Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.48 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Sài Gòn chi nhánh Hà Nội
1.1 Vài nét giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn chi
nhánh Hà Nội
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô) được
thành lập năm 1992. Ngày 08/04/2003 chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Từ đó đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn là một
trong những NHTM hoạt động có hiệu quả nhất trong hệ thống tài chính Việt Nam.
Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng yêu cầu
đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả
kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đáng tin cậy của khách hàng,
phương châm “SCB luôn hướng tới sự hoàn thiện vì khách hàng”.
Đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt động trên cả ba miền, Tháng
10/2005, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức khai trương chi nhánh Hà Nội. Sự
ra đời chi nhánh Hà Nội không chỉ nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt
động mà còn là chiến lược chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu sản phẩm dịch
vụ của Ngân hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hệ thống Ngân
hàng TMCP. Nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Hà Nội là duy trì
sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Ngân hàng, tiếp tục tăng
trưởng, nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên. Trong
tương lai SCB chi nhánh Hà Nội sẽ tiến tới trở thành một trong các chi nhánh đầu
tiên đưa các sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đến với khách
hàng.
1.2 Cơ cấu tổ chức SCB chi nhánh Hà Nội
HỘI SỞ
P.kiểm soát hội sở
Tổ định giá hội sở
Ban giám đốc chi nhánh
P.Kiểm soát Tổ định giá chi nhánhP.Kế toán P.Tín dụng P.Ngân quỹP.Hành chínhCác phòng giao dịch


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn
chi nhánh Hà Nội
Khi mới thành lập, chi nhánh có 50 nhân viên nhưng cho tới thời điểm này số
lượng đó là 97 nhân viên tăng 94%. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn
nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, SCB luôn chú trọng tới
công tác tuyển dụng, đào tạo cũng như các chế độ đãi ngộ với đội ngũ nhân viên.
Vì vậy, SCB Hà Nội có một đội ngũ nhân viên được đánh giá là năng động, nhiệt
tình, có trình độ nghiệp vụ cao và hầu như còn đang ở độ tuổi rất trẻ.
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong ba năm, mặc dù còn nhiều khó khăn
nhưng chi nhánh Hà Nội đã liên tục mở thêm các phòng giao dịch trên địa bàn Hà
Nội. Hiện nay, SCB Hà Nội có 8 phòng giao dịch trực thuộc:
-Phòng giao dịch Đống Đa
-Phòng giao dịch Ba Đình
-Phòng giao dịch Láng Hạ
-Phòng giao dịch Thanh Xuân
-Phòng giao dịch Cầu Giấy
-Phòng giao dịch Thanh Nhàn
-Phòng giao dịch Hoàn Kiếm
-Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo
1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội năm 2008 tác động tới cho vay từ đó ảnh
hưởng tới công tác kế toán cho vay
1.3.1 Môi trường kinh tế
Kinh tế xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và
trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường.
Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá trên thị trường thế giới
tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết
các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra ở nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng
tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, thiên tai, dịch bệnh đối
cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản
xuất và đời sống dân cư.

Theo số liệu của tổng cục thống kê tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 đạt
6,23%. GDP tính theo giá thực tế năm 2008 tăng cao; với mức tăng trưởng và tăng
giá khác nhau ở ba khu vực: tăng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và giảm
ở khu vực công nghiệp, xây dựng. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực
dịch vụ chiếm 38,1%.
Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác
thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và
liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các quý IV liên tục giảm và chỉ số giá
tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%.
Biểu đồ 2.1: Diễn biến CPI 2008
(Nguồn : Tổng cục thống kê)
Vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3
nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn
khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%;
khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng
46,9%.
Kim ngạch xuất khẩu năm đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao
gồm vốn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%
đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt
28 tỷ USD, tăng 34,7% đóng góp 50,3%. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 23,1%
chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác tăng và giá trên thị trường thế giới tăng mạnh,
mức tiêu thụ hàng hoá dệt may tăng mạnh hơn đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm
2007 và lượng gạo xuất khẩu tăng trở lại.
Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu là 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007
trong đó chủ yếu là tư liệu sản xuất chiếm 88,8% chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
phát triển sản xuất năm 2008. Do đó làm kim ngạch nhập siêu năm 2008 là 17,5 tỷ
USD, tăng 24,1% so với năm 2007, bằng 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
1.3.2 Hoạt động tài chính tiền tệ

Thị trường tài chính tiền tệ trải qua các trạng thái:
Thứ nhất, lãi suất biến động mạnh và liên tục tăng cao trong những tháng đầu
năm và giảm dần trong những tháng cuối năm.
Lãi suất cơ bản trong năm 2008 đã thể hiện rõ nét chức năng của nó đối với
lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại-trở thành cơ sở để xác định hành
lang pháp lý của lãi suất cho vay.
Trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần điều chỉnh tăng và 5 lần
điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản tương ứng với tình trạng lạm phát cụ thể ở từng
thời điểm. Lãi suất cơ bản được tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm vào tháng 2;
tiếp tục tăng lên 12% vào tháng 5 và 14%/năm vào tháng 6; sau đó giảm mạnh
xuống còn 13%; 12%; 11%/năm vào tháng 10; giảm tiếp còn 10%/năm vào tháng
11 và giảm còn 8,5%/năm vào tháng 12. Lãi suất tái cấp vốn; lãi suất tái chiết khấu
cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có sự thay
đổi lớn.
Biểu đồ 2.2: Lãi suất chủ chốt năm 2008
((Nguồn: Tổng cục thống kê)
Song song với nó, một công cụ nữa cũng được NHNN sử dụng đến là đợt phát
hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (vào ngày 17/3) cùng với việc điều chỉnh
lãi suất tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, sau đó giảm xuống còn 4,5% vào
tháng 12.
Thứ hai, tỷ giá trên thị trường diễn biến phức tạp
Năm 2008 được coi là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như
những biến động của tỷ giá thực tế. Biên độ tỷ giá có sự điều chỉnh mạnh với 3 lần
nới rộng, từ +/- 0,75% lên +/-3%, cùng với nó là việc tăng mạnh 2 lần tỷ giá liên
ngân hàng vào tháng 6 và cuối tháng 12.
Thứ ba, phát sinh nhiều loại phí liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng,
dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh.
Diễn biến phức tạp của tình hình lãi suất, tình hình tỷ giá đã làm phát sinh
nhiều loại phí liên quan đến hoạt động này. Trong đó việc nổi bật hai loại phí: dịch
vụ tín dụng và phí ngoại hối.

Thứ tư, thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các NHTM cổ phần
gặp khó khăn. Do: nhu cầu vốn thanh toán của một số NHTM cổ phần nhỏ rất cao,
vốn khả dụng thấp và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng nhanh và
tăng cao.
1.4 Các mặt hoạt động của SCB chi nhánh Hà Nội tác động tới công tác
kế toán cho vay
Không những tăng trưởng về lợi nhuận, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng
cao mà thương hiệu SCB ngày càng định hình rõ nét trong công chúng. Chất lượng
kinh doanh của SCB khá tốt, các nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh, khả năng
thanh toán, mức độ tăng trưởng đều tích cực. Để đạt được thành tựu đó, chi nhánh
Hà Nội có đóng góp không nhỏ. Riêng SCB Hà Nội có kết quả hoạt động kinh
doanh như sau:
1.4.1 Tình hình huy động vốn
a, Tình hình nguồn vốn SCB chi nhánh Hà Nội
Năm 2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh là 6627,7 tỷ tăng so với năm 2006
là 5501 tỷ (4,8 lần). Năm 2008 nguồn vốn của chi nhánh tăng so với năm 2007 là
1157 tỷ (tăng 17,5%).
b Cơ cấu nguồn vốn.
Ba nguồn vốn chính của chi nhánh là: vốn huy động từ các TCKT và dân cư,
nguồn tiền gửi các TCTD khác và phát hành các GTCG. Trong đó, nguồn vốn huy
động từ dân cư giảm 21,9% so với năm 2007. Tuy nhiên, năm 2006 và năm 2007
SCB không huy động vốn từ phát hành GTCG. Năm 2007 vốn huy động chủ yếu là
từ tiền gửi của TCKT và dân cư (tăng 5370,6 tỷ tương đương tăng 9,8 lần) so với
năm 2006 thì đến năm 2008 vốn huy động chủ yếu là từ tiền gửi TCTD và thông
qua phát hành GTCG. Đối với tiền gửi TCTD tăng 833 tỷ (tăng 184,3%) và phát
hành GTCG là 1136 tỷ nhưng đối với tiền gửi từ TCKT giảm 1305 tỷ (giảm
21,9%). Điều đó là do nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong tình hình chung
của nền kinh tế năm 2008. Vốn của ngân hàng có thêm vốn tài trợ uỷ thác 208 tỷ
mà những năm 2006,2007 nguồn vốn của ngân hàng chưa có điều đó thể hiện
chính sách linh hoạt trong kinh doanh của ngân hàng, có vị trí trong các ngân hàng

khác.
Bảng 2.1: Nguồn vốn SCB Hà Nội các năm 2006-2007-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Nội dung
2006 2007 2008
Tăng trưởng
2007/2006 2008/2007
Tiền gửi của
TCTD
505,4 452 1285 -53,4 -10,6% 833 184,3%
Tiền gửi của
TCKT và dân cư
591,4 5962 4657 5370,6 908,1% -1305 -21,9%
Phát hành GTCG 0 0 1136 0 1136
Vốn tài trợ uỷ
thác đầu tư
0 0 208 0 208
Tài sản nợ khác 18,8 142 286 123,2 655,3% 144 101,4%
Vốn và các quỹ
của ngân hàng
11,15 71,7 213 60,55 543% 141,3 197,1%
Tổng tài sản nợ 1127 6627,7 7785 5501 488,2% 1157 17,5%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB Hà Nội qua các năm)
Từ bảng trên ta cũng thấy tổng vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua
các năm. Năm 2007 tăng 4917,2 tỷ tăng 4,48 lần so với năm 2006. Năm 2008 con
số này là 1064 tỷ tăng 17,69%. Điều đó thể hiện cố gắng của chi nhánh trong năm
vừa qua. Năm 2008 được coi là năm các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc huy
động vốn, tăng tính thanh khoản của ngân hàng. Ta có biểu đồ thể hiện vốn huy
động của chi nhánh.

Biểu đồ 2.3: Vốn huy động các năm 2006, 2007, 2008
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính SCB Hà Nội 2007, 2008)
Mặc dù nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư năm 2008 giảm so với năm
2007 nhưng chiếm 59,8% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đặt trong điều kiện khó
khăn năm 2008 thì đó là con số thể hiện sự linh động trong huy động vốn của dân
cư. Việc huy động tiền gửi từ TCKT và dân cư là nguồn huy động chính của ngân
hàng qua các năm. Phân tích cụ thể tình hình huy động vốn từ tổ chức kinh tế và
dân cư.
Bảng 2.2: Tiền gửi của TCKT và dân cư các năm 2006-2007-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Đối tượng k/h
2006
Tỷ
trọng
2007
Tỷ
trọng
2008
Tỷ
trọng
Tiền gửi của TCKT 451 76,3% 1585 26,59% 603 12,95%
Tiền gửi của cá nhân 140 23,7% 4377 73,41% 4053 87,03%
Tiền gửi của đối tượng
khác
0 0 0 0% 1 0,02%
Tổng 591

5962


4657

( Nguồn: Báo cáo tài chính SCB Hà Nội năm 2007-2008)
Trong huy động tiền gửi từ TCKT và dân cư có sự thay đổi về tỷ trọng qua
các năm.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tiền gửi của TCKT và dân cư theo loại khách hàng
2006 2007
2008
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính SCB Hà Nội năm 2007,2008)
Qua bảng biểu trên ta thấy: cơ cấu vốn huy động theo khách hàng có sự dịch
chuyển theo hướng tăng tỷ trọng vốn huy động từ cá nhân, giảm tỷ trọng huy động
từ TCKT và có sự xuất hiện loại tiền gửi của đối tượng khác vào năm 2008 chứng
tỏ sản phẩm tiền gửi của SCB ngày càng phong phú và hấp dẫn hơn đối với cá
nhân.
1.4.2 Tình hình hoạt động tín dụng
a. Dư nợ tín dụng
Về tổng dư nợ
Đến 31/12/2008, dư nợ tín dụng của SCB Hà Nội đạt hơn 896 tỷ đồng giảm
so với năm 2007 là 155 tỷ (14,75%) mặc dù năm 2007 dư nợ cho vay tăng so với
năm 2006 là 169 %.
Nguyên nhân khách quan là do sự thu hẹp tín dụng theo chính sách của chính
phủ, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu thanh khoản. và tỷ lệ sử dụng vốn vay trên tổng
số tiền huy động được chiếm 11,83% tỷ lệ này năm 2007 là 17,63%. Kết quả trên
có được do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động lớn hơn tốc độ tăng trưởng dư
nợ tín dụng. Đồng thời cũng thể thấy được chi nhánh không chịu áp lực về nguồn
vốn. Ngoài hoạt động tín dụng chi nhánh còn gửi các TCTD và gửi vào hội sở
chính để nhận lãi điều hoà. Cho đến nay chi nhánh chưa thực hiện cho vay với
TCTD nào.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn
Đơn vị: Tỷ đồng

Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Dư nợ dài hạn 150,9 615 378 464,13 307,6% -237 -38,5%
Dư nợ trung hạn 197,5 266,7 281 69,15 35,0% 14.34 5,4%
Dư nợ ngắn hạn 42,9 169,8 237 126,92 296,1% 67.22 39,6%
Tổng dư nợ 391,3 1051 896 660,2
168,7
% -155 -14,8%
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007, 2008)
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo thời hạn
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007, 2008)
Cơ cấu dư nợ theo thời gian có sự chuyển hướng từ dư nợ dài hạn sang dư nợ
trung ngắn hạn. Năm 2008 dư nợ tín dụng dài hạn giảm (237 tỷ) giảm 38,53%. Tuy
nhiên dư nợ trung hạn tăng 14,34 tỷ (tăng 5,37%) và dư nợ ngắn hạn tăng 67,22 tỷ
tương đương tăng 39,59%. Cơ cấu dư nợ này có được do tốc độ tăng của nợ ngắn
hạn nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng dư nợ dài hạn. Đây là cơ cấu dư nợ
khá hợp lý của chi nhánh khi tuân theo kế hoạch của ngân hàng trong việc thực
hiện chiến lược kinh doanh.
Cơ cấu cho vay theo thành phần đối tượng khách hàng:
Cơ cấu cho vay của SCB Hà Nội ngày càng có xu hướng hợp lý và hiệu quả
hơn. Danh mục cho vay của SCB Hà Nội chủ yếu là cho vay cá nhân và cho vay các
TCKT. Năm 2007, dư nợ cho vay với các đối tượng khách hàng đều tăng, tuy nhiên
có thể thấy được dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng mạnh hơn.Năm
2008 cho vay cá nhân của SCB Hà Nội giảm mạnh giảm 323,497 tỷ (giảm 77,6%)
và năm 2008 SCB Hà Nội không cho vay khác. Tuy nhiên SCB Hà Nội tăng cho
vay đối với các TCKT đặc biệt là công ty cổ phần.
Mỗi sản phẩm của SCB đưa ra đều có quy trình cụ thể và chi nhánh Hà Nội
tuân thủ nghiêm túc quy trình đó khi cho vay đối với khách hàng. Đối với các

doanh nghiệp, chi nhánh còn thực hiện miễn giảm phí thanh toán trong nước, hỗ
trợ khách hàng 50% phí bảo hiểm, giảm lãi suất cho khách hàng chuyển doanh thu
về SCB, SCB Hà Nội luôn đặt an toàn tín dụng lên hàng đầu, do vậy chi nhánh
luôn tuân thủ 100% các qui trình, qui định chung của toàn ngân hàng.
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tăng trưởng
2007/2006 2008/2007
Cho vay TCKT 354,1 615,2 802,6 261 73,74% 187,4 30,5%
-Cty cổ phần 270,7 439 717,2 168 62,17% 278,2 63,4%
-Cty TNHH tư nhân 83,4 176,2 85,4 92.8 111,27% -90,8 -51,5%
Cho vay cá nhân 37,2 416,8 93,4 380 1020% -323 -77,6%
Cho vay khác 0 19 0 19 -19
Tổng DN 391,3 1051 896
660 169%
-155
-
14,7%
( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính SCB Hà Nội 2007, 2008)
Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
Nhìn vào sơ đồ ta thấy cho vay các TCKT tăng dần theo các năm. Mặc dù
năm 2008 Ngân hàng giảm cho vay so với năm 2007 nhưng riêng đối với cho vay
TCKT lại tăng đáng kể so với năm 2007. Năm 2008 cho vay cá nhân giảm mạnh.
Về cơ cấu dư nợ theo ngành nghề thì có thể nhận thấy chi nhánh cho vay các
chủ thể kinh tế hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp và chế biến. Theo
xu hướng chung của nền kinh tế thì ngành chế biến ngày càng phát triển đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài.
Bảng 2.5: Dư nợ theo ngành nghề
Đơn vị: Tỷ đồng

Năm
Ngành 2006 2007 2008
Tăng trưởng
2007/2006 2008/2007
Chế biến 4 1,2 890 -2,8 -70,0% 888,8
74067
%
Thương nghiệp
290,2 142,9 568,2 -147,3 -50,8% 425,3 298%
Xây dựng
86,33 471 233,6 384,67 445,6% -237,4 -50,4%
Hoạt động phục
vụ CN và cộng
đồng 0 0 93,38 0 93,38
(Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính 2007, 2008)
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay theo ngành nghề
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 2007, 2008)
Về chất lượng tín dụng
Năm 2006, chi nhánh Hà Nội tỷ lệ nợ quá hạn là 4,92% tổng dư nợ, đến cuối
năm 2007 bằng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh
đã giảm còn 0,45%. Tính đến năm 2008 là năm được coi nền kinh tế có nhiều khó
khăn tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là 0,65%. Chi nhánh luôn tuân thủ việc trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng theo qui định của nhà nước. Nhân viên tín dụng của
chi nhánh theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng chậm
lãi và vốn hàng tháng.
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn của SCB Hà Nội năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007

Nợ quá hạn 19,23 0 1,17 -19,23 -100% 1,17
Nợ xấu 0 4,67 4,6 4,67 -0,07 -1,5%
Tổng dư nợ 391,2 1051 896 660,2 169% -155,4 -14,8%
Biểu đồ 2.8: Chất lượng tín dụng SCB Hà Nội năm 2006, 2007, 2008
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007, 2008)
1.4.3 Các hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh các hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, chi nhánh đã bắt
đầu chú trọng các hoạt động khác như bảo lãnh nội địa, phát hành L/C, mua bán
ngoại tệ…và phát hành một số cam kết ngoại bảng khác, dịch vụ kiều hối, dịch vụ
thẻ. Các hoạt động này nhằm mục đích đa dạng hoá dịch vụ của ngân hàng, nâng
cao hệ số an toàn kinh doanh. Mặc dù thẻ ATM ra đời khá muộn so với các ngân
hàng khác nhưng trong năm 2008 chi nhánh đã nỗ lực tiếp thị và phục vụ khách
hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường tiềm năng như ở Việt Nam hiện nay,
SCB Hà Nội cần nỗ lực hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng cũng như dần khẳng định thương hiệu thẻ SCB trên thị trường.
Hoạt động bảo lãnh SCB Hà Nội năm 2008 cũng có bước phát triển vượt bậc
so với năm 2007. Cam kết nghiệp vụ bảo lãnh tăng 14,76 lần. Kết quả này thể hiện
chi nhánh đã dần khẳng định được uy tín, xây dựng được thương hiệu trên thị
trường Hà Nội.
1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Mặc dù năm 2008 được coi là năm khó khăn của hệ thống ngân hàng nhưng
trong năm ngân hàng đạt được lợi nhuận đáng kể tăng 196% (tăng 140,9 tỷ) so với
năm 2007, con số này năm 2007 là 60,727 tỷ tăng 5,4 lần so với năm 2006. Tuy
nhiên nguồn thu chủ yếu của chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng. Thu nhập lãi
và các khoản tương tự chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của chi nhánh, trong 3
năm 2008, 2007, 2006 lần lượt là: 99,2%, 97,6%, 95.56% tổng thu.
Bảng 2.7: Lợi nhuận của SCB Hà Nội các năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Chênh lệch

2007/2006
( tỷ đồng/lần)
2008/2007
(tỷ đồng/lần)
Tổng thu 81,464 382,132 1074,5 300,6 3,69 lần 692, 1,81 lần

×