Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Môn Quản Trị Chiến Lược pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.97 KB, 27 trang )

Môn Quản Trị Chiến Lược
Tiểu Luận
Chiến Lược …
Giáo viên hướng dẫn: ….
Nhóm sinh viên thực hiện: …………
Lớp …
Lời Mở Đầu
Kính gửi thầy ……
Vận dụng những kiến thức thầy dạy chúng em ở trên lớp và kinh nghiệm thực tế của
bản thân,nhóm chúng em đã cố gắng hết mình để hoàn thành bài tiểu luận mà thầy
giao cho. Với trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế ,thời gian lại gấp ,chắc chắn sẽ có
nhiều thiếu sót. Nhiều quan điểm, nội dung có thể chưa đạt sức thuyết phục cao
nhưng chúng em hy vọng thầy cho chúng em thật nhiều ý kiến để chúng em có thể
hiểu rõ ,chính xác hơn phần mà chúng em còn nhiều thiếu sót và qua đấy hiểu sâu
hơn về môn quản trị chiến lược
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự dõi theo và chỉ dẫn của thầy
Nam Định ,ngày … tháng … năm 2011
Nhóm sinh viên thực hiện : ………
Mục Lục
Bài tiểu luận này bao gồm :
I, mô thức EFAS
II. mô thức IFAS
III.mô thức IE
IV. doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NHTM
V.thiết lập mô thức TOWS để lựa chọn chiến lược thế vị ,sử dụng chính sách
maketing để triển khai chiến lược đó
I.mô thức EFAS (mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố thuộc môi trường bên
ngoài)
Có 5 bước trong mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài (EFAS) bao
gồm :
Bước 1: Xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 nhân tố (cơ hội và đe dọa) có


vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 đến 0.0 dựa vào
ảnh hưởng (mức độ, thời gian) của từng nhân tố đến vị thế chiến lược hiện tại của
doanh nghiệp. Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh
những đối thủ cạnh tranh thành công với những doanh nghiệp không thành công.
Tổng độ quan trọng của tất cả các nhân tố này =1
Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4(nổi bật) đến 1 (kém) căn cứ
cách thức mà định hướng chiến lược hiện tại của DN phản ứng với các nhân tố này.
Như vậy xếp loại này là riêng biệt với từng doanh nghiệp, trong khi đó sự xếp loại độ
quan trọng ở bước 2 là riêng biệt theo từng ngành.
Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xác định
điểm quan trọng của từng nhân tố.
Bước 5: Cộng điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác định tổng
điểm quan trọng của DN. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0(Tốt) đến 1.0 (kém) và
2.5 là giá trị trung bình.
II.mô thức IFAS (mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố môi trường bên trong)
Bước 1: liệt kê các điểm mạnh,điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp
Bước 2: ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 ( không quan trọng)
đến 1,0 (quan trọng nhất ) cho từng yếu tố. tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu
tố cho thấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó đối với sự thành công của
doanh nghiệp. không kể yếu tố đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong ,thì các yếu
tố được xem là có ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động doanh nghiệp thì có độ quan
trong càng cao
Bước 3: xếp loại cho từng nhân tố từ 1 (thấp nhất ) đến 4 ( cao nhất ) căn cứ
vào đặc điểm hiện tại của doanh nghiệp đối với nhân tố đó . việc xếp loại ở bước này
căn cứ vào đặc thù của doanh nghiệp trong khi căn cứ ở bước 2 phải căn cứ vào
ngành hàng
Bước 4 : nhân mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm xếp loại của nó nhằm
xác định điểm quan trọng cho từng biến số
Bước 5 : xác định tổng số điểm quan trọng của donh nghiệp bằng cách cộng

điểm quan trọng của từng biến số . tổng số điểm quan trọng nằm từ 4,0 (tốt ) đến 1,0
(kém) và 2,5 là giá trị trung bình
III.mô thức IE(mô thức chiến lược tổng hợp bên trong - bên ngoài)
∑Mục tiêu : đánh giá vị thế chiến lược và vị thế chiến lược cho tổ hợp kinh
doanh của công ty
∑Mô thức IE được xây dựng dựa trên 2 biến số:
Biến số bên trong IFAS
Biến số bên ngoài EFAS
∑Quy trình : 6 bước
∑Biểu diễn tổng điểm của mô thức IFAS trên trục hoành và tổng điểm mô thức
EFAS trên trục tung
∑mỗi SBU của công ty cần phải xây dựng một mô thức IFAS và một mô
thức EFAS
∑tổng số điểm IFAS từ 1,0 tới 1,99 phản ánh vị trí yếu bên trong ,điểm từ 2,0
đến 2,99 là mức trung bình và 3,0 tới 4,0 là mức cao. Tương tự trên trục tung ,tổng số
điểm EFAS từ 1,0 tới 1,99 bị coi là yếu ,từ 2,0 đến 2,99 là mức trung bình và 3,0 tới
4,0 là mức cao.
∑tương tự mô thức BCG mô thức SBU được biểu diễn bằng một đường tròn,độ
lớn tỉ lệ với mức độ đóng góp về doanh thu và phần cung tròn đen biểu diễn tỉ lệ đóng
góp về lợi nhuận
Mô thức IE có thể được chia thành 3 vùng chiến lược
∑SBU năm trong các ô I ,II,IV phần “tăng trưởng và phát triển”,chiến lược
cường độ ( thâm nhập thi trường,phát triển thị trường và phát triển sản phẩm) và
chiến lược tích hợp (phía trước ,sau và theo chiều ngang)
∑SBU nằm trong các ô III ,V ,VII phần “giữ vững và duy trì” : chiến lược
thâm nhập thị trường và phat triển sản phẩm là 2 chiến lược thường được khai thác
sử dụng nhiều nhất
∑SBU năm trong các ô VI, VIII, IX phần “thu hoạch và loại trừ”
IV.môt doanh nghiệp hoat động trong lĩnh vực NHTM
IV.Mô thức EFAS, IFAS: Phân tích Môi trường bên trong và Môi trường bên

ngoài của Ngân hàng VPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
(VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Các chức
năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; kinh
doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác;
cung cấp các hoạt động giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Giá trị cốt lõi của ngân hàng này là:
Kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ
xuyên suốt mọi hành động
Xây dựng văn hoá ngân hàng theo phương châm tạo dựng 1 tập thể đoàn kết,
tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi hoàn thiện; luôn trao đổi thông tin để cùng
tiến bộ
·Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy
trì sức mạnh
Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện
tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng.
I/ Môi trường bên ngoài
1/ Cơ hội
a)Thị trường thẻ thanh toán hấp dẫn
Tháng 12/2006 cùng với việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020, Chính phủ cũng đã ban hành
nghị định 161/2006/ND-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
Ông Basel Abdelmoneim – Phó chủ tịch BGS ( smartcard Systems AG) tỏ ra khá
am hiểu về thị trường Việt Nam khi đưa ra những con số khá chính xác: 86% chi phí
mua sắm của người dân Việt Nam hiện nay được trả bằng tiền mặt; 32% tiền thuế
được thu bằng tiền mặt; và 22% dịch vụ khác thanh toán bằng tiềng mặt. ông cho
rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế mạnh trong khu vực, cộng với vai trò

là thành viên của WTO chắc chắn việc thanh toán phi tiền mặt sẽ tăng trong tương lai.
Và theo ông, ngay từ bây giờ phải xây dựng nền tảng cho hệ thống thanh toán đa mục
tiêu.
Từ đầu năm 2006, ông Michael Cannon, Tổng giám đốc phụ trách thẻ thưông
mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tập đoàn Visa đã nhận định: Nếu Việt Nam
đạt được mức chi tiêu thương mai trung bình trong khu vực thì sẽ có hơn 200
triệuUSD được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các donah
nghiệp và khu vực chính phủ. Nhờ đó các ngân hàng có thể phát triển thị trường bán
lẻ.
Bên cạnh đó, hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển, rất nhiều cửa
hàng online, buôn bán trên mạng ngày càng phổ biến. Khi mua hàng trực tuyến như
vậy, người mua phải có tài khoản tại ngân hàng. Điều này làm tăng nhu cầu về dịch
vụ ngân hàng, chính là cơ hội cho các ngân hàng thương mại.
b)Việt Nam gia nhập WTO.
Cam kết mở rộng dịch vụ Ngân hàng-Tài chính sau khi gia nhập WTO cho phép
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động và mở chi nhánh tại Việt Nam
bắt đầu từ ngày 1/4/2007, được phép mua cổ phần của các Ngân hàng Việt Nam. Việc
các Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các Ngân
hang trong nước tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm , công nghệ quản lý hiện
đại từ các Ngân hàng nước ngoài và tiếp cận với thị trường quốc tế.
Đối với Vpbank, nhờ cam kết của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã phê duyệt để Vpbank được bán cổ phần cho Ngân hàng OCBC của
Singapore. Hiện tại, OCBC chiếm 20% cổ phần và là đối tác chiến lược quan trọng
của Vpbank. Trở thành cổ đông chiến lược của Vpbank, OCBC sẽ hỗ trợ VPBank về
mặt kỹ thuật, côn nghê, đào tạo các biện pháp quản trị rủi ro và công nghệ thông
tin… Ngân hàng này sẽ giúp VPBank mở rộng hợp tác với các Ngân hàng nước
ngoài, nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại. Đây sẽ là môi trường rất tốt cho các
cán bộ điều hành của VPBank bắt nhịp được với công nghệ quản trị Ngân hàng tiên
tiến trên thế giới, giúp VPBank nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội
nhập.

Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
tăng có thể giúp ngân hàng phát triển vốn, công nghệ… Bên cạnh đó, xuất khẩu gia
tăng là cơ hội giúp các ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ của mình.
c)Thị trường bán lẻ tiềm năng đang trở thành xu hướng tất yếu.
Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng ngày càng tăng, nhất là dịch
vụ Ngân hàng bán lẻ (NHBL). Dịch vụ NHBL được định nghĩa là việc cung ứng sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thông qua mạng lưới chi nhánh. Khách hàng còn có thể tiếp cận trực tiếp với sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng qua các phương tiện viễn thông và công nghệ thông tin
tiên tiến, khi sử dụng dịch vụ online hoặc qua điệ thoại di động. Đối tượng của ngân
hàng bán lẻ là các cá nhân, doanh nghiệp vùă và nhỏ, nên dịch vụ thường đơn giản,
thuận tiện, phục vụ nhu cầu thường nhật, tập trung và dịch vụ tiền gửi và tài khoản,
vay vốn, thẻ thanh toán…
Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng, là
thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ NHBL. Các ngân hàng trong nước đã quan tâm
và tập trung khai thác thị trường bán, như đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ, phát
triển dịch vụ mới, đa tiện ích và được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động
(ATM), internet banking, home banking, PC banking… Thực tế này đã đánh dấubước
phát triển mới của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát
triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nhờ đó tỉ trọng nguồn vốn huy động từ
dân cư tăng lên đáng kể và chiếm 35-40% vốn huy động.
VPBank cũng nhận ra đây là một cơ hội lớn, khẳng định kiên trì thực hiện chiến
lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu trong 1 vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng
đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu các ngân hàng TMCP
trong cả nước. VPBank hiện đang là 1 trong những ngân hàng tiên phong trong quá
trình phát triển kinh doanh thẻ và mạng lưới ATM rộng lớn tại Việt Nam. VPBank
cũng khẳng định thế mạnh của ngân hàng bán lẻ thông qua quyết định đầu tư 1000
máy ATM tên cả nước trong khoảng thời gian 3 năm, từ 2007-2010 (hiện đã lắp đặt
được gần 300 máy). Nếu thực hiện theo đúng kế hoạch này, VPBank sẽlà ngân hàng
có số lượng máy ATM lớn thứ hai trong hệ thống ngân hàng, sau Vietcombank

d)Nhu cầu về vốn ở thị trường Việt Nam vẫn là rất lớn.
Việt Nam là thị trường mới nổi, đối với hoạt động ngân hàng, xét về khía cạnh
cung vốn sẽ tiếp tục phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển cần rất nhiều vốn
trong việc xây dựng cơ sỏ hạ tầng, phát triển kinh tế…
Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong
20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng.
Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà nước và vốn từ các cá
nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và cá
nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng
giao thông nói riêng.
Đối với nhu cầu đầu tư vốn để nâng cao hệ thống giao thông cho đến năm 2020,
mỗi năm Việt Nam cần 117.744 tỉ VND (gần 7,4 tỉ USD), trong khi hiện tại, khả
năng đáp ứng nhu cầu trên chỉ ở mức 2-3 tỉ USD, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,
ODA và trái phiếu Chính phủ. Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV), con số này chỉ đáp ứng 20- 30% tổng nhu cầu.
Theo ông Tống Quốc Đạt, Phó Lãnh đạo Viện Phát triển Cơ sở Hạ tầng và Đô
thị, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu về thực thi mô hình hợp tác giữa Nhà
nước và cá nhân sẽ giúp hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, với việc tập
trung phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, xúc tiến xoá đói giảm nghèo ở
các khu vực nông thôn và nâng cao hệ thống giao thông đô thị.
e) Công nghệ ngành ngân hàng
Theo ông Tạ Quang Tiến, Cục trưởng cục Công nghệ tin học ngân hàng –
NHNN cho biết, dự án “ hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” giai đoạn I
là một trong những dự án thành công nhất mà ngân hàng Thế Giới đầu tư vào Việt
Nam. Trước tiên, phải kể đến hệ thống thanh tóan điện tử liên Ngân hàng đã được
xây dựng, tạo ra một trục xương sống cho các hoạt động thanh toán của nền kinh tế
với hạ tầng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với hệ thống này, NHNN sẽ
quản lý tập trung được hoạt đọng thanh toán và chu chuyển vốn của nền kinh tế một
cách hiệu quả.
Cùng với thẻ ATM, ngan hàng điện tử ( e-banking) với phương thức thanh toán trực

tuyến ngày càng tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, đang được các ngân hàng triển
khai nhằm đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại đến với khách hàng.
Cơ sở công nghệ hiện đại đã tăng cường năng lực cạnh tranh thị phần bán lẻ của
các ngân hàng, giúp cho họ chủ động cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, hạn chế những
khó khăn về kinh doanh tín dụng thuần trong bối cảnh chống lạm phát.
2) Đe doạ.
a) Xu hướng mở rộng của ngân hàng ngoại tại Việt Nam.
Việt Nam cam kết mở rộng thị trường dịch vụ tài chính-ngân hàng sau khi gia
nhập WTO mang lại nhiều cơ hội, nhưng bên cạnh đó thì thách thức mà nó mang lại
cũng không hề nhỏ đối với các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh khả năng tài
chính đáng quan ngại và hoạt động PR còn nhiều yếu kém.
Cam kết mở rộng dịch vụ tài chính-ngân hàng cho phép các ngân hàng 100%
vốn nước ngoài được phép hoạt đọng tại Việt Nam bắt đầu từ ngay 1/4/2007. Đây là
mối lo lớn nhất của các ngân hàng trong nước vì khả năng tài chính, công nghệ thua
kém ở mức đọ cách biệt so với các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài.
Thách thức chủ yếu là sự tham gia ngày càng sâu rộngcủa ngân hàng nước ngoài
khiến hệ thống ngân hàng trong nước phải đối mặt với nguy cơ mất dần lợi thế về
dịch vụ ngân hàng bán lẻ (hiện chiếm 90% thị phần) và những rủi ro thị trường về
giá, tỷ giá, lãi suất có thể bắt nguồn từ sự lan truyền các cuộc khủng hoảng tài chính
khu vực và thế giới
Tính đến hết năm 2007, ước tính tổng số vốn điều lệ và vốn góp mua cổ phầnchủ
yếu của các tập đoàn ngân hàng, tài chính nói trên đã thực sự đưa vào Việt Nam hiện
nay lên tới gần 1,5 tỷ USD. Đó là chưa kể số vốn các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài huy động ở nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam.
Tổng tài sản của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng có vốn
đầu tư nước ngoài lên tới trên 215.000 tỷ đồng, tăng khiêm tốn so với mức 200.000 tỷ
đồng vào cuối năm 2006, chiếm khoảng gần 18% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng
thương mại và tổ chức tín dụng ở Việt Nam, nhưng tăng tới hơn 60% so với cùng kỳ
năm 2005. Tốc độ tăng trưởng đó chứng tỏ trong hai năm qua, các ngân hàng và tổ
chức tài chính nước ngoài chuyển số vốn rất lớn vào Việt Nam.

Bên cạnh các hoạt động cho vay, đầu tư, thì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài
có thế mạnh mở rộng thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,
chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác cho các nhà đầu tư nước
ngoài, cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam. Một số chi nhánh ngân hàng nước
ngoài mở rộng các nghiệp vụ chứng khoán, như: lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát
hành trái phiếu doanh nghiệp
Cũng tính đến hết năm 2007, tổng thu nhập trước thuế của khối ngân hàng và tổ
chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 2.400 tỷđồng, tăng mạnh so với mức
1.700 tỷđồng và chiếm khoảng 18% tổng thu nhập trước thuế của hệ thống ngân hàng
Việt Nam; trong đó riêng khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt lợi nhuận trước
thuế khoảng 1.900 tỷđồng.
Qua đây cũng thấy được hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nước ngoài là
lớn như thế nào. Đây đúng là 1 thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước trong
việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
b) Ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế thế giới
Một trong những khó khăn gần đây nhất của các ngân hàng là lãi suất cho vay
chỉ còn quay xung quanh mức 10%( thấp hơn đàu năm 2008). Vì vậy sẽ rất khó khăn
để có thể thu được nhiều lợi nhuận từ việc cho vay.
Trong khi đó, dự báo tình hình kinh tế 2009 sẽ khó khăn hơn khi xuất khẩu bị thu
hẹp, hoạt đọng sản xuất, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp bị giảm sút( nhất là
đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc và EU…), từ đó doanh
nghiệp trong nước nhiều khả năng sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn năm 2008 và điều
này sẽ tác động làm giảm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Đó là chưa kể những
khó khăn khác như lượng kiều hối chuyển về cũng ít hơn, do thất nghiệp gia tăng vì
suy thoái kinh tế. Như vậy nguồn USD đáp ứng nhu cầu nhập khẩu có thể bị thiếu. Tỷ
giá ngoại hối sẽ bị biến động nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN…
Do vậy có thể dự đoán hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2009 sẽ
rất khó khăn.
c) Rủi ro hoạt động thẻ.
Thời gian vừa qua, hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã nhận được phản ánh của

một số tổ chức hội viên có hoạt đọng kinh doanh thẻ về việc xuất hiện những giao
dịch lạ (rút tiền bằng thẻ của khách) trên máy ATM. Nhiều khách hàng khiếu nại tại
thời điểm có giao dịch, khách hàng mang thẻ theo người và không thục hiện bất cứ
giao dịch rút tiền nào từ tài khoản. Đây có thể là hành vi lấy cắp dữ liệu của khách
hàng để sản xuất thẻ giả và xâm hại tài khoản của khách hàng
Nếu hoạt động này diễn ra trên phạm vi rộng, sẽ gây tâm lý lo lắng, hoang mang
cho khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng
hiện nay và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương của chính phủ về việc khuyến
khích thanh toán không dùng tiền mặt.
d)Những biện pháp điều chỉnh của nhà nước
kể từ ngày 12/02, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước
bằng đồng Việt Nam (VND) là 6,9%/ năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 5,4%/
năm. Như vậy, mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước bằng đồng Việt
Nam đã được điều chỉnh từ 10,2% trước đó xuống còn 6,9%; bằng ngoại tệ tự do
chuyển đổi là 6,9%/năm xuống còn 5,4%/ năm. mức lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu
tư đối với dự án vay vốn bằng Việt Nam đồng là 2,1%/ năm, đối với dự án vay vốn
bằng ngoại tệ là 0,6%/ năm.
Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 1141/QĐ-NHNN về việc buộc các
ngân hàng kể từ ngày 1.6 phỉa tăng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 10%, gấp đôi
so với mức cũ. Theo quy định mới, tỉ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng Việt Nam đồng đối với
NHTMNN, NHTM cổ phần đô thị, liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, công ty tài
chính là 10%. Riêng NH nông nghiệp và phát triển nông thôn là 8% tính trên tổng số
dư tiền gửi phải DTBB…
Các NHTM đang phản ứng rất gay gắt về quyết định này và cho rằng: nếu
phải tăng tỉ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng đến việc cho vay của các NH. Nguồn cho vay sẽ
bị cắt giảm, có nghĩa là nếu 1 NH huy động được 10 đồng thì chỉ cho vay được 9
đồng thay vì 9,5 đồng như trước kia. Trong khi đó, đối với hoạt động NH, nguồn thu
mang về lớn nhất chính là lợi nhuận từ các khoản cho vay. Tăng tỉ lệ DTBB đồng
nghĩa với việc làm giảm lợi nhuận của NH. Và kéo theo đó là rất nhiều những hiện

tượng tiêu cực đối với nền kinh tế.
e)Việc cung ứng vốn gặp khó khăn
Tình hình cung - cầu vốn tại một số ngân hàng thương mại nhà nước trở nên
khó khăn hơn trước từ sau Tết Nguyên Đán tới nay. Tại một trong số này, tổng lượng
tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm tới 7.000 tỷ đồng tính từ đầu năm. Một vị
lãnh đạo ngân hàng cho biết, nhiều khách hàng doanh nghiệp đang hạn chế tối đa vay
vốn ngân hàng mà chỉ sử dụng vốn tự có. Xu hướng này vẫn đang tiếp diễn và thực
sự là tín hiệu đáng ngại!
Lượng vốn mà ngân hàng này đã giải ngân từ đầu năm đã lên tới 5.000 tỷ đồng.
Lượng tiền gửi của dân cư gần như không tăng khiến cho ngân hàng đang từng bước
tăng lãi suất huy động trở lại. Mô thức EFAS
Nhân tố Độ quan
trọng
Xếp loại Điểm
quan
trọng
Giải thích
1. Thị trường thẻ
thanh toán hấp dẫn
0.15 3 0.45
2. Việt nam gia
nhập WTO
0.1 4 0.4
3.Thị trường bán lẻ
tiềm năng đang trở
thành xu hướng tất
yếu.
0.1 3 0.3
4. Nhu cầu vốn ở thị
trường Việt nam

vẫn là rất lớn
0.05 2 0.1
5. Công nghệ ngành
Ngân hàng
0.1 3 0.3
Đe
doạ
1. Xu hướng mở
rộng ngân hàng
ngoại tại Việt Nam
0.15 2 0.3
2. Ảnh hưởng của
suy thoái nền kinh
tế thế giới
0.1 3 0.3
3. Rủi ro hoạt động
thẻ
0.05 2 0.1
4. Những biện pháp
điều chỉnh của nhà
nước
0.1 4 0.4
5. Cung về vốn gặp
khó khăn.
0.1 2 0.2
Tổng 1 2.85
II) Môi trường bên trong.
1.Điểm mạnh
Công nghệ : VP bank đang áp dụng công nghệ tiên tiến nhất thế
giới cho các sản phẩm thẻ của mình. Là ngân hàng đi sau trong việc phát

hành thẻ nhưng Vpbank lại là ngân hàng dẫ đầu trong việc ứng dụng
công nghệ hiện đại để mã hoá bảo mật thông tin chủ thẻ. Tại Việt Nam,
Vpbank hiện là ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ thẻ chip tiêu
chuẩn EMV cho các sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế. Đây là công nghệ
mà theo ước tính của VISA, khả năng làm giảm thẻ giảm đến 70% so
với thẻ từ. Vì thế, các tổ chức thẻ tên thế giới đề khuyến cáo các ngân
hàng nên chuyển dổi công nghệ thẻ của mình từ thẻ từ sang thẻ chip
nhằm tránh rủi ro
Hiện nay, Vpbank đang áp dụng công nghệ thẻ chip tiêu chuẩn
EMV trong việc phát hành 2 dòng thẻ quốc tế là dòng thẻ cho giới trẻ
Vpbank Mastrrcard mc2 và thẻ hạng cao cấp VpbankCard Platinum
dành cho các thương gia, chủ doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu lớn
Chỉ trong 2 năm trở lại đây, Vpbank đã đầu tư gần 10 triệu USD
cho hệ thống công nghệ ngân hàng bao gồm hệ thống Core Banking T24
của hãng Temenos của Thuỵ Sĩ, hệ thóng Way4 của Open Way và hệ
thống ATM trải khắp 3 miền.
T24 Core Banking là 1 giải pháp tuỳ biến cao, sẽ cho phép Vpbank
nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải biến các quy trình
hiện có để đáp ứng nhu cầu thị truờng. T24 có thể tự động hoá các lịch
trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh yêu cầu của khách
hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản
phẩm mới, tạo các báo cáo về hoạt động ngân hàng sẽ nhanh chóng và
có hệ thống.
Liên quan đến hệ thống máy ATM, Vpbank chọn dòng sản phẩm
Opteva của Dielbold (Mỹ). Đây làdòng máy tiên tiến nhất thế giới hiện
nay. Tất cả các sản phẩm đều được trang bị gương quan sát phía sâu
dành cho khách hàng, hệ thống chiếu sáng và giải pháp Camera chuyên
dụng đầu tiên và tính đến nay vẫ là duy nhất cho ATM Với dòng máy
này Dielbold còn phát triển đầu lọc thẻ đặc biệt hỗ trợ thẻ chip với chức
năng chống câu trộm thẻ và ăn cắp các thông tin trên thẻ. Đây là sản

phẩm được các tổ chức có uy tín trong ngành công nghiệp tài chính ngan
hàng đánh giá là một sản phẩm với nền tảng công nghệ xuất sắc.
·Văn hóa doanh nghiệp
Cho đến ngày hôm nay, VPBank đã hiện diện ở hầu khắp các tỉnh
thành phố lớn trong cả nước, các sản phẩm, dịch vụ của VPBank đang
ngày càng phong phú, đa dạng. Bằng mọi cách thức tiếp cận, VPBank đã
đến được gần hơn với người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức, , và
trở thành người bạn thân thiết, một địa chỉ tin cậy của cá nhân, của
doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên là nhờ VPBank có một
tập thể Ban lãnh đạo, Hội đồng Quản trị và cán bộ nhận viên đoàn kết,
một lòng phấn đấu và cống hiến vì sự phát triển của VPBank; Ban lãnh
đạo VPBank gồm những người có kinh nghiệm và làm việc có định
hướng, chiến lược rõ ràng; Quan trọng hơn, VPBank nhận được sự ủng
hộ của NHNN TW và NHNN chi nhánh các tỉnh thành phố, của các cơ
quan ban ngành hữu quan, của đông đảo Cổ đông ở khắp ba miền đất
nước và đặc biệt là của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi
tầng lớp dân cư trong và ngoài nước.
Có rất nhiều con người tài năng gắn bó lâu dài với VPBank cho đến tận
thời điểm hiện nay, những con người đồng tâm, góp sức giúp VPBank
“vượt cạn” thành công trong giai đợn khủng hoảng, đã tâm sự rằng:
nguyên nhân để họ không bỏ Vpbank trong thời kỳ khó khăn tưởng
chừng không vực dậy nổi, có 1 phần lớn chính là niềm tin vào ban lãnh
đạo ngân hàng - những con người có lúc chỉ có thể dùng lời nói từ trái
tim để thuyết phục nhan viên tin vào sự hồi sinh của ngân hàng, tin vào
môi trường làm việc của Vpbank trong tương lai. Ban lãnh đạo Vpbank
đã cam kết sẽ xây dựng ngân hàng thành một ngôi nhà chung, mà ở đó
mọi người sống với nhau thân thiện và chia sẻ như trong 1 gia đình. Sau
này, thuật ngữ Vpbank – ngôi nhà chung đó đã là một biểu tượng đáng
tự hào trong các buổi giao lưu, giới thiệu về ngân hàng.

Một nhân tố khác rất quan trọng và không thể thiếu khi nói đến sự
tạo dựng môi trường làm việc của Vpbank như hiện nay chính là đôi
nguc nhân viên. Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính
đến nay là trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ nhân viên
có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Dù là nhân viên mới
hay cũ, đi đâu trong khắp ngân hàng mọi nguời đều có thể bắt gặp những
khuôn mặt rất tươi tắn, cởi mở, phong cách năng động và đầy nhiệt tình
cống hiến.
môi trường VPBank, văn hoá VPBank đã và đang góp phần không nhỏ
trong việc giữ lại cho ngân hàng những con người tài năng và chủ chốt.
Hệ thống mạng lưới chi nhánh.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến
việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố
lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi
nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép
mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi
nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho
VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ
sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở;
Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục
được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh
nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh
Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân
Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005,
NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao
dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch
Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà
Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp
tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội
sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch

Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa,
phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao
dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh
Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả
(trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực
thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần
Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm
2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty
Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37
điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16
phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm
2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An);
Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang
và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống
của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện tại VPBank đã
có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả
nước.
Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
Ngân hàng VPBank đã thực hiện khá thành công chương trình đa dạng
hoá sản phẩm và các sản phẩm dịch vụ của Vpbank đều hướng đến mục
tiêu đảm bảo lợi ích và đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Vpbank được xem là ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các sản
phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, đánh trúng tâm lý người dân. Hai
sản phẩm được coi là sản phẩm đặc trưng của VPBank là gửi tiết kiệm
VNĐ được bù đắp trượt giá USD và gửi tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng
USD. Hai sản phẩm này nhằm giải toả tâm lý khách hàng lo ngại VNĐ
mất giá, đồng thời tạo cho khách hàng sự yên tâm khi giữ tiền VNĐ

ngay cả khi tỉ giá USD/VNĐ biến động mà vẫn đảm bảo lợi ích cho
người gửi tiền. Vì thế nó rất được người dân ủng hộ. Bên cạnh đó là hệ
thống thẻ thanh toán, phone banking, internet banking… và máy ATM
công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngày 28/6/2008, VPBank đã chính thức phát hành thẻ thanh toán
qua mạng VPBank Master Card E- Card. Như vậy đến nay, Vpbank là
ngân hàng đầu tiên phát hành loại thẻ chỉ có chức năng thanh toán qua
mạng. Với sản phẩm thẻ này, khách hàng chỉ có thể sử dụng để mua
hàng qua internet, đặt vé máy bay qua internet, đặt phòng khách sạn qua
điện thoại/ internet…
·Liên kết, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước
Vpbank chọn OCBC là đối tác chiến lược của mình trong phương
hướng phát triển thời gian tới. Trở thành cổ đông chiến lược của
Vpbank, OCBC sẽ hỗ trợ VPBank về mặt kỹ thuật, công nghệ, đào tạo
quản trị rủi ro và công nghệ thông tin… Ngân hàng này sẽ giúpVPBank
mở rộng hợp tác với ngân hàng nước ngoài, nhanh chóng tiếp cận công
nghệ hiện đại. Đây sẽ là môi trường tốt cho cán bộ điều hành của
Vpbank bắt nhịp được với công gnhẹ quản trị ngân hàng tiên tiến trên
thế giới, giúp VPBank nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh khi
hội nhập.
Vpbank được các thành viên của “Sàn giao dịch vàng SJC” uỷ
quyền là đơn vị lưu ký và ngân hàng thanh toán của sàn. Vpbank hội tụ
tất cả những điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho hoạt động giao dịch của
sàn. Vì vậy, Vpbank sẽ có thêm 1 lượng khách hàng mới là những nhà
đầu tư vàng chuyên
2.Điểm yếu
Hoạt động thanh toán quốc tế
Trong năm 2008 thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, lúc
thì dư thừa các NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu nghiêm trọng
không ai bán ra, vì vậy trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt

chặt điều kiện mở L/C (tín dụng thư) như là: tăng tỷ lệ kí quỹ, yêu cầu
khách hàng tự do nguồn ngoại tệ thanh toán… Trước khó khăn đó,
doanh số và số lượng cảu hoạt động thanh toán quốc tế của Vpbank năm
2008 đã không đạt được kế hoạch đề ra
Tình hình nợ xấu của Vpbank.
Mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu,
củng cố bộ máy thu hồi nợ ở Hội sở và các chi nhánh, nhưng do ảnh
hưởng chung từ những biến động kinh tế trong và ngoài nước, các doanh
nghiệp là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỉ lệ nợ
xấu tăng cao là điều không thể tránh khỏi. Nợ xấu từ mức 0.49% tại thời
điểm cuối năm 2007 đã tăng lên 3.41% vào thời điểm 31/12/2008. Dự
kiến năm 2009 VPBank cũng như các ngân hàng nói chung vẫn phải tiếp
tục đối mặt với tình trạng nợ xấu khi nền kinh tế vẫn tiếp tục giảm tốc độ
tăng trưởng và thị trường bất động sản vẫn còn chưa tan băng
·Hoạt động marketing
Hoạt động Marketing của NHTMVN đã có những bước phát triển
nhất định nhưng có thể nói rằng hoạt động này vẫn chưa được các ngân
hàng quan tâm đúng mức.
Gần đây, thương hiệu VPBank ngày càng trở nên quen thuộc với
người dân, đặc biệt là những người quan tâm đến ngành tài chính ngân
hàng. Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu đã được VPBank chú
trọng từ năm 2002 với nhiều hoạt động truyền thông hỗ trợ như: tờ rơi,
poster, băng rôn, kết hợp với các hoạt động truyền hình… Tuy nhiên do
kinh phí eo hẹp nên hiệu quả mang lại vẫn chưa thật sự cao.
·Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHTMVN nói chung và
VPBank nói riêng còn yếu kém, thiếu tính độc lập. Hệ thống thông tin
quản lý và báo cáo tài chính, kế toán chưa đạt chuẩn mực và thông lệ
quốc tế, còn mang nặng tính lý thuyết, khuôn mẫu.
·Năng lực tài chính

Theo con số thống kê ngày 1/10/2008, vốn điều lệ của VPBank là 2117
tỷ đồng. Với số vốn điều lệ này, VPBank chỉ được xếp vào top trung
bình so với 1 số ngân hàng khác trong nước như NH Á Châu(6355 tỷ
đồng), NH Đông Nam Á(2800 tỷ đồng),… So với các ngân hàng nước
ngoài thì lại càng khiêm tốn hơn.

Mô thức IFAS

×