Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phương hướng và chiến lược phát triển trong thời gian tới của VPBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.02 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 2
I. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................3
II. Cơ cấu bộ máy tổ chức...........................................................................5
1. Bộ máy tổ chức.....................................................................................5
2.Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Chi nhánh...................................8
3. Bộ máy nghiệp vụ và nhiệm vụ của các phòng tại Chi Nhánh Đông
Đô............................................................................................................10
3.1 Phòng Giao dịch- Kho quỹ...........................................................10
3.2 Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân).....................11
3.3 Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O Doanh nghiệp)...12
3.4 Phòng thẩm định tài sản đảm bảo................................................14
3.5 Phòng thu hồi nợ..........................................................................15
3.6 Phòng kế toán .............................................................................16
3.7 Phòng Thanh toán quốc tế và kiều hối.........................................17
3.8 Phòng Hành chính- Tổ chức........................................................17
4. Các sản phẩm,dịch vụ.........................................................................18
4.1. Tiền gửi thanh toán.....................................................................18
4.2. Tiền gửi tiết kiệm........................................................................18
III. Kết quả hoạt động kinh doanh..........................................................24
IV. Phương hướng hoạt động...................................................................28
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua,bên cạnh sự đổi mới và phát triển,hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam đã có những đổi mới vượt bậc,là một nhân tố hết
sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước theo hướng Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa.Các dịch vụ tài chính tiền tệ mà các ngân hàng
thương mại cung cấp cho khách hàng của mình không ngừng được nâng
cao,phát triển cả về số lượng và chất lượng.bên cạnh các dịch vụ truyền
thống,cũng đã xuất hiện các dịch vụ mới,mang đến những tiện ích rất đa dạng


cho người sử dụng,cho phép họ đạt được mục tiêu kinh doanh một cách nhanh
nhất và bền vững nhất.Với sự tiến bộ của công nghệ, chất lượng các dịch vụ
ngân hàng ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
khách hàng,kể cả những khách hàng khó tính nhất.
Có thể nói, VPBank là một trong những ngân hàng có mặt rất sớm tại
Việt Nam.Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993, trải qua những giai đoạn
phát triển, cùng với sự phát triển chung của đất nước,VPBank ngày càng mở
rộng về quy mô cũng như chất lượng phục vụ,đáp ứng ngày càng cao các tiện
ích ngân hàng cho các cá nhân,tổ chức trong nền kinh tế.Với những hiểu biết
có được sau một thời gian thực tập tại VPBank chi nhánh Đông Đô,em xin
trình bày báo cáo tổng hợp giới thiệu khái quát về ngân hàng. Trong báo cáo
tổng hợp đựoc trình bày sau đây, nội dung chính bao gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập.
Chương 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức.
Chương 3: Kết quả hoạt động kinh doanh trong một vài năm gần đây.
Chương 4: Phương hướng và chiến lược phát triển trong thời gian tới.
2
I. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh
Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-
GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm
1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày
04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QÐ-UB ngày 04
tháng 09 năm 1993
Các nghiệp vụ chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trong khả năng
nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Thanh toán quốc tế; Chiết
khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp dịch vụ
chuyển tiền trong nước và Quốc tế; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các

khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt
Nam
Ban đầu vốn điều lệ của VPB chỉ là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển,mở rộng hoạt động VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến
tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006,
VPBank được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ
đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất
Singapore, do đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Không dừng
lại, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên trên 1.000 tỷ
đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào
tháng 7/2008.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank không ngừng
mở rộng quy mô, tăng cường địa bàn hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối
năm 1993, Thống đốc NHNN đồng ý cho VPBank mở thêm Chi nhánh tại
3
thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi
nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, đã mở rộng ra Đà Nẵng. Trong năm 2004,
NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở rộng thêm 3 Chi
nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh
doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài
Gòn. Trong năm 2005, được sự chấp thuận của ngân hàng Nhà nước VPBank
tiếp tục mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh
Cầu Giấy; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Quảng Ninh;
Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng
trong năm 2005, VPBank được chấp thuận nâng cấp một số phòng giao dịch
thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng Giao dịch Chương
Dương, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng
giao dịch Hai Bà Trưng. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho
mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và
Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh

Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi
nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn),
Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao
dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng
(trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần
Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006,
VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ
và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tất cả 37 điểm giao
dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại
các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh,
Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi
4
nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Đồng
Nai, Bình Dương, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao
dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch.
Hiện tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34
tỉnh, thành trên cả nước.
Tính đến nay trên toàn hệ thống VPB số lượng nhân viên đã lên đến
hơn 2.600 người, trong đó hầu hết là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học
và trên đại học (chiếm 87%). Chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh
của ngân hàng, điều này dã giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh
tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội
nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn không ngừng
nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần
nữa, VPBank khẳng định kiên trì theo đuổi chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn
đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ đứng đầu khu vực phía
Bắc và lọt vào nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả

nước.
II. Cơ cấu bộ máy tổ chức.
1. Bộ máy tổ chức.
1. Hội đồng Quản trị:
Hội đồng Quản trị được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2005,
ngày 31/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006 - 2009), gồm 6 thành viên:
Ông Phạm Hà Trung (Cử nhân
Kinh tế)
Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Lâm Hoàng Lộc (Cử nhân
Kinh tế, Cử nhân tâm lý)
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
5
Ông Nguyễn Quang A (Tiến sĩ
Khoa học)
Ủy viên
Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội
học, Kỹ sư Kinh tế)
Ủy viên
Ông Bùi Hải Quân (Cử nhân Kinh
tế)
Ủy viên
Ông Linus Goh (Cử nhân Nhân văn) Ủy viên
2. Ban Kiểm soát:
do Đại hội Cổ đông bầu, gồm 3 thành viên
Ông Vũ Hải Bằng (Cử nhân Luật) Trưởng ban
Bà Phan Thị Thu Hà (Cử nhân
Kinh tế)
Thành viên chuyên trách tại Hội sở
Ông Trần Đức Hạ (Cử nhân Kinh

tế)
Thành viên chuyên trách tại TP Hồ
Chí Minh
3. Hội đồng tín dụng: là tổ chức do HĐQT thành lập ra.
Tại khu vực phía Bắc gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn (Ủy viên HĐQT -
Tổng Giám đốc)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Bình (Phó
Tổng Giám đốc)
Phó Chủ tịch Hội đồng
Ông Nguyễn Quang A (Ủy viên
HĐQT)
Thành viên
Ông Trần Văn Hải (Phó Tổng Giám
đốc)
Thành viên
6
Ồng Đinh Như Tuynh (Phụ trách
phòng Thu hồi nợ)
Thành viên
Tại khu vực phía Nam gồm các thành viên sau:
Ông Lâm Hoàng Lộc (Phó Chủ tịch
HĐQT)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Đình Long (Giám đốc
Chi nhánh Sài Gòn)
Phó Chủ tịch
Ông Nguyễn Trí Dũng (Giám đốc
Chi nhánh Hồ Chí Minh)

Thành viên
Ngoài ra, HĐQT cũng thành lập các Ban Tín dụng tại tất cả các chi
nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét
phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín
dụng khác nhau.
4. Hội đồng Quản lý Tài sản nợ - tài sản có: gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội
học, Kỹ sư Kinh tế)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Bình (Cử nhân
Kinh tế Ngân hàng)
Phó Chủ tịch
Ông Trần Văn Hải (Cử nhân Kinh
tế Ngân hàng)
Thành viên
Ông Vũ Minh Quỳnh (Cử nhân
Kinh tế Ngân hàng)
Thành viên
Bà Hoàng Mai Thảo (Cử nhân Kinh
tế Ngân hàng)
Thành viên
5. Ban Điều hành:
Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội
học, Kỹ sư Kinh tế)
Tổng Giám đốc
7
Ông Trần Văn Hải (Cử nhân Kinh
tế ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thanh Bình (Cử nhân

Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Đình Long (Cử nhân
Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Vũ Minh Quỳnh (Cử nhân
Kinh tế Ngân hàng) Kế toán Trưởng
2.Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Chi nhánh.
1. Thực hiện huy động và quản lý nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài
hạn thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết
kiệm…đối với các pháp nhân, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng tiền
gửi VND và ngoại tệ theo quy định của NHNN và VPBank.
2. Thực hiện cho vay và quản lý các khoản vay ngắn hạn, trung và dài
hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn
cụ thể theo quy định của NHNN và của VPBank
3. Được phép vay hoặc cho vay các định chế tài chính trong nước khi
được Tổng Giám Đốc đồng ý.
4. Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế khi
được tổng giám đốc ủy nhiệm và chấp hành đúng quy định của NHNN và của
VPBank.
5.Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, thẻ thanh toán,
thẻ tín dụng, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh.
6. Thực hiện quản lý nghiệp vụ mua bán và chuyển khoản các chứng từ
có giá khi được sự đồng ý của Tổng Giám Đốc.
8
7. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh theo chế
độ của nhà nước, của NHNN và của VPBank.
8. Tổ chức thực hiện công tác thanh toán trong Chi nhánh, trong hệ
thống VPBank và với các Ngân hàng khác theo chế độ của NHNN và quy
định của VPBank.

9. Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ, chấp hành đúng chế độ quản lý tiền tệ,
kho quỹ của NHNN và của VPBank. Bảo quản các chứng từ có giá, giấy tờ
thế chấp, cầm cố…, bảo quản kho quỹ an toàn tuyệt đối. Thực hiện nghiệp vụ
thu chi tiền tệ ( Tiển mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ) một cách chính
xác. Thực hiện các dịch vụ kho quỹ.
10. Quản lý an toàn tài sản bao gồm trụ sở, nhà đất, xe cộ, thiết bị, dụng
cụ làm việc, phương tiện… của chi nhánh được Hội sở ủy nhiệm quản lý theo
đúng chế độ của NN và của VPBank.
11. Phát triển nguồn nhân lực, quản lý tốt nhân sự, đào tạo nhân viên,
nâng cao uy tín,chất lượng, phục vụ của VPBank.
12. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo đúng với quy
định của NHNN và của VPBank.
13. Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh:
- Kế hoạch cân đối đầu vào (nguồn vốn) và đầu ra (sử dụng vốn).
- Kế hoạch tài chính.
- Kế hoạch Thu nhập- Chi phí.
- Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới giao dịch.
- Kế hoạch tiếp thị và phát triển khách hàng.
14. Không ngừng nghiên cứu cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm
mới, dịch vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, vận dụng các kỹ thuật
9
tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, nâng cao chất lượng
sản phẩm, chất lượng điều hành và dịch vụ.
15. Đẩy mạnh công tác tiếp thị,marketing và phát triển khách hàng.
16. Thực hiện mọi chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng (như bảo mật
về tồn quỹ, số liệu, tiền gửi khách hàng, thanh toán ngân hàng, bảng tổng kết
tài sản…)
3. Bộ máy nghiệp vụ và nhiệm vụ của các phòng tại Chi Nhánh Đông Đô.
3.1 Phòng Giao dịch- Kho quỹ.
1. Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm, các dịch vụ

ngân hàng.
2. Hướng dẫn và giải đáp khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm,
dịch vụ của ngân hàng.
3. Giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm
ngân hàng, về tài khoản của khách hàng.
4. Thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng, cập nhật thay đổi, bổ
sung thông tin về khách hàng.
5. Thực hiện mốt số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi
tiền, rút tiền, chuyển tiền, phát hành séc, thanh toán séc, bảo chi séc…, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, giữ hộ, thu chi hộ.
6. Thực hiện các nghiệp vụ về tiết kiệm như gửi tiền, rút tiền, chi trả
vốn , lãi.
7. Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá
han,… trên tài khoản tiền vay.
8. Thực hiện thu, chi trên tài khoản ký quỹ , thanh toán thư tín dụng
v.v…
10
9. Thực hiện chi trả lệnh chuyển tiền, mua séc du lịch, thẻ tín dụng, thẻ
thanh toán…
10.Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho khách hàng theo đúng các quy
định về quản lý ngoại hối của NHNN và của VPBank. Đối với nghiệp vụ mua
và bán ngoại tệ mặt, Phòng Ngân quỹ và kho quỹ làm thủ tục và trình cấp có
thẩm quyền quyết định, Phòng Giao dịch thực hiện thu, chi tiền, chuyển tiền.
11. Tính toán thu lãi, trả tiền, thu phí dịch vụ theo đề nghị của các
Phòng có liên quan và đúng với quy định của VPBank.
12. Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có,
sao kê tài khoản… cho khách hàng theo đúng chế độ và thẩm quyền quy định.
13. Hoạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng.
14. Thực hiện nghiệp vụ thu chi, kiểm đếm tiền mặt theo đúng quy
định.

15. Tiếp thu, ghi nhận các đề nghị, góp ý, phàn nàn của khách hàng về
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hoặc về cung cách, thái độ phục vụ của nhân
viên ngân hàng.
16. Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền),
chỉ đạo các chi nhánh cấp dưới và Phòng Giao dịch trực thuộc thực hiện
nghiệp vụ kho quỹ.
3.2 Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân)
1. Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ khách hàng
cá nhân thống nhất trong toàn Chi nhánh;
2. Lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng cá nhân của toàn Chi nhánh;
3. Thực hiện nghiệp vụ phân tích món vay;
4. Thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân;
11

×