Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Định luật Moore và chiến lược quản trị theo thời gian pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.79 KB, 4 trang )




Định luật Moore và chiến
lược quản trị theo thời
gian


Chiến lược quản trị theo thời gian có thể áp dụng và mang lại lợi ích ở
nhiều công ty. Nó đặc biệt phát huy tác dụng trong môi trường kinh
doanh nhiều biến động như ở Việt Nam.
Cách đây 31 năm, Gordon Moore, người đồng sáng lập ra bộ vi xử lý và
Công ty Intel đã tiên đoán rằng tốc độ của bộ vi xử lý sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi
18 tháng. Lời tiên đoán này về sau đã được Intel chứng minh bằng thực tế và
trở thành “định luật Moore” huyền thoại.
Nhiều người cho rằng định luật Moore là biểu tượng của sức mạnh về kỹ
thuật và kinh tế của Intel. Nhưng ít ai biết trong định luật đó còn bao hàm một
chiến lược quản trị kinh doanh mang lại thành công cho nhà sản xuất bộ vi xử
lý và bộ mạch số một thế giới. Chiến lược này tạm gọi là “quản trị theo thời
gian”, tức là luôn cố gắng tạo ra sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ mới, thâm
nhập các lĩnh vực và thị trường kinh doanh mới trong một khoảng thời gian
định kỳ. Nói rõ hơn là quản trị việc sản xuất kinh doanh theo một nhịp điệu
đều đặn về thời gian. Ví dụ: Intel quyết tâm tăng gấp đôi tốc độ sản phẩm mỗi
18 tháng; British Airways đặt mục tiêu thay đổi toàn diện các dịch vụ mỗi
năm năm; Công ty 3M muốn các sản phẩm mới phải chiếm 30% doanh số
hàng năm; còn đối với cà phê Starbucks là mở 300 cửa tiệm mới mỗi năm.
Quản trị theo thời gian có thể áp dụng và mang lại lợi ích ở mọi công ty,
không phân biệt quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Chiến lược này đặc biệt phát
huy tác dụng trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, điển hình là tại
các quốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi như Việt Nam và trong các lĩnh
vực đang phát triển nhanh. Quản trị theo thời gian mang lại hiệu quả vì nó


buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá lại những việc đang
làm để có sự điều chỉnh và thay đổi thích hợp, tránh được tình trạng bị động
trước những biến động trên thị trường. Phân tích trên một bình diện khác,
cách làm này cũng có tác dụng giúp doanh nghiệp tránh được kiểu phản ứng
“lắt nhắt” theo tình huống trước những yếu tố tác động. Kinh nghiệm gần 10
năm làm Tổng giám đốc Gillette, chiến lược của ông Ai Zeien là không chỉ
dừng ở việc phản ứng với thị trường mà phải tự sắp đặt và điều hành việc
kinh doanh theo cách của mình. Cựu Chủ tịch Andrew Grove của Intel cũng
cho rằng không nên chạy theo thị trường mà phải chủ động tạo ra khách hàng
và đi trước nhu cầu của thị trường.
Không chỉ có những công ty lớn mới áp dụng được quản trị theo thời gian.
Nếu thực sự quyết tâm thì mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng. Để thực hiện
thành công chiến lược quản trị theo thời gian, doanh nghiệp cần chú trọng hai
vấn đề then chốt là phải tìm ra nhịp điệu thích hợp cho riêng mình và phải bảo
đảm sự hài hòa trong chuyển giao. Như các ví dụ nêu ra ở trên thì mỗi công ty
quản trị theo một định kỳ khác nhau, có thể là một năm ở Starbucks, năm năm
ở British Airways. Hay một công ty du lịch trong nước có thể đặt kế hoạch
thay đổi chương trình các tour mỗi ba tháng, có thêm tour mới mỗi chín tháng
và mỗi năm thì phát triển thêm thị trường sang một nước khác. Tuy vậy, cần
lưu ý là nhịp điệu thiết lập phải phù hợp với khả năng của công ty cũng như
tính chất của sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh. Điều quan trọng là
phải tôn trọng nhịp điệu đã đặt ra, tránh tình trạng lúc thì không thay đổi cả
một thời gian dài, lúc thì thay đổi quá nhanh đến mức hỗn loạn. Ngoài việc
thiết lập nhịp điệu thì vấn đề hài hòa trong chuyển giao giữa các cung nhịp
cũng rất quan trọng.
Có thể ví hoạt động của một doanh nghiệp như một cuộc chạy tiếp sức. Kết
quả cuộc đua không những phụ thuộc vào từng chu kỳ chạy mà còn được
quyết định bởi thời điểm chuyển giao gậy. Người chạy sau phải theo dõi
người chạy trước để biết khi nào cần xuất phát, nên khởi động chạy với tốc độ
nào, nhận gậy theo tư thế nào để không mất thời gian và làm rớt gậy… Việc

chuyển giao giữa các chu kỳ kinh doanh cũng vậy. Ví dụ: nhà quản lý phải
biết khi nào thì bắt đầu thiết kế sản phẩm mới trong khi sản phẩm hiện tại vẫn
được sản xuất với công suất cực đại, rồi đưa ra kế hoạch sản xuất giảm dần
cho đến khi sản phẩm mới được tung ra cùng tồn tại song song và cuối cùng
là sự rút lui êm thấm của cái cũ. Trong trường hợp như thế, nếu doanh nghiệp
không thiết lập được một sự tiếp sức hài hòa trong quy định sản xuất sẽ có
nguy cơ bị loại khỏi đường đua trên thương trường.
Tóm lại, quản trị theo thời gian là tuân theo hai tính chất cơ bản của thời gian:
tính liên tục, và tính chu kỳ. Tính liên tục sẽ đòi hỏi một sự cố gắng không
ngừng nghỉ của doanh nghiệp. Còn tính chu kỳ lại đòi hỏi doanh nghiệp phải
có định kỳ đánh giá và đưa ra những đổi mới thích hợp.

×