Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự
phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang trở thành công cụ không
thể thiếu, phục vụ cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Nó thúc đẩy sự phát triển
của các ngành khác, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế nước ta tiến xa hơn vào các
lĩnh vực kinh doanh liên quan tới công nghệ và mang lại lợi nhuận lớn, giành
thêm lợi thế về thương mại so với các quốc gia đi trước. Hiện nay, ngành công
nghệ thông tin ở nước ta đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Riêng đối với thị
trường máy tính xách tay được ví như “cỗ xe đang tăng tốc”. Đây là một thị
trường tuy đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần nghiệt ngã.
Sau khi thực tập ở Công ty cổ phần thiết bị tổng hợp máy văn phòng Sara,
tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu thị trường máy tính xách tay ở Việt Nam. Vì vậy, tôi
đã lựa chọn đề tài: “ Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ máy tính xách tay
tại Việt Nam của Công ty cổ phần thiết bị tổng hợp máy văn phòng Sara” làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung chính của chuyên đề này gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ máy
tính xách tay của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ máy tính
xách tay của công ty Sara Ecom trong thời gian qua.
Chương 3: Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ máy tính
xách tay của công ty Sara Ecom trong thời gian tới.
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG TIÊU THỤ MÁY TÍNH XÁCH TAY CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.1/ Đặc điểm và những yêu cầu cơ bản về máy tính xách tay.
Máy tính xách tay (tiếng Anh: laptop computer hay notebook computer) là
một máy tính cá nhân gọn nhỏ có thể mang xách được. Nó thường có trọng
lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất và kiểu máy dành cho các mục đích sử
dụng khác nhau. Máy tính xách tay có đầy đủ các thành phần cơ bản của một
máy tính cá nhân thông thường.
Những yêu cầu cơ bản được quan tâm nhất đối với chiếc máy tính xách
tay là:
1)Dung lượng pin (pin: Battery) : Với mục đích sử dụng nhiều khi di chuyển
nên dung lượng pin là một yếu tố quan trọng để đánh giá về máy tính xách tay,
dung lượng pin lớn cho phép thời gian làm việc dài hơn khi không sử dụng
nguồn điện dân dụng.
2)Trọng lượng máy tính: Để thuận tiện cho quá trình mang đi mang lại, trọng
lượng càng thấp càng tốt.
3)Kích thước: Tuỳ thuộc vào loại máy xách tay cho từng đối tượng sử dụng.
Với các doanh nhân thường phải làm việc khi di chuyển thì kích thước nhỏ gọn,
kết hợp với trọng lượng thấp, thời gian sử dụng pin dài là các yếu tố lựa chọn
hàng đầu. Trái lại, với các game thủ và người thiết kế đồ hoạ thì kích thước màn
hình lớn (dẫn đến kích thước tổng thể lớn) lại là vấn đề quan tâm của họ.
4)Tốc độ xử lý: Cũng giống như đối với máy tính cá nhân, tốc độ xử lý hiện
nay đang được thay thế bằng hiệu năng. Hiệu năng cần thiết cũng phụ thuộc vào
từng người sử dụng khác nhau. Doanh nhân có thể chỉ cần đến các bộ xử lý
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Celeron nhưng Game thủ hoặc những người xử lý đồ hoạ lại cần đến các bộ xử
lý đa nhân và hiệu năng cao (ví dụ: Core 2 Duo).
Tuy có đầy đủ các chức năng như các máy tính cá nhân thông thường, nhưng
máy tính xách tay với một không gian nhỏ gọn nên các đặc điểm sau có sự khác
biệt so với các máy tính cá nhân:
-Bộ xử lý: được thiết kế riêng với sự chú trọng vào hiệu năng và tiết kiệm
năng lượng, chúng có thể thay đổi tốc độ làm việc tuỳ theo yêu cầu của hệ thống.
- RAM: Máy tính xách tay sử dụng loại RAM dành riêng, chúng ngắn hơn (và
thường rộng hơn) các thanh RAM thông thường cho máy tính cá nhân để bàn.
Một máy tính xách tay thường được thiết kế hai khe cắm RAM (mà thường thì
khi sản xuất chúng chỉ được gắn RAM trên một khe để người dùng có thể nâng
cấp).
-Ổ đĩa cứng: của máy tính xách tay là loại ổ (2,5") có kích thước nhỏ hơn các
ổ cứng của máy tính thông thường (3,5"), chúng có thể sử dụng giao tiếp ATA
truyền thống hoặc SATA trong các máy sản xuất gần đây.
-Chức năng đồ họa: Thường được tích hợp trên các chipset hoặc tích hợp trên
Bo mạch chủ. Đa phần các máy tính xách tay phổ thông và tầm trung sử dụng
chức năng đồ họa tích hợp trên chipset và sử dụng bộ nhớ đồ hoạ chia sẻ từ
RAM hệ thống. Các máy tính xách tay cao cấp bộ xử lý đồ hoạ có thể được tách
rời và gắn trực tiếp trên Bo mạch chủ, chúng có thể có RAM riêng hoặc sử dụng
một phần RAM của hệ thống.
-Màn hình: của những máy tính xách tay ngày nay luôn thuộc loại màn hình
tinh thể lỏng, chúng được gắn trực tiếp với thân máy và không thể tách rời. Một
số máy tính xách tay thiết kế màn hình quay được và gập lại che đi bàn phím -
kết hợp với thể loại này thường là màn hình cảm ứng.
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
-Nguồn: sử dụng lưới điện dân dụng của máy tính xách tay được thiết kế bên
ngoài khối máy để tiết kiệm không gian. Điện năng cấp cho máy tính xách tay
chỉ có một cấp điện áp một chiều duy nhất có mức điện áp thường thấp hơn 24
Vdc. Năng lượng cung cấp cho máy tính xách tay khi không sử dụng nguồn điện
dân dụng là pin.
-Tản nhiệt: Vấn đề tản nhiệt luôn được chú ý đối với các máy tính nói chung,
ở máy tính xách tay, do thiết kế nhỏ gọn nên càng khó khăn cho các thiết kế tản
nhiệt từ các thiết bị và linh kiện trong máy. Thiết kế tản nhiệt trong máy tính
xách tay thường là: Các thiết bị toả nhiệt (CPU, chipset cầu bắc, bộ xử lý đồ hoạ
(nếu có)) được gắn các tấm phiến tản nhiệt, chúng truyền nhiệt qua các ống dẫn
nhiệt sang một khối tản nhiệt lớn mà ở đây có quạt cưỡng bức làm mát. Các thiết
bị còn lại được tản nhiệt trên đường lưu thông gió (theo cách bố trí hợp lý) hút
gió vào trong vỏ máy (thông qua các lỗ thoáng) để đến khối tản nhiệt chung để
thổi ra ngoài bằng quạt. Quạt tản nhiệt trong máy tính xách tay được thiết kế
điều khiển bằng một mạch điện (có cảm biến nhiệt ở các bộ phận phát nhiệt) để
có khả năng tự điều chỉnh tốc độ theo nhiệt độ (Điều này khác với quạt tản nhiệt
trên các máy tính thông thường khi chúng thường được điều khiển bằng phần
mềm hoặc với các hệ thống cũ có thể chỉ quay ở một tốc độ nhất định).
-Kết nối mạng: Đa phần các máy tính xách tay hiện nay đều được tích hợp
sẵn bộ điều hợp mạng không dây theo các chuẩn thông dụng (802.11 a/b/g hoặc
các chuẩn mới hơn: n...) cùng với các bộ điều hợp mạng Ethernet (RJ-45) thông
thường. Hình thức kết nối Internet quay số hiện nay đang dần được thay thế bằng
các đường truyền tốc độ cao (ví dụ: ADSL) nhưng các máy tính xách tay vẫn
thường được tích hợp các modem (quay số). Không ít máy tính xách tay còn
được tích hợp sẵn bộ điều hợp bluetooth.
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
-Bàn phím: máy tính xách tay thường không tuân theo tiêu chuẩn của các bàn
phím máy tính cá nhân thông thường, phần phím số (Num Lock) thường được
loại bỏ mà để thay thế nó bằng cách sử dụng các phím có vị trí tương tự để thay
thế. Ngoài các phím chức năng thường thấy (như F1, F2...đến F12) trên các bàn
phím thông dụng của máy tính cá nhân, máy tính xách tay còn có có một loạt các
phím chức năng dành riêng khác, các phím này thường là chức năng thứ hai của
các phím thường và chỉ được kích hoạt sau khi đã bấm phím chuyển đổi, phím
chuyển đổi thường có ký hiệu Fn.
-Loa: luôn được tích hợp sẵn trên máy tính xách tay nhưng chúng có chất
lượng và công suất thấp.
-Webcam, Micro: cũng thường được tích hợp ở một số máy tính xách tay sản
xuất những năm gần đây. Chúng có công dụng giúp người sử dụng có thể hội
họp trực tuyến hoặc tán ngẫu thông qua mạng Internet.
Một số chức năng thường thấy:
•Chức năng khôi phục nhanh: Để khôi phục hệ thống nhanh nhất khi xảy ra
lỗi, máy tính xách tay thường được thiết kế các hình thức khôi phục hệ thống
thông qua các bộ đĩa CD hoặc DVD (điều này cũng thường thấy trên một số máy
tính cá nhân để bàn sản xuất đồng bộ của các hãng sản xuất phần cứng), hoặc
bằng một nút (có thể có phương thức một vài thao tác) từ dữ liệu lưu sẵn trên ổ
cứng (thường đặt trên các phân vùng ẩn). Các khôi phục của chúng gần giống
như hình thức khôi phục bằng phần mềm "Ghost" (của hãng Symantec) hoặc một
số phần mềm sao lưu ảnh phân vùng đĩa cứng mà không thực hiện hình thức cài
đặt thông thường.
•Nhận dạng vân tay: Để tăng mức độ bảo mật, một số máy tính xách tay được
trang bị hệ thống nhận dạng (sinh trắc học) vân tay, người sử dụng chỉ có thể
5
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
khởi động hệ thống nếu máy nhận ra đúng vân tay của chủ sở hữu máy tính (với
vân tay được lưu sẵn trên máy).
1.2/ Đặc điểm thị trường máy tính xách tay tại Việt Nam.
1.2.1/ Khái niệm về thị trường của doanh nghiệp thương mại
Ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại (DNTM), thị trường là một hay
nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những
người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua
hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu trên của khách hàng.
Như vậy, theo quan niệm của người bán, thị trường của DNTM trước hết
là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hóa, dịch
vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn chứ không thể quan
niệm thị trường đơn thuần là một khu vực hay một phạm vi địa lý nào đó. Thứ
hai, yếu tố quan trọng và làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung về hàng
hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp là người bán trong nền kinh tế quốc
dân tạo nên, chính sự tương tác qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hoá
tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia thị trường của các DNTM là
các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán, trao đổi.
Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều loại
hoàng hoá tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh.
Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán, thanh
toán; cạnh tranh giữa người mua với người mua; cạnh tranh giữa người bán với
người mua; cạnh tranh giữa người bán với người bán và giữa những người mua
bán với nhau. Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan
6
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hoá cho
phù hợp với nhu cầu thị trường.
1.2.2/ Đặc điểm và các yếu tố cấu thành thị trường máy tính xách tay tại Việt
Nam.
Thị trường máy tính xách tay do bốn yếu tố cấu thành: cung, cầu, giá cả và
cạnh tranh. Cầu về máy tính xách tay: là lượng máy tính xách tay mà người mua
muốn mua ở một mức giá chấp nhận được. Cầu là một đại lượng mà đại lượng
này thay đổi theo sự phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Chẳng hạn, giá
cả, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả mặt hàng thay thế, thói quen, nghề
nghiệp, giới tính, tuổi tác…Giả sử, các yếu tố tác động khác không thay đổi, cầu
sẽ tăng lên khi giá cả giảm và ngược lại, cầu sẽ giảm khi giá cả tăng lên.
Cách đây vài năm, chiếc máy tính xách tay là thiết bị xa xỉ, cao cấp, là niềm mơ
ước của rất nhiều người; thị trường máy tính xách tay vẫn còn chưa phát triển,
cầu về sản phẩm này ở mức thấp. Số người sử dụng máy tính xách tay chưa
nhiều do giá thành một chiếc máy tính khá cao so với thu nhập của họ. Hiện nay
thị trường máy tính xách tay Việt Nam đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng 3
con số do giá giảm, thu nhập bình quân tăng, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng
và nhu cầu di động ngày càng tăng. Đặc biệt, sự tăng trưởng nhanh của nền kinh
tế và sự bùng nổ thị trường chứng khoán cũng làm xuất hiện một lớp người có
nhu cầu máy tính xách tay. Từ giữa năm 2005, mức tiêu thụ máy tính xách tay ở
thị trường Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2004, đạt 28.500
chiếc (chưa kể máy tính xách tay cũ và máy không có nhãn hiệu). Trong năm
2005, loại máy tính xách tay giá 26-30 triệu đồng được tiêu thụ mạnh nhất, với
26% thị phần. Tuy nhiên, so với tổng nhu cầu máy tính của cả thị trường thì máy
tính xách tay mới chỉ chiếm khoảng 10%. Ở các nước phát triển, con số này là
30%. Vì vậy, tương lai không xa tỷ lệ ấy tiêu thụ ở thị trường Việt Nam sẽ đạt
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
mức bình quân của thế giới. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường
này là rất lớn. Từ đầu năm 2007 đến nay, thị trường máy tính xách tay ngày càng
trở nên sôi động. Năm 2007 Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 18.0000 chiếc máy
tính xách tay, tăng gấp 2 lần so với năm 2006 về số lượng (97.000 chiếc). Tại
một số các cửa hàng có tiếng ở Hà Nội như Trần Anh, Mai Hoàng... luôn tấp nập
khách mua hàng. Bán lẻ nhiều nhất là máy nhãn hiệu Acer, HP, Lenovo IBM.
Sang năm 2008, sức tiêu thụ máy tính xách tay vẫn giữ ở mức tăng “nóng” và dự
báo năm 2008 Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 320.000 chiếc máy tính xách tay các
loại.
Đa số người kinh doanh máy tính cho rằng nguyên nhân của sức mua tăng
vọt là do tâm lý người tiêu dùng cũng như điều kiện kinh tế của người dân đã ổn
định, cộng với việc nhiều gia đình chú trọng đầu tư hơn cho công việc học tập
hơn là mua sắm thiết bị sinh hoạt, tiêu dùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp máy
tính cũng cần chú trọng vào khối lượng cầu cụ thể về từng loại máy tính xách tay
của doanh nghiệp mình ứng với mỗi mức giá nhất định.
Cung về máy tính xách tay: là lượng máy tính xách tay mà người bán
muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận được. Cung là một đại lượng mà đại lượng
này thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cung phụ thuộc vào giá cả hàng hóa
dịch vụ. Cung sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá dịch vụ tăng lên và cung sẽ giảm
xuống khi giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống, nếu các yếu tố khác không thay
đổi. Các yếu tố khác đó là: sự phát triển của khoa học công nghệ mới, các chi phí
của các yếu tố đầu vào, sự điều tiết của chính phủ (thuế)… Giống như đại lượng
cầu, DNTM không phải xác định tổng đại lượng cung của toàn bộ xã hội mà xác
định số lượng hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp có khả năng đưa ra thị trường ứng
với mức giá nhất định.
8
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng cung cấp máy tính xách tay chủ
yếu là các hãng của nước ngoài. Các nhà doanh nghiệp ước tính, máy tính
thương hiệu nước ngoài hiện chiếm đến 80% thị phần, trong đó đứng đầu là
Acer, IBM, Toshiba, HP. Dù chất lượng không mấy khác biệt, nhưng sản phẩm
của nước ngoài có hình thức đẹp hơn hẳn hàng lắp ráp trong nước. Hơn nữa,
người tiêu dùng vẫn ưa chuộng các thương hiệu nổi tiếng thế giới hơn. Ngoài ra,
nhiều cơ sở đang nhập máy tính xách tay cũ về sửa chữa, nâng cấp rồi tung ra thị
trường bán với giá rẻ. Do vậy, máy tính xách tay thương hiệu Việt Nam chưa
được nhiều người lựa chọn. Những năm trước, do sức mua chưa cao, nên không
có nhiều công ty trong nước quan tâm đến sản phẩm này. Trong hơn 30 doanh
nghiệp lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam, chỉ một số ít công ty làm máy
tính xách tay, gồm: Mekong Green, FPT Elead, CMS... Nhưng nay tình hình
đang thay đổi, nhu cầu đang phát triển mạnh đã bắt đầu thu hút nhiều doanh
nghiệp. Ngoài những tên tuổi kể trên, trên thị trường gần đây đã xuất hiện thêm
sản phẩm của Công ty Khai Trí, GCC... Ở thị trường MTXT Việt Nam, hãng
máy tính Đài Loan Acer giữ vị trí độc tôn về thị phần nửa đầu năm 2007 (khoảng
50% thị phần) với mức tăng trưởng khoảng 300% so với cùng kỳ năm 2006.
Trong đó, phân khúc bán chạy nhất là các máy tính dưới 1000 USD, chiếm
khoảng 70 - 80 % số lượng máy tính bán ra của Acer. Thương hiệu đứng vị trí
thứ hai về thị phần là HP, vị trí thứ ba là Tosiba (10%). CMS của Việt Nam
chiếm khoảng 4- 5% thị phần.
Giá cả: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Sự tương tác
giữa người mua với người mua, người bán với người bán và người bán với người
mua hình thành giá cả thị trường. Giá cả thị trường là một đại lượng biến động
do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường của một loại hàng hoá, ở địa
điểm và thời điểm cụ thể.
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Đối với sản phẩm máy tính xách tay, chất lượng ngày càng được nâng lên
nhưng giá ngày càng “mềm” đi. Trước đây, giá cả là thế mạnh của các công ty
sản xuất, lắp ráp máy tính Việt Nam, các dòng máy tính mang thương hiệu Việt
như CMS mức giá từ 500 – 875 USD, thấp hơn 40% so với máy tính thương
hiệu ngoại cùng cấu hình, nhưng gần đây nhiều công ty nước ngoài tung ra thị
trường những sản phẩm có giá rẻ không kém, nên ưu thế này dần bị thu hẹp.
Năm 2007 vừa qua, các dòng máy tính “bình dân” có giá từ 700-800 USD được
tiêu thụ mạnh nhất, chiếm 40% số lượng máy bán ra. Máy tính ngày càng rẻ hơn
cũng đã khiến không ít người nghi ngờ về mặt chất lượng, công nghệ sử dụng.
Đại diện của Công ty Acer Việt Nam cho biết, linh kiện đã được tiêu chuẩn hoá,
số lượng sản phẩm sản xuất hàng loạt cùng với hệ thống phân phối tốt là nguyên
nhân khiến giá máy tính xách tay ngày càng mềm hơn. Ngoài ra, công nghệ vi xử
lý cũng tập trung hướng vào từng dòng sản phẩm, đối tượng khách hàng. Hiện
nay, trên thị trường còn xuất hiện những dòng máy tính siêu rẻ. Mục đích của
dòng máy này là phục vụ các em học sinh. Có những máy giá chỉ 380 USD như
dòng máy Asus EEEPC- 2GS có 4 màu rất đẹp: xanh lá cây, xanh da trời, hồng,
đen; màn hình 7 inch. Dòng máy siêu nhỏ gọn và rẻ này tuy mới vào thị trường
Việt Nam từ cuối năm 2007 nhưng nó cũng đã được giới trẻ ủng hộ.
Sự cạnh tranh: cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhân doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ
nhằm thu lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục và không
có đích cuối cùng. Cạnh tranh sẽ bình quân hoá các giá trị cá biệt để hình thành
giá cả thị trường. Vì vậy, cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
thương mại không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển.
Từ đầu năm 2007 thị trường máy tính xách tay ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Các đại lý phân phối đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn, ăn thua nhau
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
từng “đô”. Các công ty chuyên phân phối máy tính để bàn và linh kiện giờ đã
nhận thấy tiềm năng của thị trường máy tính xách tay, giờ đồng loạt chuyển sang
phân phối thêm mặt hàng này. Kết quả là các nhà bán lẻ buộc phải xây dựng
mức lợi nhuận thấp nhất có thể, thậm chí có những model nhà phân phối phải
chấp nhận bán hòa hoặc lỗ để thu hút khách hàng. Nền kinh tế Việt Nam đang
tăng trưởng, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu tiếp cận với sản phẩm
CNTT đang trở thành thiết yếu. Ngoài các chương trình khuyến mãi của Hãng
thì các doanh nghiệp kinh doanh MTXT cũng tự mình phải giảm giá trực tiếp để
kích cầu. Các doanh nghiệp cũng liên tiếp đưa ra các chương trình khuyến mại
khác nhau nhằm thu hút khách hàng đồng thời có chế độ dịch vụ phục vụ khách
hàng tốt nhất để thu hút khách hàng mới và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh
tranh. Điều mà các doanh nghiệp cần chú ý là các sản phẩm CNTT thay đổi rất
nhanh chóng, trong khi nhu cầu con người ngày càng được nâng cao. Vì vậy để
cạnh tranh được thì doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, tìm
kiếm nguồn hàng tốt nhất đáp ứng nhanh nhất, chu đáo nhất cho khách hàng.
1.3/Chiến lược phát triển thị trường máy tính xách tay tại Việt Nam cho các
doanh nghiệp.
1.3.1/ Khái quát về chiến lược kinh doanh
Khái niệm:
Chiến lược kinh doanh (CLKD) của doanh nghiệp thương mại là định hướng
hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống
chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
11
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
-Các mục tiêu và phương hướng đi tới đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển
vững chắc, liên tục trong một thời gian dài.
-Các chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản quan trọng để đảm bảo điều kiện
hoạt động kinh doanh là phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục
tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
-Trình tự hành động và các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra.
Sự cần thiết của CLKD:
Thứ nhất, môi trường kinh doanh hiện nay đã thay đổi cơ bản so với trước
đây, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp cả về nội dung và
phương thức: Khoa học nói chung và khoa học kinh tế nói riêng đã có bước phát
triển vượt bậc nhanh chóng, nhiều thành tựu mới ra đời; Kỹ thuật công nghệ có
vai trò ngày càng to lớn, tạo ra sức đột phá trong sự phát triển của tất cả các
ngành, các lĩnh vực, sự bùng nổ thông tin đa chiều, phát triển nhanh chóng; Cơ
hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc dân đối với các doanh nghiệp càng
lớn.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, để tồn tại, phát triển trong môi trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt cả về mức độ và phạm vi đòi hỏi phải đổi mới tư
duy, phải tìm kiếm phương thức kinh doanh mới, phương thức mới đó là xây
dựng và thực hiện CLKD.
Thứ ba, trên thế giới tư tưởng quản trị kinh doanh theo chiến lược đã có từ lâu
và được khẳng định đó là quá trình phát triển tất yếu của quản trị doanh nghiệp.
Thứ tư, theo nghiên cứu cho thấy, các công ty vận dụng quản trị chiến lược
thường đạt kết quả tốt hơn trứơc đó và tốt hơn các doanh nghiệp cùng loại không
vận dụng quản trị chiến lược.
Vai trò của CLKD:
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, loại trừ những
yếu tố may rủi ngẫu nhiên, sự tồn tại và thành công trong kinh doanh của doanh
nghiệp phụ thuộc trước hết vào tính đúng đắn của chiến lược đã vạch ra và thực
thi tốt các chiến lược đó.
Thứ nhất, có CLKD giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của
doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp thấy cần tổ chức
bộ máy kinh doanh theo hướng nào? Cần phải làm gì để gặt hái được thành công
trong kinh doanh và biết được khi nào doanh nghiệp đạt tới mục tiêu đã định.
Xác định đúng mục đích và hướng đi là yếu tố cơ bản quan trọng bảo đảm thành
công trong kinh doanh với chi phí về thời gian và nguồn lực nhỏ nhất. Nhận thức
đúng mục đích và hướng đi giúp nhà quản trị và nhân viên nắm vững những việc
cần phải làm, khuyến khích họ làm tốt phần việc của mình trong ngắn hạn, làm
cơ sở thực hiện tốt những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ hai, trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, tạo ra
muôn vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng đầy cạm bẫy rủi ro. Có chiến
lược sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh khi
chúng vừa mới xuất hiện đồng thời bớt rủi ro trên thương trường. Quản trị kinh
doanh theo chiến lược buộc các nhà quản trị phải phân tích, dự báo các điều kiện
của môi trường kinh doanh trong tương lai gần cũng như xa, từ đó tập trung vào
những cơ hội tốt nhất đồng thời đề phòng được những rủi ro xấu nhất.
Thứ ba, nhờ vận dụng CLKD, các doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề
ra với các điều kiện của môi trường, giúp cân đối một bên là tài nguyên, nguồn
lực và mục tiêu của doanh nghiệp với bên kia là cơ hội thị trường bảo đảm thực
hiện tốt mục tiêu đề ra. Các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược
thưòng đưa ra các quyết định thụ động sau các diễn biến của thị trường. Nói cách
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
khác có CLKD các doanh nghiệp sẽ được chuẩn bị tốt hơn để chủ động đối phó
với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Thứ tư, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông qua phân tích toàn diện
đầy đủ các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp giúp doanh
nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tổng thể nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tuy nhiên, CLKD không phải là phương thuốc chữa được bách bệnh mà cũng
có những mặt hạn chế:
-Mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng và thực hiện quản trị kinh doanh
theo chiến lược.
-Tính đúng đắn của CLKD phụ thuộc rất nhiều vào dự báo dài hạn về môi
trường kinh doanh, nếu những dự báo có sai sót sẽ hạn chế đến kết quả kinh
doanh.
-Sau khi hoặch định nếu không kịp thời thay đổi, chiến lược sẽ trở thành cái
“khung cứng nhắc” trói buộc doanh nghiệp. Cần phải nhớ rằng quản trị chiến
lược mang tính năng động theo sự thay đổi của môi trường.
-Nếu doanh nghiệp chỉ chú ý tới hoặch định mà không chú ý đến thực hiện sẽ
là sai lầm, bản chất của quản trị chiến lược là hoạt động, chỉ có thực hiện mới
đem lại thành công trong kinh doanh.
Các phương pháp xây dựng CLKD:
Để có CLKD có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao cần nắm được các
phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh, trình tự xây dựng CLKD của
doanh nghiệp, các phương án CLKD chủ yếu của doanh nghiệp.
Có 3 phương pháp xây dựng CLKD chủ yếu:
Phương pháp xây dựng CLKD từ trên xuống
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Phổ biến dự thảo chiến lược từ trên xuống
(1)Xây dựng chiến lược của các đơn vị chức năng, phổ biến chiến lược
kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc xây dựng
chiến lược của mình.
Phương pháp xây dựng chiến lược từ dưới lên
Lãnh đạo các đơn vị chức
năng phòng, ban
Chiến lược cấp phòng, ban
Lãnh đạo doanh nghiệp
Chiến lược cấp công ty
1
2
15
Lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc
CL các đơn vị trực thuộc
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
(1) Các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược gửi cho các cấp trên trực
tiếp
(2) Các bộ phận chức năng xây dựng chiến lược, gửi lên lãnh đạo cấp
công ty, lãnh đạo công ty tổng hợp, xây dựng chiến lược cấp công ty.
Kết hợp hai phương pháp trên:
Lãnh đạo các đơn vị chức
năng phòng, ban
Chiến lược cấp phòng, ban
Lãnh đạo doanh nghiệp
Chiến lược cấp công ty
2
1
16
Lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc
CL các đơn vị trực thuộc
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
(1)Phổ biến dự kiến về mục tiêu, giải pháp chiến lược.
(2) Bộ phận chức năng phổ biến dự kiến chiến lược của mình và phổ biến cho
cấp dưới.
(3)Các bộ phận trực thuộc xây dựng chiến lược gửi cho các cấp trên trực tiếp
(4)Các cấp chức năng tổng hợp các chiến lược cấp dưới và tổng hợp thành
chiến lược của cấp mình, gửi lãnh đạo công ty để tổng hợp và xây dựng
thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Dù bằng phương pháp nào các doanh nghiệp cũng cần phải dựa trên các căn
cứ khoa học và thực tiễn phù hợp với công cụ phân tích logic để đảm bảo cho
chiến lược có tính khả thi và hiệu quả cao.
Lãnh đạo các đơn vị chức
năng phòng, ban
Chiến lược cấp phòng, ban
Lãnh đạo doanh nghiệp
Chiến lược cấp công ty
1
3 2
4
17
Lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc
CL các đơn vị trực thuộc
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
1.3.2/ Trình tự xây dựng chiến lược phát triển thị trường máy tính xách tay tại
Việt Nam cho các doanh nghiệp.
Thực chất của việc xây dựng CLKD là kết hợp các yếu tố môi trường bên
trong doanh nghiệp - thế mạnh và điểm yếu, với các yếu tố môi trường bên ngoài
doanh nghiệp – cơ hội và các nguy cơ, để tìm ra các chiến lược chính của doanh
nghiệp. Mỗi sự kết hợp thế mạnh, điểm yếu với các cơ hội, nguy cơ hình thành
các chiến lược khác nhau cho từng thời kỳ chiến lược của doanh nghiệp. Cần
phải phân tích cụ thể các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp để có
các phương pháp xây dựng chiến lược thích hợp.
Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp thương mại là tập hợp các
yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Đó là những yếu tố mà
doanh nghiệp không thể kiểm soát được bởi vậy cần phân biệt rõ và tìm cách
thích nghi trong hoạt động kinh doanh.
Các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp gồm các
yếu tố của môi trường quốc tế, môi trường của nền kinh tế quốc dân, môi trường
tác nghiệp. Mục đích của việc phân tích này là để xác định các thời cơ cũng như
các nguy cơ và tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua đó tạo cơ sở lựa chọn cách thức kết hợp tốt nhất với các yếu tố tiềm năng
nội bộ doanh nghiệp.
Phân tích môi trường quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường
MTXT của Việt Nam
Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang phát triển mạnh trên thế giới,
nhiều mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đã ảnh hưởng đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và
18
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
sự phát triển của thị trường MTXT nói riêng thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyên
môn hoá và hợp tác hoá giữa các nước làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế
hoá cao độ. Những tiến bộ nhanh chóng của CNTT đã đưa các quốc gia gắn kết
lại với nhau hình thành mạng lưới thương mại toàn cầu. Những biến đổi to lớn,
sâu sắc ở trên tác động mạnh đến các doanh nghiệp tạo ra những thời cơ và thách
thức trong hoạt động kinh doanh.
Yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý của môi trường
để doanh nghiệp hoạt động. Môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh là điều
kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, kinh doanh MTXT và người tiêu
dùng thiết lập quan hệ chặt chẽ với nhau.
Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế tác động đến cả cung và cầu về MTXT có vai trò quan
trọng hàng đầu, quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay
giảm. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, ổn định, lạm phát và lãi suất ngân hàng
được kiểm soát, các doanh nghiệp có cơ hội gia tăng đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, người tiêu dùng có thu nhập ổn định sẽ gia tăng sức mua trên thị
trường.
Yếu tố kỹ thuật – công nghệ
Các yếu tố kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế quốc dân quyết định và chi
phối kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp, quyết định sự ra đời của sản phẩm
mới, hình thành phương thức kinh doanh, phương thức thoả mãn nhu cầu, ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. MTXT
là sản phẩm của kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, để phát triển được thị trường
MTXT các doanh nghiệp cần quan tâm tới:
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Trình độ và mức độ hiện có của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
quốc dân.
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực để thực hiện chiến
lược này
Mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của ngành và của nền
kinh tế.
Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng cơ giới hoá trong các ngành.
Mức độ hoàn thiện của chuyển giao công nghệ và thực hiện nó trong nền
kinh tế quốc dân.
Quy định bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và việc thực thi trên thực tế.
Các yếu tố về văn hóa, xã hội
Các yếu tố văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống và hành vi của con
người, qua đó ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu, tới hành vi mua sắm, khuynh
hướng tiêu dùng của khách hàng. Chẳng hạn, so sánh hành vi mua sắm MTXT
giữa những người có nghề nghiệp, công việc khác nhau. Người kinh doanh cần
những chiếc MTXT có cấu hình trung bình phục vụ cho các nhu cầu đơn giản
như soạn thảo, lướt web, gửi mail…; còn những game thủ hay các kỹ thuật đồ
hoạ lại cần một cấu hình máy cao hơn, nhiều chức năng hơn, màn hình rộng
hơn…
Phân tích môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp thương mại
Môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành
kinh doanh và ngoài doanh nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của
ngành, ảnh hưởng đến thời cơ và nguy cơ đe doạ các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Các nhân tố cấu thành môi trường tác nghiệp trong kinh doanh:
khách hàng, các đối thủ kinh doanh, người cung ứng, những người trung gian và
quan hệ công chúng.
20