Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TRIẾT HỌC GIÁO DỤC VỚI CON NGƯỜI VÀ NGHỆ THUẬT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.24 KB, 8 trang )

TRIẾT HỌC GIÁO DỤC VỚI CON
NGƯỜI VÀ NGHỆ THUẬT

một tác phẩm của Cecly Brown


Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, cải cách giáo dục luôn là vấn đề thời sự, mối
quan tâm hàng đầu ở hầu hết các nước, nhằm đào tạo con người mới, thích
nghi với hoàn cảnh lịch sử đang biến đổi, giúp con người làm chủ được hiện
tại và tương lai của chính mình.
Trên tiến trình ấy, một mặt con người nhìn lại những bước đi quá khứ của
mình, rút đúc kinh nghiệm qua những bài h
ọc lịch sử, mặt khác đặt ra những
yêu cầu mới cho những chủ nhân mới, đủ sức chế ngự, chiếm lĩnh hoàn c
ảnh
vươn lên hướng về phía trước .
Gần đây, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội có cuộc hội thảo giáo dục với
chủ đề “Edgar Morin và Triết học Giáo dục” với sự tham dự của một số nhà
văn hóa - giáo dục và số đông bạn trẻ.
Edgar Morin (1922 - ) chủ trương rằng “Thế giới đang biến động như vũ
bão, giáo dục phải bình tĩnh trở lại những vấn đề cơ bản nhất của con người,
không chạy theo đuổi bắt mà trở lại những vấn đề cơ bản của con người với
một tầm mức sâu và cao hơn, để con người làm chủ được hiện thực ở một
tầm mức khống chế vững chãi hơn. Chính những thách thức từ những biến
động dữ dội của thế giới mới lại là cơ hội để giáo dục trở lại giải quyết
những vấn đề lâu dài, cơ bản nhất của con người - như vấn đề sự đánh lừa
của hiện thực trông thấy được đến tình trạng đui mù c
ủa nhận thức; hoặc vấn
đề phát triển cao căn cước quốc gia, dân tộc lên thành căn cước địa cầu;
hoặc nữa những vấn đề mà ông gọi là “đạo lý của sự thông cảm”, “sự giao
cảm với tha nhân”, “sự nội tâm hóa lòng khoan dung” Tác giả bài báo,


cũng là bài tham luận, đưa ra nhận xét “Trong khi triết lý giáo dục của ta
hiện nay là cắm cúi đuổi theo cái thực dụng tức thì, thì Edgar Morin nói về
sự quay lại những giá trị lâu dài, nâng cao chúng lên, ngay trong thách thức,
mới tìm thấy cơ hội khắc phục những hạn chế lịch sử của con người”. Và
trong khi giáo dục của ta chẻ nhỏ, ngày càng băm vụn các tri thức ra cho
những yêu cầu cấp thời và cụ thể của thị trường lao động, thì Edgar Morin
nói đến việc “liên kết các tri thức thành một khối thống nhất hoàn chỉnh”,
tạo nên một nền vững chãi và bền chắc cho con người có thể ứng phó một
cách chủ động và sáng tạo, không chỉ với hôm nay mà cả tương lai “. Trong
khi giáo dục của ta lao vào cuộc chạy đua trang bị những kiến thức “mới”
bất tận và luôn thay đổi, thì ông cho rằng “điều quan trọng hơn, quan trọng
nhất, là tạo nên được những cái đầu rèn luyện tốt để có thể tự nó chiếm lĩnh
và làm chủ thế giới dẫu biến động đến đâu”. (Nguyên Ngọc. Edgar Morin v
à
Giáo dục trong thế giới biến đổi. Tia sáng. Số 11 ngày 5-6-2008).
Tác giả bài báo nhắc lại câu nói của nhà văn Mỹ Eliot, ông kêu lên “Minh
triết đi đâu rồi, chỉ còn lại trí thức! Trí thức đi đâu rồi, chỉ còn l
ại thông tin!”
Tác giả bài viết đưa ra nhận xét tiếp “Hình như giáo dục của ta đang để lại
còn ít hơn nhiều thế nữa. Nó để lại những trí thức và thông tin bị băm vụn
thành những giáo điều cho người ta học thuộc lòng”. Và cũng không thể
không nhớ đến câu nói của nhà giáo dục vĩ đại J.J. Rousseau “Việc học tập
đích thực của chúng ta là học tập về thân phận của con ngư
ời “. Edgar Morin
nói đến việc học tập về thân phận con người trong thế giới biến đổi nh
ư chưa
từng có ngày nay - Lời bình luận của tác giả - NN. (Tia sáng. Số đã dẫn).
Lịch sử không lặp lại. Nhưng lịch sử gặp nhau ở những cái đầu lớn của triết
học giáo dục là có thật. Thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, Socrate (469 -
399) đã từng nói “Tự ngươi hãy biết lấy ngươi “. Nghĩa là ông đưa học trò,

môn đệ, trở lại với chính mình, với số phận con người của chính họ. Vì vậy
người ta nói Socrate là người đỡ đẻ cho các linh hồn, để cho con người đư
ợc
giải thoát linh hồn và lại quy phục cái thiện. Xấp xỉ với thời Socrate, ở châu
á phương Đông, Khổng Tử (551 - 479tr.CN) nhà giáo dục vĩ đại Trung Hoa
bảo “Đạo làm người phải có Nhân - Trí - Dũng. Nhân, để luyện tình cảm.
Trí, để luyện trí tuệ. Dũng, để rèn nghị lực mà vư
ợt mọi khó khăn thách thức
mới thành người quân tử”. Thích Ca Mâu Ni (năm sinh khoảng 488 - 368
tr.CN) thì bảo “Muốn trở thành con người tự do, phải tu luyện, phải giác
ngộ, phải tự giải thoát. “Phật là người đã hoàn thành. Người là Phật chưa
hoàn thành “ - tức muốn thành Phật thì phải tự mình tu luyện. Tất cả những
điều vừa kể đều hướng về chân lý Chân - Thiện - Mỹ, lý tưởng mà nền giáo
dục cũng như nghệ thuật chân chính nào cũng luôn hướng tới.
Từ bên kia đại dương, ở nước Mỹ, John Dewey (1859 - 1952), tác giả công
trình “Dân chủ và Giáo dục” một trong những nhà giáo dục kiêm triết gia
bao trùm đời sống trí tuệ nước Mỹ suốt thế kỷ XX với học thuyết “Thực
dụng luận“, cũng là một trong ba nhà sáng lập học thuyết (trước đó có
Charles Peirce và William James). “Đó là sản phẩm đặc trưng của xã hội
Hoa Kỳ - bởi tính dân chủ, bởi mặc cảm không quá khứ vô tiền khoáng hậu,
dầu nền tảng tư tưởng của nó gắn liền với truyền thông duy lý ph
ương Tây
Chính từ những đặc điểm này ba triết gia kiêm giáo dục gia trên đã từ bỏ
siêu hình học, đề cao sự hữu ích cũng như tính hiệu quả - những ý tưởng
chính của thực dụng luận mà họ là tác giả”. Để tránh những quan niệm
không đúng về thực dụng luận mà từ lâu từ “chủ nghĩa thực dụng “ đã bị
hiểu theo nghĩa đen tiêu cực, để dịch từ Pragmatism - NTL - Tác giả bài viết
(Ngô Tự Lập. John Dewey giáo dục chính là cuộc sống. Tia sáng số 12 ng
ày
20-6-2008).

Các nhà thực dụng luận chủ trương rằng “Trí thức của chúng ta không hề có
một nền tảng khách quan tuyệt đối nào, vì thế, thay vì đánh giá trí thức qua
sự tương ứng của nó với chân lý khách quan, chúng ta có thể đánh giá trí
thức qua khả năng ứng dụng để lý giải và dự báo thực tại trong những hoàn
cảnh cụ thể. Nói theo cách của Công cụ luận, chân lý chỉ là một thứ công cụ
để chúng ta giải quyết các vấn đề của thực tại. Khi thực tại thay đổi, các vấn
đề cũng thay đổi, các công cụ bắt buộc cũng phải thay đổi. Về điểm này, họ
chính là những tiền bối của chủ nghĩa hậu hiện đại “.
Để thực hiện một cách xuất sắc qua triết lý giáo dục, John Dewey đã cho ra
đời một loạt tác phẩm như “Trường học và xã hội”; “Cách chúng ta nghĩ”;
“Kinh nghiệm và giáo dục”, “Dân chủ và giáo dục” ông chủ trương giáo
dục gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Học gắn với hành. Quan niệm không
mới, nhưng với John Dewey là một quan niệm độc đáo: “Giáo dục chính là
bản thân cuộc sống”. Ông lập luận “Trái với con vật chủ yếu sống bằng
những bản năng bẩm sinh, con người sống chủ yếu bằng kinh nghiệm ứng
xử với thế giới xung quanh Kinh nghiệm dựa trên hai nguyên lý chính:
“nguyên lý liên tục và nguyên lý tương tác. Nguyên lý liên tục khẳng định
rằng những kinh nghiệm mà con người tích lũy được trong quá khứ sẽ ảnh
hưởng đến tương lai của người đó. Còn nguyên lý tương tác hàm ý rằng
tương tác của kinh nghiệm quá khứ với hoàn cảnh hiện tại sẽ tạo ra kinh
nghiệm mới, kinh nghiệm trong hiện tại. “
Lý thuyết của John Dewey quan niệm rằng người thấy không thể quan tâm
đến những kinh nghiệm quá khứ của người học và kinh nghiệm quá khứ ấy
cũng không nhất thiết phải là tiêu cực hay hay tích cực đối với quá tr
ình giáo
dục. Người thầy không thể kiểm soát quá khứ của người học, nhưng có thể
tổ chức bối cảnh học tập phù hợp để tạo cho người học kinh nghiệm hiện tại
thông qua tương tác giữa bối cảnh học tập với kinh nghiệm quá khứ của
người học “Giáo dục là một hoạt động của cuộc sống, chứ không phải là sự
chuẩn bị cho cuộc sống tương lai Giáo dục chính là bản thân cuộc sống,

nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn, và kiến thức không thể
được áp đặt từ bên ngoài “ John Dewey viết. Đây chính là cơ sở cho khẩu
hiệu “Hãy phá bỏ hàng rào nhà trường” đưa nhà trường hòa nhập với cuộc
sống xã hội. “Không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người.
Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh, sinh
viên Giáo dục là quá trình, người học là trung tâm” Nói cách khác, giáo
dục là một quá trình dân chủ sâu sắc - Tuyên ngôn của John Deway (Ngô T

Lập. Đã dẫn).
Một lần nữa, qua triết thuyết ta thấy những chiếc đầu lớn của giáo dục đều
gặp nhau, quy tụ vào những mục tiêu lớn trong đào tạo con ngư
ời với ba câu
hỏi lớn thường trực: Con người là gì? Con người trở thành thế nào? Làm gì
để có con người như ta mong muốn? Phải chăng Khổng Tử đã có 72 học tr
ò,
đều là 72 người hiền triết - 72 cá tính khác nhau mà vẫn gặp nhau ở cái Đạo
làm người: Nhân - Trí - Dũng. Với Socrate, các học trò đều biết qua lời dạy
“Tự ngươi hãy biết lấy ngươi “. Ông chỉ là người kích thích, gợi mở, khởi
xướng, một tấm gương, một người trung gian hòa giải, người đỡ đẻ linh hồn
cho các môn đệ, hơn là một giáo sư, một người thầy. Phật Thích Ca Mâu Ni
cũng dạy “Người là Phật chưa hoàn thành. Phật là người đã hoàn thành (tu
luyện) “ - Phật là Ta - Phật tại Tâm.
Dù là Socrate, Platon, Aristote, Khổng Tử, Đức Phật, hay Kant, hay Edgar
Morin, John Dewey ngày nay đều dạy con người hãy tự mình học và làm
ngay từ thực tế cuộc sống. Giúp con người biết chế ngự cuộc sống, hiểu
cuộc sống mà rút đúc kinh nghiệm để sống thành người, thì sẽ thành công
trong cả Đạo lẫn Đời. Một nền giáo dục áp đặt từ bên ngoài, không tự
nguyện, không sát thực tế cuộc sống với từng người, từng cộng đồng, thì
không thể thành công. Ngược lại, giáo dục sẽ thành công, nếu hiểu đư
ợc con

người, cuộc sống thực tiễn, thì nền giáo dục ấy sẽ thành công, sẽ đạt được
mục đích tích cực của nó: Giáo dục con người, vì con người, vì hạnh phúc
con người. Đó cũng là tính nhân văn của nghệ thuật.
Bản chất và thuộc tính của nghệ thuật cũng như trong giáo dục đào tạo,
không ưa ăn sẵn, có sẵn, dù là sự ăn sẵn, có sẵn được ban phát rộng rãi, hào
phóng đến mấy. Vì vậy giáo dục hay nghệ thuật rất kỵ công thức, giáo điều,
bị động, mất tự do, nếu không được chủ động với người học cũng như với
người sáng tác. Suy rộng ra với một thể chế xã hội, chính trị, kinh tế cũng
vậy.
Ngưỡng cửa của nhà trường bao giờ cũng hẹp hơn không gian ở ngoài đời.
Đời luôn là một trường đại học lớn, một sự thật đúng nghĩa của nó. Nhà
trường chỉ nên xem là điểm xuất phát, mở đầu với ít nhiều kiến thức được
trang bị cơ bản, những gợi mở trợ giúp mang tính kích thích cho người học,
chứ không thể làm thay, nghĩ thay, hay sự cư
ỡng bức, ép buộc trong học tập.
Mọi sự ép buộc, bị động, đều trái với nghĩa sáng t
ạo, đặc biệt với nghệ thuật.
Không gian cuộc đời mới thực sự chắp cho đôi cánh bay kỳ diệu của người
nghệ sĩ đến với nhiều chân trời mới, giúp họ làm nên vẻ đẹp cho đời. Vì vậy
nó rất gặp gỡ những triết lý giáo dục của những tên tuổi lớn, của lịch sử tư
duy trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần.
Trần Thức

×