Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những hạn chế của thuốc điều trị thoái hóa khớp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.38 KB, 4 trang )



Những hạn chế của thuốc
điều trị thoái hóa khớp


Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính rất thường gặp và là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây đau, làm hạn chế hoặc mất khả năng vận động ở
người cao tuổi, làm giảm đáng kể chất lượng sống. Việc điều trị bệnh hiện
nay là gánh nặng rất tốn kém cho cá nhân người bệnh và toàn xã hội với chi
phí điều trị cao, hiệu quả chưa đạt được như mong muốn và có nhiều tai biến
nặng nề.
Những hạn chế khi dùng thuốc điều trị
Trong số các vị trí thoái hóa khớp thì thoái hóa khớp gối chiếm tỷ lệ cao. Các
biện pháp dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid chỉ làm
giảm triệu chứng viêm mà không loại trừ được nguyên nhân gây viêm, không
làm thay đổi tiến triển của quá trình bệnh lý. Ngoài ra, thuốc có tác động toàn
thân và có thể gây một số biến chứng - đặc biệt khi dùng kéo dài, trong đó có
biến chứng nặng có thể gây tử vong.

Tác dụng phụ nhẹ thường gặp là buồn nôn, đau thượng vị, ợ hơi ợ chua, đau
đầu, chóng mặt, ù tai, nổi ban… Các biến chứng nặng nề do dùng thuốc nhóm
này như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết, thủng đường tiêu hóa, hội
chứng Lyell, Steven Johnson, gây khởi phát hoặc làm nặng tình trạng hen phế
quản, làm nặng thêm vết nhiễm khuẩn… Nhóm thuốc này cũng có thể gây
độc tế bào, làm giảm bạch cầu, suy tủy và rối loạn đông máu. Đặc biệt thuốc
cũng có thể gây viêm thận kẽ cấp hoặc suy thận cấp, làm gia tăng các biến cố
tim mạch ở người có tiền sử bệnh lý ở tim mạch nếu sử dụng thuốc nhóm ức
chế chọn lọc COX 2.



Tiêm thuốc nội khớp.
Chính vì thuốc có nhiều tác dụng phụ như vậy nên chống chỉ định tuyệt đối
với người có bệnh lý chảy máu, tiền sử mẫn cảm với thuốc, viêm loét dạ dày
tá tràng đang tiến triển, suy gan vừa đến nặng, phụ nữ có thai, đang cho con
bú. Những người đang có bệnh nhiễm trùng, hen phế quản hoặc tiền sử viêm
loét dạ dày tá tràng cũng không được sử dụng loại thuốc này. Với bệnh nhân
buộc phải dùng thuốc thì phải có sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc trong
quá trình điều trị.
Nhóm thuốc corticoid tiêm tại khớp gối có tác dụng cải thiện triệu chứng
nhanh chóng. Đây là nhóm thuốc khi tiêm nội khớp có tác dụng chống viêm,
giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên, khi dùng thuốc kéo dài có thể gây tổn thương
thoái hóa sụn khớp hoặc gây biến chứng tại chỗ như phản ứng viêm khớp do
tinh thể thuốc.
Tiêm chất nhờn acid hyalorunic (HA) vào khớp có tác dụng tái tạo chức năng
bảo vệ, bôi trơn và chống xóc cho khớp nhưng theo nhiều nghiên cứu cho
thấy hiệu quả không ổn định lâu dài, không có chức năng bảo vệ, tái tạo sụn
khớp. Nhìn chung, các biện pháp nội khoa hiện nay điều trị thoái hóa khớp
gối chủ yếu nhằm hai mục đích: giảm đau và cải thiện chức năng vận động
khớp, tức là vẫn điều trị triệu chứng bệnh chứ chưa đạt tới đích cải thiện được
chất lượng sụn khớp hay làm ngừng quá trình thoái hóa.
Các biện pháp khác
Điều trị bằng các biện pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu: chiếu tia
hồng ngoại, chườm nóng, tắm suối khoáng, đắp bùn… thường đơn giản, dễ
làm, ít biến chứng song hiệu quả chưa cao.
Điều trị ngoại khoa bao gồm đục xương chỉnh trục, nội soi khớp can thiệp,
thay khớp gối nhân tạo một phần hay toàn phần chỉ được chỉ định trong
những trường hợp có biến đổi giải phẫu khớp hoặc ở giai đoạn muộn của
bệnh và thường gây tốn kém nhiều cho bệnh nhân.
Như vậy, việc nghiên cứu tìm ra một kỹ thuật điều trị mới, thực sự tác động
tới sự phục hồi sụn, độc lập hoặc phối hợp tốt với các phương pháp điều trị

hiện tại nhằm đem lại kết quả cao trong điều trị bệnh, hạn chế các biến chứng
và nhu cầu thay khớp nhân tạo là một việc làm cấp thiết. Có nhiều biện pháp
đang được nghiên cứu như liệu pháp tế bào gốc tự thân nguồn gốc trung mô
(tủy xương hoặc mô mỡ), liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân… đã
mở ra một hướng mới điều trị bảo tồn thoái hóa khớp với đích tác động tới
căn nguyên của bệnh là sụn khớp.

×