Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CUỐN SÁCH "VỀ TINH THẦN TRONG NGHỆ THUẬT" (1) CỦA KANDINSKY ĐÃ ĐƯỢC TIẾP NHẬN NHƯ THẾ NÀO? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.81 KB, 7 trang )

CU
ỐN SÁCH "VỀ TINH THẦN TRONG NGHỆ
THUẬT" (1) CỦA KANDINSKY ĐÃ ĐƯỢC
TIẾP NHẬN NHƯ THẾ NÀO?

KANDINSKY-Không đề-1910 (chì than,
thuốc nước và mực nho), 49.6x64.8cm.
Quà tặng của bà Nina Kandinsky dành cho
Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia

NĂM NAY, 2011, LÀ VỪA TRÒN 100 NĂM RA ĐỜI CỦA CUỐN
SÁCH "VỀ TINH THẦN TRONG NGHỆ THUẬT" (NGUYÊN BẢN
TIẾNG ĐỨC: UBER DAS GEISTIGE IN DER KUNST, TIẾNG PHÁP:
DU SPIRITUEL DANS L'ART). CÙNG VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA "DER
BLAUE REITER" (KỴ SĨ XANH), MỘT TRÀO LƯU TIỀN PHONG CỦ
A
HỘI HỌA ĐỨC, CUỐN SÁCH LÝ LUẬN VỀ TRỪU TƯỢNG NÀY ĐÃ
GHI DẤU VÀO LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT NHƯ LÀ MỘT TRONG
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT NHẤT.
Sự tiếp nhận một cách khó khăn của mọi người đối với cuốn sách lý luận
quan trọng đầu tiên của Kandinsky đã được Paul Westheim thuật lại trong
cuốn “Das Kunstblatt” (1930) như sau: “Vào năm 1910, ông ấy [tức
Kandinsky] đã viết xong cuốn sách và để ở đâu đấy trong các ngăn kéo của
ông. Không có nhà xuất bản nào đủ can đảm để mạo hiểm ứng trước một
chút gì đó cho việc xuất bản (mà chung quy vẫn chỉ là vấn đề sở thích).
Ngay cả sự môi giới mặn nồng của ngài Hugo von Tschudi cũng không đem
lại kết quả nào”.
Trên thực tế, bản thảo bằng tiếng Đức của cuốn sách đã được hoàn tất ở
Murnau, ngày 3/8/1909, và đã bị ông chủ xuất bản G.Muller ở Munich từ
chối thẳng thừng vào ngày 15/10 cùng năm. Lý lẽ đặt ra đầu tiên không dựa
trên một cơ sở căn bản nào: “Phong cách chịu quá nhiều ngữ điệu không


mấy [tính] Đức, làm nổi rõ cái vấn đề mà một cuốn sách [thường gặp phải
khi] được viết ra bởi một tay ngoại quốc”.
Người bạn của Kandinsky - Kubin (2) - đã tóm lược những cảm tưởng của
ông sau khi đọc bản thảo của cuốn sách vào ngày 12/11/1909: “Những tư
tưởng ở đây là hoàn toàn độc đáo, thường được rút ra từ những nơi sâu thẳm
nhất. Nó nói với chúng ta rằng, màu sắc là vô cùng hấp dẫn”.
Tuy nhiên, Kubin đã khuyên Kandinsky nên tiếp tục hoàn thiện thêm bản
thảo bằng một “phụ trương” liên quan tới bố cục, hình thể và thuật vẽ (l’art
du dessin).
Sau lần từ chối đầu tiên từ phía ngài R. Piper, ngày 20/6/1910, một bản hợp
đồng kép liên quan đồng thời tới việc xuất bản cả hai cuốn sách “Klange” v
à
“Du spirituel dans l’art” rốt cuộc đã được ký ngày 28/9/1911, v
ới sự trợ giúp
chí tình của Franz Marc (3).
Ngày 4/10/1911, giữa lúc bận rộn cho việc soạn thảo cuốn Almanach “Der
Blaue Reiter”, Kandinsky đã báo cho Marc biết ông đã đi nh
ận phần đầu của
các bản in thử.
Mặc dầu “đát” của bản in ghi năm 1912, nhưng lần xuất bản đầu tiên của
cuốn sách cho 1000 cuốn đã xong vào Noel 1911. Ngày 27 tháng 12, ngài
Anton von Webern (4) đã vồ vập báo cho tác giả: “Tôi đang đọc cuốn sách
của ông, và tôi cảm thấy hào hứng. Hãy lượng thứ cho tôi vì đã mạn phép
bày tỏ ý kiến về chủ đề này, nhưng [quả thực là] tôi đã mất bình tĩnh”.
Hai lần xuất bản khác bằng tiếng Đức đã được tiếp tục vào cùng năm ấy
(1912), và cuốn sách cũng đã đạt thành công lớn. Trước hết, theo quan điểm
của giới nghệ sĩ trẻ, với Kandinsky, người ta đã có thể từ bỏ chủ nghĩa ấn
tượng và hướng nghệ thuật tới những mục tiêu mới trong lĩnh vực tư tưởng.
“Khái niệm - Chìa khóa” mà Kandinsky đã sử dụng và thường xuyên được
ông dẫn ra trong cuốn sách - đó chính là “sự thiết yếu bên trong”

Bản rút gọn của cuốn sách dưới dạng tiểu luận bằng tiếng Nga, nhờ tài dịch
thuật của Koulbine (1868 - 1917), đã toả sáng tại Saint - Pétersbourg trong
khoảng thời gian từ tháng 12/1911 đến tháng 1/1912, trước Hiệp hội Nghệ
thuật toàn Nga. “Sau cái buổi họp ấy - Kandinsky viết cho Marc ngày
17/1/1912 - một đám đông đã lừng lững kéo đến trụ sở [Hội Nghệ thuật] để
khẩn nài Koulbine với mong muốn được cho lại bản luận thuyết Koulbine
đã viết ngay lập tức cho tôi, chữ của ông ấy còn lộ rõ vẻ hưng phấn”
ở các nước sử dụng tiếng Anh, những lần xuất bản đầu tiên dưới dạng sách
đều dựa vào bản dịch thực hiện vào năm 1914 của M.T.H.Sadler.
Trường hợp bản dịch tiếng Pháp là cả câu chuyện dài về những toan tính bị
thui chột, một câu chuyện không hề đi tới thành công nào cho đến tận năm
1949. Và điều này, dù sao cũng đã gây ra những tiến triển phức tạp về mặt
cảm xúc của tác giả.
“Tôi đồng ý – Kandinsky viết cho Walden ngày 11/5/1913 – rằng phái
Orphisme (5) đã đi tới chỗ nảy sinh sự giống nhau lạ lùng so với những ý
tưởng riêng biệt của tôi. Tôi hoàn toàn tránh thăm dò về vụ này. Nhưng tôi
mong muốn có được một cái nhìn thiện cảm về việc xuất bản cuốn
‘Spirituel’ của tôi bằng tiếng Pháp”. Cũng trong bức thư này, Kandinsky đã
gợi ý trao gửi việc xuất bản cuốn sách cho nhà sách Figuière, cơ sở nhận
thầu mà Walden là đại diện độc quyền ở Đức. Các nhà dịch thuật được
Kandinsky giới thiệu với Walden là Apollinaire (6) hoặc Mercereau. Một
năm sau, Walden xác nhận chắc chắn rằng Figuière sẽ cho ra sách vào đầu
năm 1915.
Trở về Đức năm 1922 và tiếp tục cuộc đi vòng quanh nước Đức với trường
Bauhaus, Kandinsky đã thử làm một cách vô ích việc bổ khuyết cho bản
thuyết trình bằng tiếng Pháp về cuốn sách quan trọng và chủ yếu nhất của
ông (Spirituel), thay vì bổ cứu cho tác phẩm lý luận thứ hai (7) mà ông đang
chuẩn bị (cho dù nó chỉ được tạo ra như là một sự phát triển và đào sâu
những tư tưởng trước đó đã được vạch ra trong cuốn “Spirituel”).
A.F.del Marle, cộng tác với Gallien, đã chu

ẩn bị bản dịch tiếng Pháp cho tác
phẩm “Spirituel” vào năm 1926. Ngày 16/2/1926, del Marle vẫn một mực
thổ lộ và tin rằng việc xuất bản cuốn sách đang ở tương lai gần, tuy nhiên
“những khó khăn kinh tế là trở ngại trên hết hiện nay ở nước Pháp”, và điều
đó đã làm chậm thêm một chút nữa tiến trình xuất bản cuốn “đại thư”.
Người Pháp đã không làm hỏng cái việc tốt đẹp liên quan tới cuốn sách vào
năm 1949, khi cuối cùng sách đã ra được tại Galerie Drouin. Sự muộn màng
ấy cũng đã x
ảy ra với cuốn Almanach “Der Blaue Reiter” (bản tiếng Pháp in
năm 1981 tại Nhà xuất bản Klincksieck), cũng như với cuốn sách cực kỳ
quan trọng của W. Worringer, “Abstraction et Einfuhlung”, dịch in năm
1978, 71 năm sau khi được xuất bản ở cố quốc Đức.
Bài phê bình đầu tiên viết bằng tiếng Pháp về cuốn “Spirituel” do Herbert
soạn vào năm 1914, đã nguyên vẹn xuất hiện trở lại như một định mệnh.
Người ta có thể đọc thấy trong đó câu mở đầu: “Cuốn sách của Kandinsky
đóng góp mọi thứ khuyết điểm cho những cuốn sách nghệ thuật được viết ra
bởi các nghệ sĩ: vô duyên, vụng về và đ
ầy rẫy tính khoa học nửa vời”. Hoặc:
“làm lạc lối trong mê đạo bằng một công trình lý luận đầu não”.
Ngược lại, một số người khác lại ca tụng nền tảng triết học hết sức đặc biệt
của nghệ thuật ông.
Vậy mục đích thực sự của nhà họa sĩ - nhà lý luận Kandinsky trong cuốn
“Spirituel” là gì?
Phải chăng cuốn sách của ông đơn thuần chỉ là một phép gợi hỏi “kiểu
Socrate” - nhằm dẫn tìm ra những chân lý còn đang được thai nghén?
Trong cuốn tiểu sử tự thuật “Ruckblicke” (Nhìn về phía sau), sự thực là
chính bản thân Kandinsky đã xác định ra điều ấy:
“Thức tỉnh, bằng những cái không còn nữa, năng l
ực ấy tạo ra sự trải nghiệm
của tinh thần về những sự vật cụ thể và những sự vật trừu tượng, [một] năng

lực [làm cho] hoan hỉ và [mang tính] nhất thiết dành cho tương lai”.
QUANG VIỆT
(Nguồn: Kandinsky – catalogue của Christian Derouet và Jessica Boissel.
Trung tâm Georges Pompidou, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia.
Xuất bản 1985)
1. Trước nay, ở nước ta vẫn dịch tên cuốn sách này từ tiếng Pháp là “Về tâm
linh ” hoặc “Về cái tâm linh ”. Nay tham khảo thêm bản gốc tiếng Đức,
xin được dịch là “Về tinh thần ” cho sát với nghĩa và ý nghĩa của tên sách
theo nguyên bản. Đến nay ở nước ta vẫn chưa có bản dịch tiếng Việt của
cuốn sách này.
2. Otakar Kubin (1883 - 1969): họa sĩ người Séc, hoạt động nghệ thuật rộng
rãi ở Tây Âu.
3. Franz Marc (1880 - 1916): họa sĩ người Đức, một trong những bậc thầy
của “Der Blaue Reiter”.
4. Anton von Webern (1883 - 1945): nhà soạn nhạc người áo, một trong
những người đi tiên phong về hệ 12 âm.
5. Orphisme: xu hướng lập thể nhằm vào cấu trúc trừu tượng của hình thể
thông qua màu sắc, tiêu biểu nhất là Delaunay.
6. Guillaume Apollinaire (1880 - 1918): nhà văn, nhà thơ người Pháp, ngư
ời
cổ xúy cho các xu hướng nghệ thuật tiền phong, nhà lý luận, tác giả của
“kịch siêu thực”.
7. Cuốn sách này nguyên bản tiếng Đức, có tiêu đề “Punkt und Linie zu
Flache” (Điểm - Đường nét - Đồ án), xuất bản ở Đức năm 1926.

×