Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luận văn:Công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam Vinacodeco ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 67 trang )





Luận văn
Công tác lập dự án đầu tư tại Công ty
Cổ phần Đầu tư và Thiết kế Xây dựng
Việt Nam Vinacodeco


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 2
1.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty 2
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 3
1.1.4. Năng lực công ty 5
1.1.4.1. Năng lực tài chính 5
1.1.4.2. Nhân lực của công ty 6
1.1.4.3. Kết quả đạt được trong thời gian hoạt động của công ty cho đến nay 7
1.2. Thực trạng công tác lập dự án tại công ty 10
1.2.1. Công tác tổ chức 10
1.2.2. Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án 16
1.3. Lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại xã tiền
Phong huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc 19
1.3.1 Ý tưởng hình thành dự án xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp
tại huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc 19


1.3.3. Dự báo thị trường nhà ở 22
1.3.4 Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư 25
1.3.4.1. Giới thiệu công trình 26
1.3.4.2. Phân tích kỹ thuật dự án. 27
1.3.5. Phân tích tài chính 38
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP
DỰ ÁN TẠI CÔNG TY VINACODECO TRONG THỜI GIAN TỚI 52
2.1. Kế hoạch của công ty trong thời gian tới đối cới công tác lập dự án 52
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty
VINACODECO 52
2.2.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình lập dự án tại công ty 52
2.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung công tác lập dự án 53
KẾT LUẬN


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2008 – 2009 của công ty. 5
Bảng 1.2: Bảng khai năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật 6
Bảng 1.3:Bảng khai năng lực công nhân 7
Bảng 1.4: Một số công trình và dự án mà công ty đã và đang thực hiện 8
Bảng 1.5: các dự án đầu tư đã và đang thực hiện 18


1
LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư là hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng
như tăng năng lực sản xuất quốc gia và doanh nghiệp. Đa dạng hóa các lĩnh vực đầu
tư đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, đầu tư vào các lĩnh vực khác

nhau nhằm thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển đa dạng. Hiện nay, tại Việt
Nam ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản được đánh giá là phát triển mạnh và
sôi động nhất trong các ngành nghề đầu tư trong lĩnh lực xây dựng cơ bản, là tiền đề
để các lĩnh vực khác có điều kiện phát triển nhanh chóng. Sự góp phần của các công
ty xây dựng vào đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các công trình cần thiết của quốc
gia hiện nay là rất đáng kể.
Công ty Cổ Phần Đầu tư và Thiết kế Xây Dựng Việt Nam được thành lập năm
2003, cho tới nay tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng chưa lâu nhưng tình hình
đầu tư của công ty ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển, mục tiêu
mở rộng sản xuất. Hiện nay, tại Công ty công tác lập dự án đang được coi là một
trong những hoạt động quan trọng và được đầu tư nhiều. Công tác lập dự án của
Công ty trong thời gian qua đã đạt được những bước chuyển biến đáng kể, các dự
án được lập ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và quy mô đầu tư. Để đẩy
mạnh tốc độ tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu phát triển Công ty cần nâng cao năng
lực hoạt động, hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt
Nam, tôi đã trực tiếp tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty
và đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Công tác lập dự án đầu tư tại
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam Vinacodeco”.
Chuyên đề thực tập gồm có 2 phần:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thiết
kế Xây dựng Việt Nam Vinacodeco.
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty
Cổ phần Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam.









2
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM

1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
1.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Đầu tư Thiết kế và Xây dựng Việt Nam tiền thân là Công ty
cổ phần Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Việt Nam được thành lập theo giấy phép
thành lập doanh nghiệp số 0103002796 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 11 tháng 9 năm 2003. Tên giao dịch là Viet Nam contruction and
investment – design joint stock company viết tắt là VINACODECO.,JSC. Trụ sở
chính tại tầng 17 tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh phường Láng Hạ Quận Đống Đa
thành phố Hà Nội.
Qua quá trình phát triển và trưởng thành, công ty đã mở rộng thêm các lĩnh
vực hoạt động kinh doanh và để phù hợp hơn với các lĩnh vực mới công ty đã đổi
tên thành công ty cổ phần Đầu tư Thiết kế và Xây dựng Việt Nam với những ngành
nghề kinh doanh chính là : Đầu tư, thức hiện các Dự án về Đô thị, nhà ở,khu công
nghiệp, kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân dụng,giao thông,
công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật…
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển vượt bậc, sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước đang tiến triển mạnh mẽ. Công ty
cũng không nằm ngoài guồng quay chung của nền kinh tế Đất nước, Công ty đã
không ngừng đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa trang thiết
bị, nâng cao năng lực hoạt động Đầu tư và Xây dựng của công ty. Công ty đã tập
hợp được đông đảo các cán bộ Công nhân viên, chuyên viên, kỹ sư có nhiều kinh
nghiệm trong các lĩnh vực Đầu tư, Quản lý dự án và Xây lắp.
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty

 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
 Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất;
 Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị và dụng cụ sản xuất trong lĩnh vực xây dựng;
 Dịch vụ vận chuyển hang hóa
 Thiết kế kiến trúc : Các công trình dân dụng như nhà ở và công trình
công cộng, công trình công nghiệp như nhà, xưởng sản xuất, công trình phụ trợ, nhà
kho,công trình kỹ thuật phụ thuộc;


3
 Tư vấn giám sát công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông;
 Thi công đường điện 35KVA
 Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy;
 Lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp,
hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, văn phòng cho thuê, dịch vụ công cộng ( trung tâm
thương mại, khu thể thao vui chơi giải trí, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, mẫu giáo);
 Kinh doanh khai thác các dịch vụ của các dự án trên;
 Kinh doanh bất động sản;
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
a. Giám đốc công ty
- Giám đốc Công ty là người chỉ huy, quản lý, điều hành, đại diện tư cách
pháp nhân cao nhất của Công ty;
- Giám đốc Công ty có quyền quyết định cao nhất về quản lý người lao
động, điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh - tài chính của Công ty,
b. Phòng kế hoạch đầu tư
Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp vệc cho Hội đồng quản trị và Giám
đốc công ty trong các lĩnh vực:
 Tham mưu về chủ trương đầu tư, hướng dẫn các đơn vị lập dự án, thiết kế
kỹ thuật, dự toán, thẩm định hồ sơ, hiệu quả dự án, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu,

đấu giá và các công việc liên quan khác đối với các dự án và công trình đầu tư mới
hoặc đầu tư chiều sâu, nâng cấp, cải tạo của các đơn vị trực thuộc Công ty; trình
Lãnh đạo Công ty kết quả đấu thầu, đấu giá, chỉ định thầu, quyết toán các công trình
xây dựng cơ bản nêu trên.
 Hướng dẫn lập các hồ sơ, kiểm tra việc thực hiện trong suốt quá trình từ
đầu tư thành lập dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng theo đúng quy định về
đầu tư xây dựng của Chính phủ,
 Quản lý công tác đầu tư xâu dựng cơ bản của Công ty thông qua các hình
thức: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc trong
quá trình thẩm định dự án, triển khai dự án và đưa dự án vào khai thác sử dụng,
Thực hiện các công việc do Lãnh đạo Công ty giao phó
- Lập dự toán chi tiết và tổng dự toán công trình;
- Lập dự toán đề cương khảo sát, lập dự án, thiết kế;
- Nghiên cứu các đơn giá định mức dự toán riêng cho các công trình sân
bay và các công trình đặc biệt khác;


4
- Nghiên cứu các vấn đề về giá, chi phí thực hiện dự án.
c. Phòng Kinh tế - kỹ thuật
 Thực hiện quản lý kỹ thuật cho tất cả các dự án của Công ty;
 Tham gia góp ý phương án theo yêu cầu của Giám đốc công ty và Giám
đốc dự án;
 Theo dõi việc áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng;
 Nghiên cứu, đề xuất cải tiến Hệ thống chất lượng cho phù hợp với các
văn bản Pháp luật và tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty;
 Chủ trì soạn thảo tài liệu của Hệ thống chất lượng;
 Thường trực Hội đồng khoa học của Công ty;
 Thực hiện các công việc khác do Giám đốc công ty giao
d. Phòng Tài chính Kế toán

Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám
đốc Công ty trong các lĩnh vực:
 Thực hiện công tác kế toán tài chính đối với hoạt động kinh doanh của
Công ty và kế toán tài chính văn phòng Công ty,
 Tổ chức công tác kế toán và tài chính doanh nghiệp, với chức năng giám
đốc, phân phối và tổ chức luân chuyển vốn,
 Xây dựng kế hoạch tài chính để chủ động cân đối vốn phục vụ có hiệu
quả cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển,
 Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tài chính,
 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra quyết toán và kiểm tra việc
sử dụng vốn và tài sản trong Công ty.
e. Phòng Tổ chức hành chính
Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám
đốc Công ty trong các lĩnh vực:
 Tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị tại Văn phòng Công ty,
 Tổ chức thực hiện công tác thông tin, văn thư lưu trữ, điều kiện và
phương tiện làm việc tại Văn phòng Công ty,
 Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp hoạt động của Văn phòng Công ty,
 Thường trực ban thi đua, giúp Lãnh đạo theo dõi công tác thi đau của
Công ty,
 Thực hiện các công việc do Lãnh đạo Công ty giao phó



5
Sơ đồ tổ chức công ty:





















1.1.4. Năng lực công ty
1.1.4.1. Năng lực tài chính
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2008 – 2009 của công ty.
Đơn vị: đồng
Ch


tiêu

Năm 200
9

Năm 200
8


doanh thu thu

n bán hàng

78.263.647.326

52.654.328.970

l

i nhu

n g

p

9.880.065.325

6.111.230.035

doanh thu ho

t đông tài chính

5.328.333

431.254.675



l

i nhu

n

t


ho

t đ

ng kinh
doanh
3.860.506.318

3.270.508.163

t

ng l

i nhu

n trư

c thu
ế


3.860.506.318

3.270.508.163

chi phí thu
ế

TNDN hi

n hành

1.080.941.796

915.742.286

l

i nhu

n sau thu
ế

TNDN

2.779.564.549

2.354.765.877

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Hội đồng quản trị

Phòng đầu tư kinh
doanh
Ph
òng k
ế

ho

ch


k


thuật
Phòng tài chính k
ế

toán

Phòng tổ chức hành
chính

Các ban quản lý dự án
Các đội thi công xây lắp
Tổ giải
phóng
mặt
b


ng

T


k


thuật
T


kinh
tế tài
chính
Các tổ sản
xuất
Các xưởng
chế tạo
ban giám đốc


6
Tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của công ty trong thời gian qua cho
thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng nhanh chóng. Qua
các năm cho thấy, doanh thu tăng dần chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Lợi nhuận ròng năm 2008 mới chỉ có 3.270.508.163 đồng thì đến năm 2009 con số
này đã lên tới 3.860.506.318 đồng. Doanh thu thuần năm 2009 tăng
25.609.318.356 đồng so với năm 2008; tức là tăng 48,63% so với năm 2008. Lợi
nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng đáng kể, năm 2008 đã

tăng 118%. Đây là con số đáng mừng về hoạt động đầu tư của Công ty.
1.1.4.2. Nhân lực của công ty
Công ty có đội ngũ cán bộ là những người có năng lực có trách nhiệm nghề
nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, trong việc cùng nhau xây
dựng Công ty. Với đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân tay nghề cao đã góp phần giúp
Công ty ngày một lớn mạnh và phát triển hơn trong các lĩnh vực. Công ty với đội
ngũ cán bộ chuyên môn gồm 225 nhân viên. Cụ thể:
Số cán bộ quản lý và kỹ sư : 52 người.
Cao đẳng và Trung cấp : 23 người.
Số công nhân lành nghề: 150 người.
Bảng 1.2: Bảng khai năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật
TT
Cán bộ chuyên môn và
kỹ thuật theo nghề
Số
lượng
Thâm niên

>

5 năm

>
10 năm

>

15 năm

1


Đ

i h

c và trên đ

i h

c

52





K




xây d

ng

9

4


2

3


Ki
ế
n trúc sư

6

3

2

1


K


sư đư

ng b


7

4


1

2


K


sư c

u đư

ng

5

3


2


K


sư kinh t
ế

xây d


ng

7

4

2

1


K


sư đi

n nư

c

5

1

1

3


K



sư cơ khí

4

2

1

1


Cư nhân kinh t
ế

9

5

2

2

2

Cao đ

ng


13





Cao đ

ng xây d

ng

6

2

3

1


Cao d

ng
giao thông

4

2


2



Cao đ

ng kinh t
ế

3

2

1


3

Trung c

p

10





Trung c


p c

u đư

ng

3

1

1

1


Trung c

p xây d

ng

4

2

1

1



Trung c

p kh

o sát

2

1

1



Trung c

p cơ khí

1


1



T

ng c

ng


75






7
Bảng 1.3:Bảng khai năng lực công nhân

TT

Công nhân theo nghề
Số
lượng

Bậc
2/7
Bậc
3/7
Bậc
4/7
Bậc
5/7
Bậc
6/7
1 Công nhân lái xe ôtô 12 2 8 2
2 Công nhân lái máy xúc 2 1 1
3 Công nhân lái máy lu 4 2 2

4 Công nhân lái máy ủi 3 2 1
5 Công nhân lái máy san 2 1 1
6 Thợ sửa chữa 2 1 1
7 Công nhân nề 40 5 15 20
8 Công nhân thi công cầu đường 30 5 15 10
9 Công nhân mộc 14 5 2 4 3
10

Công nhân gia công sắt thép 15 5 6 2 2
11

Công nhân trang trí nội ngoại thất 11 5 4 2
12

Công nhân lắp đặt điện nước 10 3 3 2 2
13

Công nhân vận hành cẩu tháp 2 1 1
14

Công nhân vận hành máy vận thăng 3 3
Tổng cộng 150

1.1.4.3. Kết quả đạt được trong thời gian hoạt động của công ty cho đến nay


8
Bảng 1.4: Một số công trình và dự án mà công ty đã và đang thực hiện
Tên hợp đồng
Giá trị do nhà

thầu thực hiện
Th

i h

n h

p
đồng
Tên cơ quan ký
hợp đồng
Địa
điểm
xây
dựng
Kh

i
công
Hoàn
thành
Nhà máy Mì V


Hương – cty cổ phần
thực phẩm Thiên
Hương chi nhánh phía
bắc
13.587.000.000


2003 2004
Công ty cổ phần
Thực Phẩm
Thiên Hương
Hưng
Yên
Công ty cổ phần may
thương mại Mỹ Hưng
14.965.000.000

2003 2004
Công ty c


ph

n
may và thương
mại Mỹ Hưng
Hưng
Yên
Nhà máy thức ăn chản
nuôi Thiên Hà – cty
CP đầu tư Hà Việt
15.623.000.000

2004 2005
Nhà máy th

c ăn

chăn nuôi Thiên
Hương – Cty
Đầu tư Hà Việt
Hưng
Yên
Trung tâm vân hóa thể
thao và giải trí Vĩnh
Phúc
40.490.126.905

2004 2005
Công ty TNHH
Du lịch và
Thương mại
Hoàng Quy
Vĩnh
Yên
công trình cao tầng
CT5 – khu đô thị Sông
Đà – Mễ Trì – Hà Nội
44.100.532.000

2005 2007
BQL các DA đô
thị khu vực Hà
Nội Cty CP ĐT
PTĐT &KCN
Sông Đà
Hà Nội
Hạ tầng kỹ thuật khu

đô thị Sông Đà
21.562.396.000

2005 2006
BQL các DA đô
thị khu vực Hà
Nội Cty CP ĐT
PTĐT&KCN
Sông Đà
Hà Nội
Công trình khách sạn
Sông Đà – Hạ Long –
Quảng Ninh
35.650.178.000

2004 2006
BQL các DA
Quảng Ninh Cty
CP ĐT
PTĐT&KCN
Sông Đà
Quảng
Ninh
Hạ tầng kỹ thuật dự án
khách sạn Sông Đà
4.987.462.000 2004 2005
BQL các DA
Cty CP ĐT
PTĐT&KCN
Sông Đà

Quảng
Ninh
D


án xây d

ng nhà
1.454.053.000

2006

2007

UBND

Tr

m L


B

c


9
l

p h


c tr

m l


Ninh

Công trình x
ây d

ng
nhà máy thức ăn chăn
nuôi GUYOMARCH
4.752.730.000 2006 2007
Công ty
GUYOMARC’H
PHÁP

NỘI
Công trình khu thấp
tầng TT4 – khu đô thị
Mỹ Đình - Mễ Trì –
Hà nội
12.371.058.000

2005 2006
BQL các DA đô
thị khhu vực Hà
Nội Cty ĐT

PTĐT&KCN
Sông Đà
Hà Nội
Công trình trung tâm
giải trí thanh thiếu
niên
23.646.229.000

2007 2009
Cty CP Thương
mại Dịch
vụ&Du Lịch
Thái Hoàng
Vĩnh
Phúc
Công trình cao tầng
CT1 – khu đô thi Sông
Đà
52.265.348.000

2006 2008
BQL các DA đô
thị khu vực Hà
Nội Cty CP ĐT
PTĐT&KCN
Sông Đà
Hà Nội
GÓI TH

U S



09:
Xây dựng đường trục
chính tuyến 1 và hạng
mục thoát nước mưa,
cây xanh - dự án
HTKTC làng văn hóa
các dân tộc Việt Nam
34.116.845.057

2008 2009
Ban đầu tư và
xây dựng hạ
tầng kỹ thuật
chung
Hà Nội
GÓI TH

U S


13:
Xây dựng hệ thống
cấp nước sinh hoạt,
thoát nước thải, hệ
thống thu gom rác –
dự án Đầu tư XD khu
các làng dân tộc , làng
VH – DT các dân tộc

Việt
3.148.966.200 2008 2009
Ban quản lý dự
án 195 thuộc
Ban Quản lý
Làng Văn Hóa –
Du lịch các dân
tộc Việt Nam
Hà Nội
C
ông trình v
ăn ph
òng
công ty bến xe khách
công ty Hoàng Hà
78.302.999.000

2009 2010
Công ty CP
Hoàng hà
Thái
Bình



10

1.2. Thực trạng công tác lập dự án tại công ty
Đặc điểm của các dự án tại công ty.
Là một trong những Công ty hàng đầu về đầu tư xây dựng, đặc điểm của các

dự án tại Công ty mang đầy đủ đặc điểm của một dự án đầu tư. Ngoài ra, còn có
những đặc điểm riêng của dự án được lập tại Công ty:
Một là, các dự án được lập tại công ty chủ yếu là các dự án đầu tư về lĩnh vực
xây dựng như xây dựng khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng, văn phòng cho
thuê, các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng,…
Hai là, các nguồn vốn huy động chủ yếu để thực hiện các dự án được lập tại
công ty là vốn tự có của chủ đầu tư, các nguồn vốn huy động khác (như vốn được
tài trợ từ các tổ chức, vốn góp từ các đối tác liên doanh,…) và một phần vốn vay tùy
theo từng dự án cụ thể.
Ba là, thời gian để thực hiện dự án tại công ty nhiều loại và từ 2 – 7 năm,. Cụ
thể: dự án xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại Mê Linh Vĩnh Phúc có
thời gian thực hiện 6 năm, khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội có thời
gian thực hiện dự án là 3 năm;dự án cải tạo chung cư cũ khu tập thể Kim Liên dự
kiến thực hiện trong 3 năm…
Bốn là, các dự án của Công ty chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản,
khu nhà ở văn phòng cho thuê,…nên kỹ thuật không phức tạp dựa trên thông số kỹ
thuật sẵn có, thay đổi linh hoạt theo từng dự án cụ thể.
1.2.1. Công tác tổ chức
Công ty cổ phần Đầu tư Thiết kế và Xây dựng Việt Nam là công ty tư nhân, có
nhiệm vụ, chức năng chính là:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất;
- Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị và dụng cụ sản xuất trong lĩnh vực xây dựng;
- Dịch vụ vận chuyển hang hóa
- Thiết kế kiến trúc : Các công trình dân dụng như nhà ở và công trình công
cộng, công trình công nghiệp như nhà, xưởng sản xuất, công trình phụ trợ, nhà
kho,công trình kỹ thuật phụ thuộc;
- Khoan khảo sát địa chất;
- Tư vấn giám sát công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông;
- Thi công đường điện 35KVA

- Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy;


11

- Lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp,
hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, văn phòng cho thuê, dịch vụ công cộng ( trung tâm
thương mại, khu thể thao vui chơi giải trí, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, mẫu giáo);
- Kinh doanh khai thác các dịch vụ của các dự án trên;
- Kinh doanh bất động sản;
a. Nhân sự cho công tác lập dự án:
Hoạt động đầu tư tại Công ty có sự tham gia của tất cả các phòng ban trong
Công ty, phối hợp giữa các phòng ban để đảm bảo tính hiệu quả cho công tác đầu tư
tại Công ty. Công tác lập dự án do phòng quản lý phát triển dự án đảm nhận, các
phòng ban khác có trách nhiệm thu thập các dữ liệu thông tin liên quan và phân tích
các vấn đề của dự án cần lập, kết hợp với phòng quản lý phát triển dự án lên kế
hoạch đầu tư.
Giám đốc Công ty là người điều hành tổng thể toàn bộ dự án: chịu trách
nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng thành viên và pháp luật
hiện hành. Các trách nhiệm chính của giám đốc gồm
- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của
công ty.
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của
công ty.
- Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng thành viên.
- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa vật tư thiết bị.
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể
trong công ty theo kế hoạch phát triển

- Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
Chủ nhiệm Công trình: Là người chịu trách nhiệm chính đối với Công ty và
Chủ đầu tư về chất lượng và tiến độ Dự án;
- Tổ chức quản lí điều hành công trường
- Triển khai chỉ đạo và giám sát thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng, khối
lượng, tiến độ an toàn và trật tự tại công trình;
- Làm việc với chủ đầu tư và các bộ phận có liên quan tại công trường;
- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc được giao;


12

- Báo cáo tiến độ dự án hàng tháng
Các chủ trì: Căn cứ vào chuyên ngành được giao, các chủ trì phối hợp với các
nhân viên thiết kế trực tiếp thực hiện công tác lập Dự án.
Bộ phận khảo sát: Thực hiện công tác Khảo sát, thu thập các số liệu phục vụ
cho công tác lập Dự án;
Bộ phận thiết kế: Thực hiện công tác bóc tách khối lượng, tính toán khái
toán, dự toán, tổng dự toán đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật cho công
trình.
Phòng kỹ thuật: Thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật đối với Dự án trước khi
hồ sơ được Giám đốc ký, đóng dấu và giao nộp cho Chủ đầu tư.
Công tác lập dự án tại Công ty do phòng kế hoạch đầu tư đảm nhận, phòng có
8 thành viên, là những người có trình độ đại học và thạc sỹ, có kinh nghiệm trong
công tác lập dự án và là nhiệt huyết với công việc, vì thế hiệu quả và chất lượng dự
án ngày một được nâng cao hơn. Trong quá trình lập dự án, luôn có sự giám sát của
các phòng ban và giám đốc tránh những sai sót không đáng có có thể xảy ra. Góp
phần nâng cao chất lượng dự án, từ đó hoàn thiện dần công tác lập dự án tại Công ty.



13


b. Quy trình lập dự án

































Nhận nhiệm vụ kế hoạch lập dự án

Nghiên cứu kế hoạch và tài liệu
liên quan, thu thập tài liệu cần thiết

Lập đề cương
Lưu hồ sơ
Thẩm định
In, đóng quyển, ký, đóng dấu, nộp
cho chủ đầu tư
Lập dự án và kiểm tra
Duyệt đề cương
Phòng kế hoạch đầu tư

Các phòng ban có liên quan

Phòng kế hoạch đầu tư

Chủ đầu tư
Phòng kế hoạch đầu tư và kết
hợp với các phòng ban khác

Phòng hành chính tổng hợp


Tư vấn thẩm định của chủ đầu t
ư

Phòng hành chính


14

Dựa vào sơ đồ trên ta có thể thấy trình tự thực hiện cũng như nhiệm vụ của
các phòng ban cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án.
Cán bộ được phân công dự thảo và thỏa thuận hợp đồng thuộc phòng kế hoạch
chịu trách nhiệm trong việc xem xét các điều kiện của hợp đồng trước khi trình
Giám đốc Công ty quyết định ký kết. Đối với các công việc phức tạp hoặc các công
việc phải đấu thầu, Trưởng phòng kế hoạch đầu tư có trách nhiệm tham gia thảo
luận, nêu rõ các yêu cầu, thống nhất điều kiện của hợp đồng, phối hợp lập và giải
thích các điều kiện cần phải đáp ứng trong hồ sơ dự thầu.
Bước 2: Thu thập tài liệu cần thiết và nghiên cứu kế hoạch, tài liệu.
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, những phòng ban có liên quan tiến hành thu thập
các dữ liệu, lập kế hoạch soạn thảo dự án đầu tư. Chủ nhiệm dự án chủ trì việc lập
kế hoạch soạn thảo dự án. Kế hoạch gồm các nội dung:
- Xác định từng bước công việc của quá trình soạn thảo dự án.
- Dự tính phân công công việc cho từng thành viên của Công ty.
- Dự tính chuyên gia (ngoài Công ty) cần huy động tham gia giải quyết những
vấn đề thuộc nội dung dự án khi gặp các vấn đề phức tạp cần có sự hỗ trợ tư vấn.
- Xác định cụ thể các điều kiện vật chất và các phương tiện để thực hiện
các công việc soạn thảo dự án nhằm đem lại hiệu quả cao nhất dự án được ra đời.
- Dự trù kinh phí để thực hiện quá trình soạn thảo dự án.
- Mức kinh phí cho mỗi dự án cụ thể tùy vào quy mô dự án.

- Lập lịch trình soạn thảo dự án.
Bước 3: Lập đề cương.
Phòng kế hoạch đầu tư tập hợp các thành viên tham gia dự án cùng góp ý kiến
để xây dựng nên đề cương của dự án, tạo điều kiện cho sự tham gia thuận lợi của
từng thành viên sau này.
Bước 4: Phê duyệt đề cương.
Phòng kế hoạch đầu tư trình đề cương sơ bộ và dự trù kinh phí soạn thảo lên
Giám đốc, sau khi Giám đốc thông qua đề cương phòng quản lý phát triển dự án
tiến hành thực hiện lập dự án.
Bước 5: Thực hiện lập dự án và kiểm tra
Sau khi đề cương được phê duyệt, kinh phí của dự án được phân bổ, phòng kế
hoạch đầu tư tiến hành lập dự án.


15

Trong quá trình lập dự án thường xuyên được phòng kế hoạch xem xét, đối
chiếu, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay kiến nghị
nhằm cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các phòng, cán bộ có liên quan, các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ
tiến hành thực hiện chương trình đánh giá theo đúng kế hoạch và nhiệm vụ quy định
sau khi lập dự án xong. Sử dụng kết quả đánh giá nội bộ để thi hành các biện pháp
khắc phục các vấn đề còn tồn tại.
Bước 6 : In, đóng quyển, đóng dấu.
Trong trường hợp in ấn gặp sai sót nhiều lúc dẫn đến tốn kém, lãng phí, thậm
chí nếu không phát hiện ra sai sót đôi khi còn có những hậu quả khó lường. Chính
vì vậy để tăng sự tin cậy và chính xác, cần kiểm tra khâu này một cách kỹ càng.
Công việc này được giao cho phòng hành chính.
Bước 7 : Thẩm định dự án đầu tư được lập.
Chủ đầu tư hoặc một số tổ chức tư vấn thẩm định (ngoài Công ty) thẩm định

dự án. Nhằm mục đích tăng tính khả thi cho dự án.
 Bước 8 : Lưu hồ sơ
Công tác lập dự án tại Công ty do phòng kế hoạch đầu tư đảm nhận, phòng có 5
thành viên, là những người có trình độ đại học và thạc sỹ, có kinh nghiệm trong công
tác lập dự án và là nhiệt huyết với công việc, vì thế hiệu quả và chất lượng dự án
ngày một được nâng cao hơn. Trong quá trình lập dự án, luôn có sự giám sát của các
phòng ban và giám đốc tránh những sai sót không đáng có có thể xảy ra. Góp phần
nâng cao chất lượng dự án, từ đó hoàn thiện dần công tác lập dự án tại Công ty.
c. Cơ sở lập dự án
Hiện nay, các công trình xây dựng đều phải tiến hành các công tác, thủ tục đầu
tư theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Công ty VINACODECO cũng
đã thực hiện đầy đủ những yêu cầu pháp lý :
+ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngà 26/11/2003 của Quốc Hội nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Luật Đầu Tư số 59/2005/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khóa XI kỳ
họp thứ 8.
+ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn
thi hành 1 số điều luật của Luật đầu tư.



16

+ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 do Quốc Hội thông qua ngày
29/11/2005.
+ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về luật bảo vệ môi trường
+ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình
+ Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về sửa đổi, bổ sung 1số điều của
nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

+ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất
lượng Công trình XD.
Một số phương pháp lập dự án mà công ty thường hay sử dụng : phân tích
đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: Phân tích độ nhạy, Phân tích rủi ro; Mỗi phương
pháp sẽ được áp dụng với từng dự án cụ thể sao cho phù hợp nhất.
1.2.2. Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án
a. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư
Để giải quyết phần này công ty thường xem xét, phân tích những khía cạnh
sau:
 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu thực hiện dự án
 Đáp ứng nhu cầu phát triển của địa bàn thực hiện dự án
 Phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương cũng như của đất nước
Thông thường trong phần này công ty tập trung đánh giá chung về nhu cầu thị
trường, hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng…
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng dự án cụ thể khác nhau như xây mới hay cải
tạo… mà sẽ có thêm những nội dung cụ thể khác nữa nhưng nhìn chung thường bao
gồm các nội dung trên.
b. Dự báo thị trường
Trong phân tích thị trường, do sản phẩm của dự án là những công trình xây
dựng mà lĩnh vực của công ty là đầu tư - thiết kế - xây dựng nên trong vấn đề dự
báo thị trường xảy ra 2 trường hợp.
Thứ nhất, đối với những công trình như nhà máy, xưởng sản xuất… thì phía
công ty không cần thiết phải dự báo thị trường mà đó là công việc của phía đối
tác còn công việc của phía công ty đa phần chỉ là thiết kế và thi công theo yêu
cầu của đối tác
Thứ hai, đó là những dự án đầu tư xây dựng mà chủ đầu tư chính là công ty


17


VINACODECO thì ở đây công ty phải dự báo về thị trường của dự án. Phương
pháp dự báo thường được sử dụng đó là phương pháp ngoại suy xu thế
Phương pháp ngoại suy xu thế: Dựa vào số liệu thống kê để dự báo tăng
trưởng. Cần ít nhất 4 năm thống kê cho 1 năm dự báo. Muốn kết quả dự báo chính
xác thì số liệu thống kê phải có quy luật tăng trưởng ổn định
Tuy nhiên để có thể có được những số liệu này là khá khó khăn, nên tùy vào
từng dự án mà mức độ phân tích cần nông hay sâu. Hơn nữa hiện nay thị trường
nhà ở thay đổi rất nhanh và không ổn định, khó có thể xác định quy luật. Tuy nhiên
dựa vào từng dự án mà có thể dự báo nhu cầu của thị trường nơi thực hiện dự án vì
như chúng ta biết thì hiện nay thị trường bất động sản luôn có xu hướng tăng hoặc
chững lại chứ không mấy khi lại giảm. Tâm lý của người tiêu dùng là mua và mua
thêm (nếu có thể) chứ không mấy ai muốn bán do ý thức được rằng vấn đề nhà ở
ngày càng quan trọng và khó khăn trước tình hình dân số ngày 1 tăng nhanh nhưng
đất đai thì không thể gia tăng.
c. Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư
Các công trình xây dựng đòi hỏi về mặt kỹ thuật là rất cao vì nó phục vụ cuộc
sống cũng như việc snả xuất hàng ngày của con người trong đó. Nếu công trình
không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ không đảm bảo an toàn cho con người. Một số
nội dung chủ yếu trong phân tích kỹ thuật như sau :
 Giới thiệu công trình
 Giới thiệu tiêu chuẩn công trình
 Phân tích lựa chọn phương án tổ chức thi công.
 Đánh giá tác động môi trường.
 Phương án giải phóng mặt bằng
 Lịch trình, tiến độ thực hiện công trình
 Tổ chức quản lý khai thác và sử dụng lao động.
Các kết quả trong phân tích kỹ thuật của Công ty có độ chính xác và thực tế cao
d. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
Trong phần này công ty thường thường tiến hành tính toán những chỉ tiêu sau:
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: Khi xác định tổng mức đầu tư Công ty căn

cứ vào rất nhiều những quy định, nghị định, thông tư…về lệ phí, đơn giá… Khi
tính tổng mức vốn đầu tư thì công ty thường chia thành: Chi phí cho xây lắp, Chi
phí cho thiết bị, chi phí khác tính cho từng hạnh mục công trình, Dự phòng và


18

trượt giá (10% giá trị xây lắp và chi phí khác) hoặc là tính theo giai đoạn đầu tư:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc đầu tư,
tức là tính toán số vốn đầu tư cần thiết cho từng giai đoạn là bao nhiêu, sau đó
lấy tổng mức vốn đầu tư cần thiết.
Các chỉ tiêu thường tính : Giá trị hiện tại thuần NPV(tùy dự án), tỷ lệ nội
hoàn, thời gian thu hồi vốn(tùy dự án). Các chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ
sở so sánh 2 trường hợp là có dự án và không có dự án, thông qua việc tính toán
những lợi ích thu được khi có dự án và toàn bộ chi phí đầu tư cho dự án để tính toán
các chỉ tiêu, sau đó tiến hành phân tích đọ nhạy cho các chỉ tiêu.
Có thể thấy là trong phân tích hiệu quả kinh tế công ty còn chưa đi sâu thể
hiện ở những chỉ tiêu tính toán còn hạn chế, cần phải bổ sung thêm chỉ tiêu tính
toán trong phần này, để khẳng định chắc chắn tính khả thi của dự án về mặt kinh tế.
Trên cơ sở xem xét các nội dung được công ty nghiên cứu trong quá trình soạn
thảo dự án đầu tư cos thể nhận xét một cách tổng quát là các nội dung về thị trường,
nguyên vật liệu, tính khả thi về tài chính cho dự án cũng như hiệu quả kinh tế xã hội
chưa được đề cập một cách đầy đủ, điều này có thể hiểu được vì thứ nhất công ty là
công ty tư nhân, thư 2 công ty mới thành lập chưa lâu và việc xác định hiệu quả
kinh tế xã hội là không phải đơn giản.trong thời gian tới công ty cần đầu tư bổ sung
và hoàn thiện các nội dung trên
Bảng 1.5: các dự án đầu tư đã và đang thực hiện
D
ự án


Năm đ
ầu t
ư

Xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại xã
Tiền Phong huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc
2008
Dự án nhà ở cao tầng dành cho cán bộ chiến sỹ Viện
khoa học hình sự - Bộ Công An – phường Khương
Trung - Quận Thanh Xuân – Hà Nội
2009
Dự án xây dựng trung tâm đào tạo nghề công nghệ
cao tại Xuân Phương - Tù Liêm – Hà Nội
2009
Dự án cải tạo chng cư cũ B15, B16, B18, B19 khu tập
thể Kim liên
2010

Để thấy rõ thực trạng lập dự án ở công ty Cổ phần Đầu tư Thiết kế và Xây
dựng Việt Nam chúng ta đi vào nghiên cứu công tác lập dự án cụ thể đó là:


19

1.3. Lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại
xã tiền Phong huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc
1.3.1 Ý tưởng hình thành dự án xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập
thấp tại huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc
Ý tưởng về việc xây dựng một dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại
Mê Linh được hình thành vào khoảng cuối năm 2007 đầu năm 2008, thời gian này

nhu cầu về nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại Vĩnh Phúc là rất đáng được quan
tâm. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng khẳng định rằng quỹ đất ở Vĩnh Phúc không phải
là vấn đề đáng lo như ở Hà Nội vì giá đất ở Vĩnh Phúc là khá rẻ, và cũng có sự hứa
hẹn công khai rằng các dự án xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp sẽ được
quan tâm và tạo điều kiện. Ngoài UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì chính phủ cũng đang
rất tạo điều kiện ủng hộ các dự án loại này.
Trong quá trình hoạt động của công ty, Giám đốc công ty, Trưởng phòng Dự
án, Trưởng phòng Kinh doanh là những thành viên thường xuyên thực hiện việc liên
kết, đối ngoại với các Sở, ban, ngành nhằm nắm bắt các chủ trương, chính sách, cơ
sở pháp lý và cũng là tìm ra cơ hội đầu tư mới cho công ty. Đối với dự án Mê Linh
cũng vậy, khi thực hiện công tác đối ngoại Trưởng phòng Đầu tư của công ty đã
nhận thấy cơ sở pháp lý, điều kiện tự nhiên và xã hội tại khu vực xã Tiền Phong,
huyện mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc là một cơ hội đầu tư mới. Sau đó đã đi vào điều tra
và nhận thấy:
Mê Linh là 1 huyện của tỉnh Vĩnh phúc, là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đang có sự phát triển
vượt bậc về kinh tế trong những năm gần đây đặc biệt là lĩnh vực Công nghiệp –
lĩnh vực thu hút rất nhiều lao động. Và đa phần trong đó đang phải thuê nhà ở tạm
vì lí do không đủ khả năng về tài chính để mua một miếng đất và xây nhà ở.Mặt
khác hiện nay trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều hộ gia đình đang ký mua nhà xây mới,
nhưng huyện vẫn chưa có điều kiện đáp ứng.
Trong những năm gần đây, tại huyện Mê Linh đã có một số dự án phát triển
nhà ở được triển khai và đi vào phục vụ đời sống nhân dân, tuy nhiên các dự án nhà
ở cho người thu nhập thấp rất ít về quy mô, số lượng còn hạn chế, vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp đang lao động sản xuất tại
các khu công nghiệp xung quanh đô thị mới Mê Linh.
Đồng thời Mê Linh đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt Định hướng quy
hoạch chung xây dựng đô thị mới taị quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày



20

13/12/2004. Tại huyện mê Linh có 1 khu đất với diện tích khá lớn vào khoảng
144.490m2 thuộc xã Tiền Phong chủ yếu là đất nông nghiệp, bãi tha ma. Khu đất
này chưa được khai thác hợp lý nếu được xây dựng 1 khu nhà ở dành cho người thu
nhập thấp – nhũng công nhân viên đang làm việc tại các khu công nghiệp xung
quanh khu đo thị Mê Linh thì giá trị sử dụng sẽ cao hơn, phù hợp với quy hoạch của
tỉnh cũng như của đất nước, góp phần quản lý quỹ đất đô thị tại tỉnh Vĩnh Phúc theo
quy hoạch chung tránh tình trạng sử dụng manh mún.
Từ đó công ty đã quyết định nghiên cứu việc đầu tư xây dựng dự án xây dựng
nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại xã Tiền Phong huyện Mê linh tỉnh Vĩnh Phúc
Trong quá trình nghiên cứu lập dự án xây dựng khu nhà ở dành cho người thu
nhập thấp tại xã Tiền Phong huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc công ty đã thực hiện
theo quy định chung của công ty về việc lập dự án. Đảm bảo các bước lập dự án
theo quy định.
1.3.2. Cơ sở để Vinacodeco xác định sự cần thiết phải xây dựng nhà ở dành
cho người thu nhập thấp tại huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu
thổ sông Hồng, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Tỉnh
Vĩnh Phúc là tỉnh tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú từ tháng 1 năm 1997, đến nay mới được
10 năm nhưng đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là
phát triển Công nghiệp.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 6 tháng đầu năm 2008, tình hình
kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển; công nghiệp, dịch vụ đạt mức tăng
trưởng cao, nông nghiệp được mùa, thu ngân sách tăng cao so với trước. Cụ thể:
tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 20,69%, trong đó công nghiệp-xây
dựng tăng hơn 23,3.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2008, Vĩnh Phúc đã thu hút được 20 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 400 triệu USD, tăng 53,8% về số dự
án và 320% về vốn so với cùng kỳ; 58 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký

5.400 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với cùng kỳ.
Công nghiệp Vĩnh Phúc từ lúc bắt đầu tái lập tỉnh đến xếp thứ 41/61 tỉnh,
Thành phố trong cả nước nhưng đến năm 2001 thì vươn lên xếp thứ 7. Trong 5 năm
(2001 -2005) kinh tế của tỉnh đạt tốc đọ tăng trưởng cao. Bình quân hàng năm tăng
15,3%, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 8,18 triệu đồng. Tổng thu nhập
ngân sách trên địa bàn bình quân đạt 2.076,7 tỷ đồng/năm tăng 36,46%.


21

Năm 2006, Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả
nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ
đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên
khắp địa bàn.

Bảng 4: Phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 1995 – 2005
Chỉ tiêu 1995 2000 2004
KH
2005
Tốc độ
tăng
1996-2000

Tốc độ tăng

2001-2005

1. GDP, tỷ đồng (giá ss1994) 1.417,3


3.033,8

5.228,1

5.934,5

16,4%

14,4%

- Nông, lâm ,ngư nghiệp 778,8

1.007,8

1.284,4

1.352,0

5,3%

6,1%

- Công nghiệp và xây dựng 190,1

1.174,8

2.567,9

3.065,5


43,9%

21,1%

- Dịch vụ 448,5

851,2

1.375,9

1.517,0

13,7%

12,3%

2. GDP, tỷ đồng (giá TT) 1.607,1

3.920,9

7.772,3

9.554,5





- Nông, lâm- ngư nghiệp 895,2


1.224,1

1872,8

2.038,4





- Công nghiệp và xây dựng 204,6

1.527,9

3.865,6

4.819,2





- Dịch vụ 507,3

1.168,9

2.033,9

2.696,9






3. Cơ cấu GDP (%) 100,0

100,0

100,0

100,0





- Nông, lâm ,ngư nghiệp 55,7

31,2

24,1

21,3





- Công nghiệp và xây dựng 12,7


39,0

49,7

50,4





- Dịch vụ 31,6

29,8

26,2

28,3





Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Tính toán của chuyên gia Viện
CLPTvà Sở KH & ĐT Vĩnh Phúc.
Mục tiêu phát triển kinh tế năm 2010: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
tăng 14,5%, tỏng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 500 triệu USD, GDP bình
quân đầu người đạt 1250 USD, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 27 – 28%,
huy đọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 50 – 55 nghìn tỷ đồng. Đến năm
2015 dự kiến tốc đọ tăng trưởng hàng năm đạt trên 10%, GDP bình quân đầu người
đạt 2000 USD.

Nhìn vào những con số trên ta có thể nhận thấy nền kinh tế của Vĩnh Phúc
phát triển nhanh vượt bậc trong thời gian gần đây là do đóng góp rất lớn từ ngành
công nghiệp. Và trong thực tế Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh thu hút đầu tư


22

trực tiếp nước ngoài cao bậc nhất trong cả nước, đặc biệt là đầu tư vào ngành công
nghiệp. Tỉnh đạt được những thành tựu kinh tế trên chủ yếu là nhờ sự đóng góp
của các dự án công nghiệp FDI lớn trên địa bàn (Honda, Toyota). Giá trị tăng thêm
của công nghiệp - xây dựng từ 190,1 tỷ đồng năm 1995 tăng lên 2.567,9 tỷ đồng
năm 2004; dự kiến đạt 3.065,5 tỷ đồng vào 2005 (giá ss94). GDP công nghiệp và
xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng 43,9% thời kỳ 1996-2000 và 21,6%/năm trong
2001-2004 là mức tăng rất cao so với cả nước.
Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung cũng như huyện Mê Linh nói riêng, kéo theo đó
là hàng vạn công nhân đang hoạt đọng trong các nhà máy, phân xưởng, khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do đó vấn đề nhà ở phục vụ cho cán bộ công nhân viên
đang làm việc trong các khu công nghiệp này là rất bức xúc, chưa đảm bảo được sự
ổn định cho cán bộ công nhân viên yên tâm lao động sản xuất.
Do đó việc tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho cán bộ nhân viên đang lao
động và làm việc tại các khu, cụm công nghiệp lân cận cũng là tạo điều kiện đẩy
nhanh mức tăng trưởng của tỉnh nhà.
Huyện Mê Linh có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm giáp danh với thủ đo Hà Nội,
do vậy Mê Linh đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Mặt khác Mê Linh đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt Định hướng
quy hoạch chung xây dựng đô thị mới tại quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày
13/12/2004. Vì vậy việc xây dựng dự án khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại
huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc là rất cần thiết và phù hợp.
Đánh giá của sinh viên:Mê Linh là huyện có nhiều nhất các khu, cụm công

nghiệp và có nhu cầu cao về nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên, việc xây dựng
1 khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp ở Mê Linh không những góp phần tạo ra
dộng lực thúc đẩy các ngành phát triển mà đặc biệt là ngành công nghiệp, mà sẽ
đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh. Thực tế
cho thấy việc xây dựng dự án tại huyện Mê Linh là đúng đắn vì trong quá trình thực
hiện nghiên cứu khr thi của dự án thì huyện Mê Linh đã được sáp nhập vào thủ đô
Hà Nội vào ngày 01/08/2008 và điều này hứa hẹn rằng sẽ có ngày càng nhiều các
công ty trong và ngoài nước đầu tư vào mê Linh do đó việc xây dựng công trình nhà
ở dành cho người thu nhập thấp tại Mê Linh là cần thiết.
1.3.3. Dự báo thị trường nhà ở
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 1999 quy mô dân số

×