷ trọng cao hơn dầu sẽ văng ra xa sát vách rôto nên dầu càng gần tâm
rôto càng sạch. Dầu sạch theo đường ống 10 đến đường dầu 5 đi bôi trơn.
Tùy theo cách lắp bầu lọc ly tâm người ta phân biệt bầu lọc ly tâm toàn phần và bầu lọc ly
tâm bán phần.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
Hình vẽ - Bầu lọc ly tâm
1. Thân bầu lọc
2. Đường dầu về cácte
3. Đường dầu vào lọc
4. Van an toàn
5. Đường dầu đi bôi trơn
6. Vòng bi đỡ
7. Rôto
8. Nắp bầu lọc
9. Vít điều chỉnh
10. Ống lấy dầu sạch

11. Lỗ phun
Bầu lọc ly tâm toàn phần: Bầu lọc được lắp nối tiếp trên mạch dầu. Toàn bộ
lượng dầu do bơm cung cấp đều đi qua lọc. Hình 6. 9 là bầu lọc ly tâm toàn phần, bầu
lọc ly tâm toàn phần trong trường hợp này đóng vai trò là bầu lọc thô.
Bầu lọc ly tâm bán phần không có đường dầu đi bôi trơn. Dầu đi bôi trơn hệ
thống do bầu lọc riêng cung cấp. Chỉ có khoãng 10 ÷ 15% lưu lượng do bơm cung cấp
đi qua bầu lọc ly tâm bán phần, được lọc sạch rồi về cácte. Bầu lọc ly tâm bán phần
đóng vai trò lọc tinh.
Ưu điểm:
- Do không dùng lõi lọc nên khi bảo dưỡng không phải thay các phần tử
lọc.
- Khả năng lọc tốt hơn nhiều so với lọc thấm dùng lõi lọc.
- Tính năng lọc ít phụ thuộc vào mức độ cặn bẩn bám trong bầu lọc.
c/ Bầu lọc từ tính
Ở loại bầu lọc này thường nút thao dầu ở đáy cácte có gắn một thanh nam châm
vĩnh cửu gọi là bộ lọc từ tính. Do hiệu quả lọc mạt sắt của nam châm rất cao nên
loại lọc này được sử dụng rất rộng rãi.
d/ Các trang bị khác trên hệ thống bôi trơn (Học viên tự tham khảo)
1. Đồng hồ đo áp suất.
2. Đèn báo nguy.
3. Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát.
III.8. Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát bằng chất lỏng có thể phân biệt theo phương pháp truyền
nhiệt, bao gồm: Hệ thống làm mát đối lưu và hệ thống làm mát cưỡng bức, để sát với
thực tiễn hiện tại chúng ta đi sâu tìm hiểu về hệ thống làm mát cưỡng bức. Đây là hệ
thống làm mát được sử dụng rộng rãi nhờ có khả năng chuyển tải lượng nhiệt rất lớn
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
và hiệu quả làm mát cao. Hệ thống có thể là kín (không thông với khí quyển) hoặc hở

(luôn luôn thông với khí quyển). Do hệ thống luôn kín nên khi động cơ hoạt động
nước nóng lên và nở ra làm tăng áp suất trong hệ thống và như vậy nhiệt độ sôi của
nước trong hệ thống của nước cũng tăng lên. Trong hệ thống như vậy, thường có van
điều áp để xả bớt chất lỏng ra ngoài tránh cho áp suất trong hệ thống tăng cao gây
nguy hiểm. . Nhiệt độ sôi của nước trong trong các hệ thống làm mát kín có thể đạt tới
120
0
C. Chế độ nhiệt tối ưu của động cơ là khi nhiệt độ nước ở trong áo nước của xi
lanh vào khoảng 80 – 100
0
C
a) Sơ đồ cấu tạo:
Thân máy Nắp máy Đường nước nóng Van hằng nhiệt
Két nước Dàn ống Quạt gió Ống nước nối
Puly, đai Bơm Két làm mát dầu Ống phân phối
nước lạnh
- Két nước: là nơi
trao đổi nhiệt độ
của nước nóng với
không khí bên
ngoài.
-Quạt gió: Hút gió
qua các khe hở
của két để tăng
hiệu quả trao đổi
nhiệt của nước
làm mát.
-Bơm nước:Tạo
áp suất để nước
lưu thông trong hệ

thống.
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
- Van hằng nhiệt: điều khiển nước làm mát trực tiếp trở lại động cơ hoặc qua két làm
mát mới vào động cơ tùy theo nhiệt độ làm việc của động cơ.
Đường nước tới két
nước
Đường nước nóng ra
khỏi động cơ


Dung dịch Etylic
Van 1
Đường tắt về
trước bơm.
(Hình vẽ - Van hằng nhiệt khi nhiệt độ của nước thấp)
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
Đường nước tới két
nước
Đường nước nóng ra
khỏi động cơ
Dung dịch Etylic
Đường tắt về
trước bơm.
(Hình vẽ - Van hằng nhiệt khi nhiệt độ nước cao)
b)Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc, dẫn động bơm nước, quạt gió
hoạt động. Bơm nước tạo áp suất đẩy nước vào các khoang áo nước ở thân, nắp xi lanh

để làm mát.
- Khi nhiệt độ trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước: van hằng nhiệt ở trạng
thái đóng, lúc này nước theo đường nước phụ về bơm. Nước không qua két làm mát
nhờ vậy động cơ nhanh chóng đạt tới nhiệt độ làm việc.
- Khi nhiệt độ trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định:
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
Van 1
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
- Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước: Khi động cơ đã nóng
(đạt tới nhiệt độ làm việc), van hằng nhiệt mở ra, mở thông đường nước tới két làm
mát đồng thời đóng van đường nước phụ. Nước từ động cơ không qua đường nước
phụ. Nước từ động cơ không qua đường nước phụ nữa mà qua van hằng nhiệt, tới két
làm mát và tiến hành trao đổi nhiệt với không khí làm nhiệt độ giảm xuống sau đó trở
về bơm, được bơm đẩy vào động cơ tiếp tục đi làm mát. Van áp suất có nhiệm vụ bảo
vệ két làm mát và hệ thống khi áp suất trong hệ thống quá thấp hoặc quá cao do nước
làm mát bị co hoặc giãn nở nhiệt.
CHƯƠNG II
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
TÌM HIỂU VỀ DẦU NHỜN – MỠ - PHỤ GIA
1. Công dụng của Dầu nhờn:
Trên các Động cơ đốt trong, dầu nhờn còn được sử dụng trong hệ thống bôi
trơn, nó có các công dụng chính như sau:
1.1. Bôi trơn các bề mặt ma sát, làm giảm tổn thất ma sát.
- Tạo màng dầu: phân tách hai bề mặt vật liệu do đó khi có sự chuyển động chỉ có các
phần tử dầu trượt lên nhau (ma sát nội tại). Dầu có độ nhớt lớn thì lực ma sát nội tại
lớn và ngược lại.
-Tại bộ phận phân phối

-Tại Piston và xi lanh
-Tại thanh truyền
1.2. Công dụng làm sạch: làm sạch mùn kim loại, bụi, cát, sạn trong không khí, chất nhiễm
bẩn sinh ra do quá trình cháy. Dầu chảy qua các bề mặt chuyển động và kéo theo các
chất nhiễm bẩn đưa về carter.
-Tại buồng đốt
-Tại piston
-Tại Carter
 Sự bám bẩn trong buồng đốt: sinh ra do nhiên liệu không cháy và do dầu bôi
trơn (chủ yếu là các cấu tử phụ gia).
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DVDK TỔNG HỢP PTSC THANH HÓA
GIÁO TRÌNH DẬY THI NÂNG BẬC NĂM 2012
 Sự bám bẩn Piston:
Dầu chất lượng tốt Dầu chất lượng kém
1.3. Công dụng làm kín:
Nhờ vào khả năng bám dính và tạo màng của dầu nhờn, lấp kín các khe hở,
bảo đảm quá trình làm việc bình thường cho thiết bị (Bao kín khe hở giữa Piston và xi
lanh, séc măng – piston).
1.4. Công dụng bảo vệ bề mặt:
Sự tiếp xúc các chi tiết máy với các tác nhân gây ăn mòn như:
- Oxy, độ ẩm không khí;
- Khí thải hay khí cháy từ nhiên liệu đốt trong động cơ;
- Môi trường làm việc.
Dẫn đến bề mặt vật liệu bị oxy hóa hay bị ăn mòn. Dầu nhờn tạo lớp màng
bao phủ bề mặt các chi tiết, ngăn cách sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường.
Các công dụng kể trên phụ thuộc rất nhiều vào tính năng lý hóa của dầu
nhờn, mà nhất là độ nhớt của dầu nhờn.
2. Yêu cầu đối với dầu nhờn:
Dầu nhờn dùng cho động cơ là hỗn hợp phức tạp của nhiều chất, thành phần

gồm có hydrocacbon của dầu nhờn và các chất phụ gia khác nhau (chiếm 8-14%). Các
chất phụ gia có tác dụng làm giảm độ mài mòn của các bề mặt làm việc (tác dụng của
chất chống mài mòn), làm giảm sự ăn mòn của kim loại (chất chống ăn mòn), ngăn
ngừa sự tạo bọt và các vết xước trên bề mặt ma sát của các chi tiết làm việc với tải
trọng lớn.
Dầu nhờn cần phải bám chắc vào bề mặt các chi tiết, chống han gỉ, hút nhiệt,
mang mùn kim loại, không thay đổi phẩm chất trong quá trình bảo quản và làm việc,
Biên soạn – Giảng dậy: Lê Quang Khải

×