Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những kĩ năng lãnh đạo nào là cần thiết trong 10 năm nữa ? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.3 KB, 4 trang )




Những kĩ năng lãnh đạo
nào là cần thiết trong 10
năm nữa ?


Tôi bị thuyết phục rằng các nhà lãnh đạo với những kỹ năng mới đồng điệu
với tương lai có thể tạo ra những tổ chức tốt hơn, những cộng đồng tốt hơn và
một thế giới tốt hơn.
Động lực kinh tế lớn gần đây nhất của chúng ta là ngành xây dựng và giai
đoạn đầu tiên của kỷ nguyên kỹ thuật số. Tại Viện nghiên cứu tương lai, trong
chương trình dự đoán 10 năm, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi cơ bản theo
đó sinh học sẽ là một động lực thúc đẩy thay đổi kinh tế và điều tôi bắt đầu
nghĩ đến là "nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng".
Nếu sinh học và nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng cùng thúc đẩy tương lai thì
điều đó có ý nghĩa gì với các nhà lãnh đạo? Làm thế nào người lãnh đạo có
thể phát triển sự thấu cảm họ với tự nhiên và nền kinh tế toàn cầu thịnh
vượng?
Sự tư lợi và cạnh tranh sẽ là không đủ. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ vẫn
cần thúc đẩy phát triển doanh thu, tăng hiệu suất và giải quyết những mâu
thuẫn nhưng sự ủy quyền về tài chính vẫn là chưa đủ. Các nhà lãnh đạo phải
mở rộng cái nhìn và nắm bắt các cơ hội và tài sản chung xunh quanh họ
nhưng không phải chỉ vì mục đích mang lại lợi ích cho riêng bản thân họ. Các
nhà lãnh đạo phải học cách chia sẻ ý tưởng, tin tưởng rằng họ sẽ còn có nhiều
lợi ích từ việc đó hơn trong tương lai.
May thay những công cụ dựa trên các trang web và sự phát triển của máy tính
khiến cho các đường lối lãnh đạo mới trở thành khả thi vào đúng thời điểm
chúng trở nên cực kỳ cần thiết. Chúng ta càng kết nối với nhau, chúng ta càng
an toàn, tự do và mạnh mẽ hơn. Nhưng cũng có những mặt tiêu cực: chúng ta


càng kết nối liên kết chặt chẽ thì lại càng rủi ro. Các nhà lãnh đạo cần phải tạo
ra các mối liên kết và tổ chức mọi người hoạt động nhưng cũng cần phải bảo
vệ chống lại những liên kết sai chức năng và nguy hiểm. Dựa trên 35 năm
kinh nghiệm là người dự đoán 10 năm dưới đây là bối cảnh mà tôi dự đoán
cho các nhà lãnh đạo trong tương lai:
Sự không ổn định, bấp bênh, phức tạp và không rõ ràng sẽ trở nên tồi tệ hơn
trong tương lai. Có rất nhiều vấn đề có thể giải quyết được nhưng nhà lãnh
đạo hàng đầu sẽ thường phải đưa ra những quyết định và cố gắng đạt được
thắng lợi khi phải đối mặt với những tình huống tiến thoái lưỡng nan mà
không có giải pháp. Nếu bạn không cảm thấy bối rối bởi các tình huống, các
sự kiện hiện thời thì điều đó có nghĩa là bạn đang không đủ chú tâm.
Tương lai có thể giúp các nhà lãnh đạo khiến cho hiện thực có ý nghĩa nhưng
chỉ nếu họ học cách lắng nghe tương lai. Bạn không thể lắng nghe tương lai
nếu bạn bị vướng mắc trong hiện tại. Tôi tự nhắc mình điều đó khi tôi bị kẹt
tại London trong đám mây bụi núi lửa. Viết về một thế giới bất ổn, dễ thay
đổi thì dễ dàng hơn so với việc trải nghiệm nó.
Các nhà lãnh đạo phải đối mặt với cả cơ hội và nguy cơ. Một trong số họ đảm
nhận những vị trí trọng trách ngày nay có thể trở nên cáu bẳn khó tính do sự
tâm trạng thất vọng vì thất bại cũng là điều dễ hiểu nhưng các nhà lãnh đạo
không được phép để bản thân mình chán nản, thất vọng hoặc bất động. Mặc
dù làm được điều này rất khó nhưng thường thì vẫn có thể có các nhân tố thay
đổi tích cực giữa lúc hỗn loạn. Một số điều có thể trở nên tốt đẹp hơn cũng
như có những điều trở nên tồi tệ hơn.
Các nhà lãnh đạo phải học các kỹ năng mới để chuẩn bị cho tương lai. Cụ thể
hơn, tôi đã gợi ý đề xuất mười kỹ năng lãnh đạo mới cho tương lai. Đây là
những kỹ năng bạn có thể học để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai: bản năng
sáng tạo, phân minh, khả năng ứng phó với tình huống nan giải, khả năng học
hỏi chuyên sâu, sự thấu cảm, tính xây dựng tích cực, kỹ năng xóa đi mối bất
hòa khôn khéo, sự minh bạch rõ ràng, khả năng tổ chức đám đông linh hoạt
và khả năng hòa đồng.

Các nhà lãnh đạo phải đạt được sự cân bằng tinh vi - đưa ra quyết định nhanh
chóng nhưng lại không được hấp tấp vội vàng. Họ phải nắm bắt được khoảng
thời gian giữa đánh giá mọi việc quá sớm (sai lầm cổ điển của các nhà giải
quyết vấn đề) và quyết định quá muộn (khoảng thời gian cổ điển của lý
thuyết).
Tất cả những kĩ năng mới này sẽ còn được bàn đến nhiều. Tôi hy vọng rằng
những kĩ năng mới này sẽ có góp phần nào đó vào các cuộc đối thoại về về sự
lãnh đạo trong tương lai cho các tổ chức và các nhà lãnh đạo. Theo bạn thì
những kĩ năng lãnh đạo nào là cần thiết trong tương lai?

×