Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài học thực tiễn cho xây dựng thương hiệu nông sản Việt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.33 KB, 4 trang )



Bài học thực tiễn cho xây
dựng thương hiệu nông
sản Việt


Là một nước có lợi thế về xuất khẩu nông sản nhưng đến nay Việt Nam
vẫn loay hoay chọn những giải pháp, ví dụ thực tiễn về thương hiệu cà
phê Chồn của Indonesia là một bài học đáng để chúng ta suy nghĩ.
Trào lưu cà phê Kopi Luwak đang trở thành một hiện tượng tại Mỹ thời gian
gần đây. Kopi Luwak được làm từ hạt cà phê nhưng phải trải qua một công
đoạn chế biến đặc biệt, với sự trợ giúp của những chú chồn. Mỗi tách cà phê
chồn có giá khoảng 30 USD.
Thực ra loại cà phê này đã được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi
những người châu Âu được nếm thử chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi
của Indonesia. Hiện nay, trên thế giới, Indonesia là quốc gia chuyên sản xuất
cà phê chồn Kopi Luwak (tiếng Indonesia, Kopi là cà phê, Luwak là chồn).
Tuy nhiên, loại cà phê này khá hiếm, người ta chỉ thu được khoảng dưới 500
kg trong một năm. Trên thực tế Indonesia là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ
4 thế giới và với một sản lượng khiêm tốn như vậy thì dù giá có lên tới hàng
nghìn USD/kg thì doanh số thu được mỗi năm cũng không nhiều. Tuy nhiên
với dòng sản phẩm này Indonesia đã quảng bá rất tốt thương hiệu cà phê của
họ ra thế giới.
Theo Hiệp hội cà phê, sản lượng cà phê của Việt Nam ở mức ổn định khoảng
1 triệu tấn/năm với 500 nghìn ha diện tích. Việt Nam hiện đang là nước xuất
khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil, tức là trên Indonesia 2 bậc. Doanh
thu xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2010 dự kiến khoảng 1 tỷ
USD.
Tuy nhiên trên thị trường quốc tế, Việt Nam chưa có thương hiệu cà phê nổi
tiếng. Nguyên nhân như phần lớn các mặt hàng nông sản khác, cà phê của ta


chủ yếu là xuất thô chứ chưa chế biến sâu vì vậy giá trị gia tăng rất thấp.
Cũng chính vì chủ yếu là xuất thô nên các doanh nghiệp chưa chú trọng đến
việc xây dựng thương hiệu.
Trở lại câu chuyện cà phê chồn, Ở Việt Nam, cà phê chồn cũng không phải
quá xa lạ. Tại huyện Kbang, tại thôn 1, thị trấn huyện có ông Nguyễn Văn
Thưởng nuôi 10 con chồn hương để thu cà phê chồn và bán cà phê chồn với
giá 500.000 đồng/kg hạt. Ở huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk gia đình anh
Nguyễn Quốc Khánh đang nuôi đàn chồn trên 46 con được kiểm lâm cấp
phép, theo dõi. Một cặp chồn có thể cho 6-12 triệu đồng/năm từ việc bán cà
phê đặc sản.
Còn nhớ cách đây khoảng chục năm trong hệ thống cửa hàng cà phê của một
thương hiệu cà phê khá nổi tiếng ở Việt Nam cũng có bán cà phê chồn với giá
khoảng 30.000 đồng/ly. Nó tạo ra một trào lưu… nhà nhà bán cà phê chồn.
Và với hệ thống hàng trăm cửa hàng trên toàn quốc rất có thể mỗi tháng sản
lượng tiêu thụ của thương hiệu cà phê này còn lớn hơn cả sản lượng của
Indonesia sản xuất trong một năm.
Điều đó khiến người tiêu dùng không khỏi bồn chồn suy nghĩ liệu đó có phải
là cà phê chồn thực sự? Bởi vậy, chỉ trong một thời gian ngắn sản phẩm cà
phê chồn của hãng này bị rơi vào quên lãng.
Cà phê chồn có tại Indonesia cách đây hàng trăm năm và sản lượng của nó
dường như không thay đổi. Một phần là do nguyên nhân khách quan, nhưng
cũng có thể họ ý thức được rằng dù có tăng sản lượng lên nhiều lần đi chăng
nữa thì nó cũng không phải là nguồn thu chính của ngành cà phê Indonesia và
điều họ phải làm là duy trì được uy tín cũng như chất lượng đảm bảo. Bởi
mục tiêu cao hơn là xây dựng được hình ảnh thương hiệu cà phê của
Indonesia trên trường quốc tế thông qua một sản phẩm đặc thù.
Chuyện làm thế nào để nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam trong đó có
cà phê luôn là câu chuyện luẩn quẩn trong khi những bài học từ thực tế không
phải là hiếm


×