Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGÀY HỘI CỦA MỸ THUẬT MIỀN ĐÔNG NAM BỘ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.12 KB, 5 trang )

NGÀY HỘI CỦA MỸ THUẬT MIỀN
ĐÔNG NAM BỘ

NGUYỄN QUANG SƠN-Quy hoạch-sơn
mài

Triển lãm Mỹ thuật khu vực VII luân phiên tổ chức tại các tỉnh trong khu
vực, năm nay đã là lần thứ 13, khai mạc vào ngày 8/8 và kết thúc vào ngày
22/8/2008, tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Dương, do Hội Văn học Nghệ
thuật Bình Dương đăng cai tổ chức. Triển lãm trưng bày 148 tác phẩm được
tuyển chọn từ 169 tác phẩm của 129 tác giả đến từ các tỉnh Lâm Đồng, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đắc Nông,
Bình Phước và tỉnh chủ nhà Bình Dương. Trong đó có 29 tác giả (với 47 tác
phẩm) là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, còn lại 100 tác giả (với 101 tác
phẩm) là hội viên các Hội VHNT địa phương thuộc chuyên ngành Mỹ thuật.
So với những lần trước, Triển lãm lần này không chỉ có sự tăng trưởng đáng
kể về số lượng tác giả, tác phẩm mà điều làm cho những người làm công tác
tổ chức và công chúng hâm mộ nghệ thuật tạo hình chú ý chính là sự đa
dạng ở chủ đề phản ánh, chất liệu tác phẩm và phong cách thể hiện. Bên
cạnh những đề tài mang tính truyền thống như đặc trưng phong cảnh, con
người, lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa của mỗi địa phương, một số
tác giả còn mạnh dạn thể nghiệm những đề tài mới như chiều sâu tâm linh,
nỗi đau của số phận, sự suy thoái môi trường Triển lãm bao gồm ba mảng
chính là hội họa, đồ họa ứng dụng và điêu khắc. Về hội họa có tranh sơn
dầu, sơn mài, lụa, bột màu, acrylic, tổng hợp, khắc gỗ, gò đồng Về điêu
khắc có tượng gỗ, đá, bê tông, kim loại, composite Về phong cách thể
hiện, bên cạnh dòng tranh tượng theo chủ nghĩa hiện thực, đã xuất hiện
những tác phẩm theo ngôn ngữ hiện đại, hậu hiện đại cho thấy sáng tạo mỹ
thuật miền Đông Nam bộ đang có sự trưởng thành nhanh chóng, không
ngừng tìm tòi, tiếp cận nhiều xu hướng nghệ thuật khác nhau.
Đến với Triển lãm, công chúng nhận ra những đặc trưng rõ nét nhất của


vùng đất - con người từng địa phương, nơi người họa sĩ gắn bó với cuộc
sống. Đó là những con người vùng cao hùng vĩ trong tác phẩm đến từ Lâm
Đồng, Đắc Nông; vùng nắng gió Ninh Thuận, Bình Thuận; vùng “miền
Đông gian lao mà anh dũng” Bình Phước, Tây Ninh; vùng du lịch Bà Rịa -
Vũng Tàu và những vùng đất đang trong quá trình chuyển dịch đô thị hóa,
công nghiệp hóa mạnh mẽ Đồng Nai, Bình Dương
Giải thưởng dành cho các tác phẩm mà tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Việt
Nam (giải Trung ương): Không có giải A; 1 giải B thuộc về tác phẩm Quy
hoạch của tác giả Nguyễn Quang Sơn (Bình Dương), chất liệu sơn mài, kích
thước 180x180cm; 2 giải C được trao cho các tác phẩm Hoa của Nguyễn
Văn Bình (Tây Ninh), chất liệu giấy dó, kích thước 60x80cm và tác phẩm
Sự thăng bằng của tác giả Trương Đình Quế (Đồng Nai), chất liệu sắt hàn,
kích thước 89x79cm. Ngoài ra, còn có 3 giải khuyến khích đư
ợc trao cho các
tác giả Hồ Thái Thiết (Bình Thuận) với tác phẩm Nét Chăm, chất liệu tổng
hợp, kích thước cao 130cm; Lê Minh (Bà Rịa - Vũng Tàu) tác phẩm Thời
gian, chất liệu sơn dầu, kích thước 100x130cm và Ch
ế Thị Kim Trung (Ninh
Thuận) tác phẩm Lễ cầu mưa, chất liệu sơn dầu, kích thước 150x100cm.
Giải thường dành cho các tác phẩm mà tác giả là hội viên các H
ội VHNT địa
phương thuộc chuyên ngành Mỹ thuật (giải địa phương): Có 9 giải thưởng
đồng hạng trao cho các tác phẩm và tác giả sau đây: Nguyễn Hùng Việt
(Bình Dương) tác phẩm Nhà tù Phú Lợi, chất liệu gỗ, kích thư
ớc 60x200cm;
Nguyễn Hoài Huyền Vũ (Bình Dương) tác phẩm Hạt giống hòa bình, chất
liệu gỗ, kích thước 80x45cm; Đặng Minh Thành (Bình Dương) tác phẩm Lò
chén Chính Nghĩa, chất liệu khắc gỗ, kích thư
ớc 50x75cm; Mai Ngọc Tuyển
(Bình Dương) tác phẩm Xây dựng ngày mới, chất liệu tổng hợp, kích thước

80x45cm; Nguyễn Hải Thanh (Bình Phước) tác phẩm Chợ Bác Hà, chất liệu
lụa, kích thước 60x80cm; Thoòng Cọc Thành (Đồng Nai) tác phẩm Đò Cù
lao, chất liệu gò nhôm, kích thước 150x100cm, Phạm Công Hoàng (Đồng
Nai) tác phẩm Ngổn ngang thành phố, chất liệu gò nhôm, kích thước
100x200cm; K’Minh Tuấn (Lâm Đồng) tác phẩm Lớp học Das Chay, chất
liệu tượng gỗ, kích thước 100x200x165cm và Trần Văn Mùi (Ninh Thuận)
tác phẩm Suối mơ, chất liệu sơn dầu, kích thước 140x100cm.
Sáng tác mỹ thuật tại Bình Dương, nhờ sự động viên, đầu tư kịp thời của
lãnh đạo Hội VHNT và Chi hội Mỹ thuật thuộc Hội VHNT tỉnh, cộng với
lợi thế của địa phương đăng cai không phải vận chuyển xa, anh chị em đã
mạnh dạn sáng tạo với những đề tài mà mình ấp ủ lâu nay. Đến với triển
lãm, Bình Dương có 40 tác phẩm của 35 tác giả và là đơn vị có số lượng
nhiều nhất, trong đó có 12 tác phẩm của 7 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật
Việt Nam và 28 tác phẩm của 28 tác giả địa phương. Gian trưng bày của các
tác giả Bình Dương là toàn bộ sảnh lớn nằm ở tầng trệt của Bảo tàng luôn
thu hút sự quan tâm đặc biệt của Hội đồng Nghệ thuật, các đồng nghiệp
cũng như công chúng thưởng lãm. Kết quả chung cuộc, Bình Dương giành
được giải cao nhất (giải B) dành cho hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và 4
trong tổng số 9 giải đồng hạng dành cho các tác giả địa phương. Bên c
ạnh sự
chu đáo trong công tác tổ chức đăng cai, việc giới mỹ thuật Bình Dương
tham gia với số lượng nhiều, chất lượng cao đã góp phần vào thành công
chung của cuộc Triển lãm Mỹ thuật khu vực VII - miền Đông Nam bộ lần
thứ 13 - năm 2008.
Hội đồng Nghệ thuật đánh giá cuộc Triển lãm Mỹ thuật khu vực VII - miền
Đông Nam bộ năm nay có sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lư
ợng. Nhiều
tác giả có sự mạnh dạn tìm tòi làm mới mình, tránh đi vào lối mòn trong chủ
đề, chất liệu và cả phong cách thể hiện. Bên cạnh một vài địa phương vì lý
do nào đó có sự sa sút thì sự góp mặt đầy tự tin và có chất lư

ợng của các tỉnh
mới chia tách như Bình Phước, Đắc Nông là rất đáng biểu dương. Bình
Dương, với tư cách là tỉnh đăng cai, đã phát huy được sức mạnh tiềm ẩn của
một địa phương vốn có truyền thống hoạt động mỹ thuật lâu đời.
Triển lãm Mỹ thuật tại Bình Dương năm nay thực sự là ngày hội lớn của
giới hoạt động sáng tạo mỹ thuật đến từ 9 tỉnh miền Đông Nam bộ. Đây là
dịp để anh chị em có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm với
các bậc đàn anh đi trước, với bạn bè đồng nghiệp và với đông đảo công
chúng yêu thích loại hình nghệ thuật này. Sự thành công của cuộc Triển lãm
là một cột mốc khẳng định sự trưởng thành hơn của giới mỹ thuật Bình
Dương nói riêng, miền Đông Nam bộ nói chung.
Hồng Xuyến

×