Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.78 KB, 4 trang )
Kỹ năng lãnh đạo: Cách đưa ra quyết
sách hiệu quả
Khi chúng ta đối mặt với nhiều loại phương án, bạn cần cân nhắc các
phương án giải quyết với mọi khả năng có thể xảy ra. Luôn sáng tạo và nghĩ
ra các phương án thay thế, tuyệt đối không nên chịu ảnh hưởng của quyết
sách tương tự trước đây. Nếu bạn chọn phương án gần giống với phương án
mà bạn đã từng chọn, nghĩa là bạn đang tìm cái gần gũi nhất chứ không phải
là phương án hành động tốt nhất.
Hai nữa, một trở ngại quyết sách khác là do quá chú trọng đến kiến thức
trước đây. Nếu quá ỷ lại vào những kiến thức đã có, thì điều ấy sẽ cản trở
chúng ta vận dụng những kiến thức mới để đưa ra quyết sách hay. Cũng vậy,
nếu bạn thấy rằng kinh nghiệm trước đây của mình là khởi nguồn thông tin
tốt nhất cho quyết sách, thì đó là biểu hiện của một người quá ỷ lại vào kinh
nghiệm quá khứ; vì thế, dù kinh nghiệm là cần, nhưng không nên lấy kinh
nghiệm làm khởi nguồn thông tin duy nhất và chính yếu để vội vàng đưa ra
quyết sách.
Trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy phương án mà bạn cho
rằng tốt nhất hôm nay cũng chỉ là tương đối! Cần nhận thức rõ được rằng,
không có một quyết sách nào mà không có mặt hạn chế…
Chúng ta sẽ xem xét cách đưa ra quyết sách hiệu quả khi gặp vấn đề phức
tạp:
- Xác định các vấn đề cần được giải quyết: Đừng vội vàng khi đưa ra
quyết sách, dành thời gian thích đáng để xác định tình huống cụ thể, lập ra
trình tự trước sau của quyết sách. Tránh việc dùng “đúng – sai” hoặc cố chấp
vào thành kiến để phán đoán sự việc, bạn cần xem xét kỹ lưỡng đó có thực
sự là vấn đề quan trọng cần giải quyết hay không? Có cần thiết phải chia nhỏ
các vấn đề để giải quyết cho dễ dàng hơn không? Mặt tích cực của phương
án này là gì? Mặt tiêu cực là gì? Phương án này có ảnh hưởng tới ai hay tới
việc gì không? Liệu phương án này có thể chấp nhận được không và liệu nó