Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nền kinh doanh giáo dục như thế nào? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.68 KB, 6 trang )



Nền kinh doanh giáo dục
như thế nào?


Từ ngàn xưa khi nói đến giáo dục thì mọi người đều nghĩ ngay đến định nghĩa
đó là một lĩnh vực nho nhã thanh tao và thậm chí mang cả tính thánh thiện
nữa!

Nền kinh doanh giáo dục như thế nào?
Bản chất của giáo dục là nhân văn, nâng tầm giá trị con người cũng như cả
một quốc gia nhưng trong xu hướng phát triển của thời đại ngày nay, giáo dục
không chỉ đơn thuần mang đến những giá trị nhân văn mà còn mang lại lợi
nhuận như một loại hình kinh doanh trong xã hội và có thể nói lợi nhuận từ
kinh doanh giáo dục - cũng không thua kém gì so với - các ngành kinh doanh
mũi - nhọn khác nếu được đầu tư, phát triển đúng mức. Việc doanh nhân Việt
Nam quan tâm và đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực giáo dục ngày càng nhiều
lên cũng nằm trong sự phát triển của xu hướng kinh doanh giáo dục cũng là
điều tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới.

Vì sao kinh doanh giáo dục sẽ có lợi nhuận?

Có thể nói kinh doanh giáo dục được đánh giá là ngành kinh doanh có lợi
nhuận cao và nếu không nói là khá cao bởi những nguyên do cơ bản sau đây.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc kinh doanh giáo dục đã
được xây dựng từ rất lâu, và luôn giành được sự tôn trọng và tôn vinh của xã
hội.

Nếu xét về số lượng khách hàng thì giáo dục có khả năng thu hút một lượng


khách hàng rất lớn, đủ mọi lứa tuổi khác nhau vì một thực tế rõ ràng là nghĩa
vụ phải học cũng như khát vọng học để nâng cao kiến thức thì bất cứ công
dân trong xã hội nào cũng đều có cả. Mặt khác trong thời đại phát triển ngày
nay con người đang hướng tới một xã hội học tập suốt đời và “dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh” thì khi kinh doanh giáo dục có một lợi thế
ưu việt là không bao giờ sợ thiếu khách hàng. Có chuyên gia kinh tế đã từng
nhận định rằng khách hàng của ngành kinh doanh giáo dục nhiều không thua
gì khách hàng của các ngành kinh doanh hàng tiêu dùng xe hơi, viễn thông…
cũng có lẽ khá đúng. Có thể nói kinh doanh giáo dục so với nhiều ngành kinh
doanh khác có sự khác biệt lớn là giáo dục có sức thu hút và được khách hàng
quan tâm từ gốc vì sự phát triển từ gia đình hướng đến toàn xã hội. Bởi vì
giáo dục luôn được sự quan tâm của một quốc gia với những chính sách ưu
tiên phát triển giáo dục luôn được định hình và đầu tư cụ thể theo sự phát
triển của quốc gia đó. Ngoài ra, trong mỗi gia đình thì cha mẹ và người đi học
(nếu người đi học đã đi làm thì luôn mong muốn học thêm nữa để nâng cao
kiến thức để phát triển sự nghiệp) được đánh giá là những nhà đầu tư cho giáo
dục lớn nhất mà lại không có nhu cầu hoàn vốn, không nghĩ đến vụ lợi/ chịu
khó đầu tư nhiều và đầu tư bền bỉ, lâu dài vì mục tiêu duy nhất của họ là
mong muốn có một nền giáo dục tốt có chất lượng cao để làm hành trang đi
đến sự thành đạt trong cuộc đời mình cho thế hệ con cháu của mình thống
kê cơ bản cho thấy Việt Nam là nước đang phát triển cũng đầu tư cho giáo
dục chiếm trên 16% tổng ngân sách trong khi các nước phát triển trên thế giới
thì tỷ trọng đầu tư cho giáo dục thông thường chiếm khoảng 20% tổng ngân
sách của quốc gia đó. Điều này cho thấy vấn đế đầu tư cho giáo dục được hầu
hết các quốc gia trên thế giới chú trọng rất nhiều và ngày càng nâng mức đầu
tư này lên cao hơn để phù hợp với sự phát triển chung của thế giới.

Theo xu hướng phát triển của thời đại ngày nay thì giáo dục phải ngày càng
được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn giáo dục quốc ta mở rộng theo phương cách
lan tỏa khắp nơi trên thế giới nhằm định hình các chương trình giáo dục, thu

hút mọi người. Cho nên với các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài
ngày càng nhiều lên thì kinh doanh giáo dục cũng tự nhiên có điều kiện kinh
doanh thuận lợi mà không cần phải tìm một định hướng kinh doanh nhằm thu
hút khách hàng như nhiều ngành nghề kinh doanh khác.

Ở một góc độ nào đó thì kết quả của giáo dục khó được đánh giá chính xác
chỉ trong một thời gian ngắn nên khó có chuyện một “sản phẩm giáo dục”
(một chương trình học, một khóa học dài hay ngắn hạn) bị khách hàng đòi trả
lại cả! Cho nên các doanh nghiệp kinh doanh giáo dục có thể hoàn toàn yên
tâm vì chỉ lo đến đầu vào tuyển sinh là trách nhiệm chính còn đầu ra sau khi
học xong thì không còn phải có trách nhiệm nữa! Yếu tố này phần nào nêu
lên được vấn đề kinh doanh giáo dục sẽ dễ có lợi nhuận hơn, nếu không nói là
không hề thua kém so với nhiều ngành nghề kinh doanh khác trong xã hội.

Doanh nhân nên kinh doanh giáo dục như thế nào?

Nếu như dựa trên những nhận định sơ bộ này có thể nói rằng hiếm có ngành
kinh doanh nào có điều kiện thuận lợi hơn kinh doanh giáo dục vì như đã nói
ở trên là khách hàng không bao giờ thiếu, luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư
từ khách hàng cũng như khả năng thu hồi vốn khá nhanh thì doanh nhân
Việt Nam có nên đầu tư kinh doanh giáo dục hay không?

Khi doanh nhân Việt Nam đầu tư kinh doanh giáo dục thì có khả năng hoàn
vốn sẽ càng sớm và sẽ có lãi nhanh, lãi nhiều nếu được đầu tư bài bản, đúng
mức và có tầm chiến lược đầu tư cụ thể cũng như nhìn xa trông rộng vào từng
lĩnh vực đầu tư giáo dục mầm non, tiểu học, trung học, đại học hay các
chương trình đào tạo kỹ năng nghề sau đại học hoặc là tư vấn du học…
Ngoài ra, khi kinh doanh giáo dục thì doanh nhân cũng nên xác định việc kinh
doanh này phải dựa vào giá trị nhân văn của bản chất vốn có của giáo dục là
chính mà không nên đặt giá trị lợi nhuận mặc dù đã là kinh doanh thì phải có

lợi nhuận.

Mục đích luôn hướng tới của doanh nhân khi kinh doanh giáo dục là để giáo
dục luôn phát triển đúng mục đích, góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội cho đất nước và đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình
được thành công. Chính vì vậy, doanh nhân đầu tư vào kinh doanh phải hiểu
đúng, quản lý và làm đúng với mục đích này vì một trong những nguyên tắc
cơ bản của những nhà kinh doanh giáo dục là kinh doanh giáo dục để phát
triển, đế sống tốt hơn, nhưng không phải để làm giàu. Bằng chứng là trong
danh sách các nhà tỷ phú trên thế giới không có người nào thuộc lĩnh vực
kinh doanh giáo dục cả. Tuy nhiên không phải những người kinh doanh giáo
dục thiếu tài năng hay khả năng kinh doanh trong ngành giáo dục nhưng
ngược lại thì họ rất có tài nữa, bởi vì mục đích kinh doanh của họ không phải
là để làm giàu cho nên họ không thể trở thành tỷ phú trong lĩnh vực giáo dục
mà họ đang kinh doanh vậy thôi.

Doanh nhân kinh doanh giáo dục phải là những người kinh doanh có trình độ,
có lương tâm và nhận thức sâu sắc cũng như có sự cống hiến bằng cả tấm
lòng cho sự nghiệp phát triển của ngành giáo dục nói riêng và cho đất nước
nói chung.

×