Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đàm phán & Giải quyết xung đột. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.35 KB, 3 trang )

Đàm phán & Giải quyết
xung đột.

Trong cuộc sống, bạn luôn phải đối mặt với những rắc rối và phiền toái.
Nhưng vấn đề không phải là “liệu bạn có phải đối mặt với những điều trái
ngược hay không?” – Vấn đề là những điều trái ngược đến từ đâu?
Bạn thường phải đối mặt với những rắc rối và phiền toái, với những người
luôn muốn cạnh tranh với bạn. Nhưng chẳng có gì là không tốt khi có những
người như vậy ở chung quanh mình. Nhờ sự cạnh tranh, thi đấu với họ, tư
duy của bạn trở nên sắc bén, kỹ năng được nâng cao và cuộc sống thêm phần
thú vị. Nhờ đó, bạn có dịp nhìn lại bản thân, giúp bạn trưởng thành và phát
triển hơn.
Để có thể giành được thứ mình muốn, bạn phải cạnh tranh và nếu không có
đối thủ bạn sẽ giậm chân tại chỗ. Mọi người sẽ phản đối nếu như bạn không
có hành động gì và chính bạn cũng muốn vượt qua chính mình khi bạn cố
gắng để mọi người không thấy thất vọng về mình.
Như vậy, đối mặt với những điều trái ngược luôn giúp bạn tỉnh táo và thêm
ý thức phấn đấu. Vấn đề là những điều trái ngược đến từ đâu? – Tựu chung,
những điều trái ngược có thể phát xuất ở hai dạng: Những xung đột về quan
điểm và những đối thủ cảm tính.
Để đối phó với những xung đột về quan điểm, bạn nên đưa ra các lý lẽ có
tính tư duy và xác thực cao. Trong các tình huống này, có thể lúc đầu hai
bên có nhiều điểm chưa thống nhất, nhưng sau đó, vấn đề được giải quyết ổn
thỏa.
Còn đối thủ cảm tính là những đối thủ có phản ứng đầy bản năng. Kiểu
người này trong các cuộc đàm phán sẽ không chỉ bất đồng với bạn về quan
điểm mà còn bất đồng với chính con người bạn. Điều này khiến không khí
trở nên căng thẳng và những lời chỉ trích, đôi co, buộc tội… xảy ra là điều
khó tránh khỏi. Lúc đó, mọi ý kiến, bằng chứng, sự việc, lập luận mà bạn
đưa ra đều không đủ để đối phó với họ. Vì vậy, hãy cố gắng đừng để đối thủ
rơi vào trạng thái bị kích động. Cần phải tránh xung đột với một đối thủ cư


xử theo cảm tính như là tránh một căn bệnh truyền nhiễm.
Câu hỏi tiếp theo là, xung đột gì khiến cho đối thủ của bạn trở thành một kẻ
đối đầu dễ bị kích động, biến một người nào đó thành kẻ hiềm khích đầy bản
năng? – Câu trả lời là do bạn tấn công vào thể diện của họ.
Khi bạn hiểu được rằng, mỗi cá nhân đều có tâm lý giữ thể diện cho mình
thì chúng ta luôn phải tránh gây ra bất cứ sự xúc phạm nào với những người
mà mình tiếp xúc, nhất là ở những nơi đông người.
Bạn phải tự rèn luyện bản thân để có thể nói chuyện thẳng thắn với các đối
thủ khác biệt với mình về quan điểm mà không làm mất thể diện của họ,
không biến họ trở thành một kẻ hiềm khích mất tự chủ. Bạn sẽ nhận hậu quả
nếu bạn có ý định bôi nhọ ai đó trước mặt mọi người. Đồng thời, việc tránh
tạo ra đối thủ hiềm khích, xung đột chính là để tránh gây ra sự bất mãn về
nhau. (Làm như vậy không chỉ vì họ, mà còn vì chính bạn).
Cho nên, những nhà đàm phán đáng tin cậy thường rất công bằng, họ dùng
khả năng của mình để giải quyết vấn đề nhằm có lợi cho cả hai bên. Họ tạo
ra sự tin tưởng mà ở đó nhu cầu của cả hai bên đều được thỏa mãn và vị thế
của họ được nâng cao.
Tóm lại, chúng ta phải thừa nhận rằng xung đột là điều khó tránh khỏi trong
cuộc sống vì đối đầu là động lực cho sự phát triển và tiến bộ. Con người có ý
kiến, quan điểm trái ngược nhau, sự cạnh tranh tạo cho họ sức ép và kết quả
là các khả năng mới, các giải pháp mang tính sáng tạo được hình thành.
Vì vậy, hãy biết yêu quý và coi những đối thủ có quan điểm trái ngược với
bạn như những đồng minh tiềm năng. Hãy bày tỏ quan điểm của bạn bằng
tất cả sự chân thành, kiên định và không đề cao tính sĩ diện của mình quá
mức. Tất nhiên sẽ có một vài khó khăn, nhưng bạn nên luôn nhớ cư xử đúng
mực và tỉnh táo để không biến đối thủ lành mạnh thành kẻ đối đầu mang tính
xung đột, hiềm khích bất cần.

×