Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

de cuong so bo quy quynh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.43 KB, 9 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân đã gắn liền với cây
lúa và con lợn. Chăn nuôi lợn không những cung cấp phần lớn lượng thịt
trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân, là nguồn cung cấp phân bón
hữu cơ cho trồng trọt, mà chăn nuôi lợn còn tận dụng được thức ăn thừa
trong gia đình và thu hút lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp.
Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành
nông nghiệp. Tuy nhiên, với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu
không thể thay thế, trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm
và thu hẹp thì việc phát triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy càng phải quan tâm chú trọng đến việc phát triển của ngành
chăn nuôi. Hiện nay trong cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ
lệ ngành trồng trọt và tăng tỷ lệ ngành chăn nuôi.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã
chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nông
nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển. Các khu vực mậu dịch tự do
thương mại sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường
quốc tế cho ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành
chăn nuôi. Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn khá phổ biến. Chăn nuôi lợn
có từ rất lâu và ngày càng phát triển bởi đặc tính riêng biệt của nó như thời
gian sinh trưởng ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật nuôi khá đơn
giản. Bên cạnh đó chăn nuôi lợn còn tận dụng được các phụ phẩm, phế phẩm
trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của người dân, tận dụng được nguồn
lao động của gia đình ở mọi lứa tuổi. Do vậy chăn nuôi lợn nói chung có ý
nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông
thôn nước ta. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm
trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng
nguồn thu ngoại tệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta
giai đoạn 2010-2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi


chính. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã có
những bước tăng trưởng rõ nét. Năm 2010 số lượng lợn đạt 27,89 triệu con,
tăng 12,77% so với năm 2009; sản lượng thịt gần 3,2 triệu tấn. Tỷ trọng khối
lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn chiếm 68% tổng khối lượng của
ngành chăn nuôi. Những năm gần đây đời sống của nhân dân ta đã không
ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng cả về
số lượng và chất lượng, đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đã thúc
đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sang giai đoạn mới. Đó là phát triển chăn
nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, đảm bảo cả về chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chăn nuôi lợn với phương thức công
nghiệp và bán công nghiệp còn ít, giá thành chăn nuôi được đánh giá là cao
hơn nhiều so các nước có nền chăn nuôi lớn như Braxin và Trung Quốc
song chất lượng sản phẩm lại thấp, tính cạnh tranh yếu, trong điều kiện kinh
tế hội nhập hiện nay đặt ra cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phải không
ngừng nâng cao sức cạnh tranh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập
trung.
Xã Thiệu Duy hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngành nông
nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong đó chăn chăn nuôi giữ một vai
trò khá quan trọng với các hộ trên địa bàn bàn xã đặc biệt là chăn nuôi lợn.
Chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện của đa số các hộ gia đình như có quỹ
đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, tiết kiệm thời gian lúc nông nhàn. Chính vì
vậy chủ trương những năm tới của xã phải tăng quy mô chăn nuôi nhất là
chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng gia trại,
trang trại. Trong chăn nuôi lợn hiện nay thì chăn nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ
cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Tuy nhiên thực tế trong thời gian gần đây có nhiều hộ nuôi lợn lâu
năm đã từ bỏ không chăn nuôi nữa do họ nhận thấy nuôi lợn không mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó vẫn có nhiều hộ vẫn tiếp tục chăn nuôi
theo hướng gia trại, trang trại. Từ thực tế đó đặt ra câu hỏi là:
+ Chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?

+ Các hộ chăn nuôi hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì?
+Làm thế nào để tăng được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn?
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn tiến hành nghiên cứu
đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân
Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của
các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân chăn nuôi lợn thịt tại
xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nói riêng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông
dân tại Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn thịt của các hộ nông dân dân tại Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam
trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hộ chăn nuôi lợn
thịt và các đối tượng có liên quan tới chăn nuôi lợn thịt chính quyền địa
phương, các đầu mối thu mua, tiêu thụ trên địa bàn xã Xã Ngọc Lũ – Bình
Lục –Hà Nam
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2009-2011
Số liệu sơ cấp điều tra hộ chăn nuôi lợn thịt năm 2011.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu trên câu hỏi đặt ra là:
- Tình hình chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ của xã hiện nay như thế
nào?
- Các hộ chăn nuôi lợn thịt tại xã đã đạt được hiệu quả kinh tế như thế
nào? Để đánh giá được hiệu quả kinh tế đó cần phải làm gì?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại
xã trong thời gian tới?
1.5 Giả thuyết nghiên cứu
- Chăn nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại
hình chăn nuôi khác trên địa bàn xã.
- Các hộ chăn nuôi lợn thịt theo phương thức công nghiệp hóa có hiệu
quả kinh tế cao hơn các hộ chăn nuôi lợn theo phương thực tận dụng.
- Các hộ chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn hơn cho hiệu quả kinh tế
cao hơn, cần loại bỏ dần chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.
- Các gải pháp về vốn, kỹ thuật, con giống, thông tin thị trường, thông
tin về thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thuốc thú y phòng và chống dịch bệnh cho
các hộ chăn nuôi là cần thiết.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ
a) Khái niệm hộ nông dân
b) Khái niệm kinh tế hộ nông dân
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả
a) Hiệu quả kỹ thuật
b) Hiệu quả phân bổ
c) Hiệu quả kinh tế
2.1.1.3 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
2.1.1.4 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

a) Quan điểm thứ 1:
Công thức: H = Q/C
Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
C là chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh
b) Quan điểm thứ 2
.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – Chi phí sản xuất
c) Quan điểm thứ 3
Công thức: H =∆ Q/∆C
Trong đó: H là tỷ suất kết quả bổ sung
∆Q là kết quả bổ sung
∆C là chi phí bổ sung
.
d) Quan điểm thứ 4
2.1.1.5 Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế
2.1.1.6 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
2.1.2 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân
2.1.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt
2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới chăn nuôi lợn thịt
2.1.4.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
2.1.4.2 Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
2.1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc về kỹ thuật và tổ chức sản xuất
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt trên thế giới
2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam
2.2.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
2.2.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý và địa hình
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã
3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của xã
3.1.2.5 Những thuận lợi và khó khăn của xã Thiệu Duy
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
3.2.2.2 Phương pháp thống kê so sánh
3.2.2.3 Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả
3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong đề tài
3.2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ
3.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi
3.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Thiệu Duy
4.1.1 Tình hình chăn nuôi của xã
4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của xã .
4.1.3.2 Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ
điều tra
4.1.3.3 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra
a) Xét theo quy mô chăn nuôi
b) Xét theo phương thức chăn nuôi
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
xã Thiệu Duy-Thiệu Hóa-Thanh Hóa

4.2.1 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt của các hộ
điều tra
4.2.1.1 Xét theo quy mô chăn nuôi
4.2.1.2 Xét theo phương thức chăn nuôi
4.2.2 Kết quả và hiệu quả của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô và
phương thức chăn nuôi
4.2.2.1 Xét theo quy mô chăn nuôi
4.2.2.2 Xét theo phương thức chăn nuôi
4.2.2.3 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt so với chăn nuôi lợn nái, gia
cầm
4.2.3 Thị trường tiêu thụ thịt lợn của các hộ điều tra
4.2.3.1 Thị trường tiêu thụ
4.2.3.2 Kênh tiêu thụ
4.2.4 Chủ hộ và các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi
lợn thịt
4.2.4.2 Nhận thức của chủ hộ về chăn nuôi lợn thịt
4.2.4.3 Nhận thức của chủ hộ về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
chăn nuôi lợn thịt
a) Thuận lợi
b) Khó khăn
4.2.5 Ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt
4.2.6 Phương thức xác định giá bán của các hộ điều tra và biến động giá
cả sản phẩm thịt lợn
4.2.6.1 Phương thức xác định giá bán của các hộ điều tra
4.2.6.2 Biến động giá cả sản phẩm thịt lợn
4.2.6.3 Biến động giá một số loại đầu vào trong CNLT
4.3 Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi lợn thịt
4.3.1 Đinh hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã Thiệu
Duy

4.3.2 Căn cứ để đưa ra giải pháp
4.3.3 Các giải pháp chính
* Giải pháp về vốn
* Giải pháp về giống
* Giải pháp về thức ăn
* Giải pháp về thú y và phòng dịch bệnh
* Giải pháp về thông tin
* Giải pháp về xây dựng tổ hợp tác trong chăn nuôi
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Khuyến nghị

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×