Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng...''''. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.99 KB, 4 trang )




Biết mình, biết ta trăm
trận trăm thắng '


Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trên chiến trường, trước sự tấn công của kẻ
địch mạnh, các nhà quân sự thường thực hiện tác chiến theo phương châm
phòng ngự “án binh bất động” chờ tình hình địch xấu đi”. Trong kinh doanh
cũng vậy, đợi đối thủ kiệt sức, mới tăng tốc phản công chắc chắn sẽ giành
được phần thắng.

Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng '
Theo các chuyên gia chỉ khi nào né tránh được mũi nhọn và sự sắc bén của
địch mới có thể bảo toàn được tính mạng. Hoặc chỉ có dựa vào cố thủ sau hào
lũy mới có thể cũng cố sức lực đợi thời cơ tiêu diệt địch.

Tương tự đối với những người làm kinh tế, khi phải đối mặt trước những đòn
tấn công mạnh mẽ của đối thủ tốt nhất các nhà doanh nghiệp nên học cách im
lặng và ngồi quan sát sự việc theo hướng: "Lấy kẻ nghỉ ngơi đánh người mệt
mỏi", đến lúc xem chừng thế lực của đối phương đã cùng kiệt, mới ra tay
phản kích, chiếm lĩnh thị trường.

Các chuyên gia cho rằng, trên thương trường, các nhà doanh nghiệp nên tránh
trực tiếp đụng đầu với đối thủ cạnh tranh, mà tập trung dưỡng sức, quan sát sự
biến đổi của thị trường. Đến khi đối thủ tỏ ra mệt mỏi, sĩ khí giảm sút, ta mới
chuyển thế thủ sang thế công, lúc đó mới mong đạt được mục đích.

Tuy nhiên, không ít người cho rằng bài học cổ xưa dường như không mấy
thích hợp với cuộc cạnh tranh trong thị trường biến hóa khôn lường ngày nay.


Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, phải biết đứng lên vai người khổng lồ
mới mong giành thắng lợi. Chẳng hạn, Công ty vi tính CANDA của Mỹ lúc
đầu nhỏ bé chỉ với 8 kỹ sư, qua mấy năm cố gắng, đã chen chân được vào
hàng ngũ các tập đoàn lớn. Không những thế, họ dám đọ sức với Công ty
IBM trên thị trường nước Mỹ. Điều này đủ thấy, ông chủ của CANDA có trí
tuệ phi thường đến mức nào.

Sở dĩ Công ty IBM của Mỹ đã không trụ vững trên thị trường là vì họ đã bỏ ra
những khoản tiền lớn để hướng dẫn khách hàng làm thế nào sử dụng và sửa
chữa những sản phẩm kỹ thuật cao. Kết quả là chi phí cho tiêu hao gấp bảy
lần chi phí chế tạo sản phẩm, có cảm giác như khó gánh chịu nổi.

Công ty CANDA thì không bỏ tiền ra chi cho giáo dục và phục vụ như thế mà
chỉ tập trung trực tiếp chế tạo sản phẩm hoàn toàn giống như sản phẩm của
IBM. Vô tình, IBM đã đi làm tuyên truyền quảng cáo và dịch vụ hậu mãi
không công cho những sản phẩm đó và nghiễm nhiên CANDA tận dụng cơ
hộ để bán sản phẩm của mình với giá rẻ hơn IBM 40%.

Không chỉ dừng lại ở đó, CANDA quyết tâm tìm ra điểm yếu của chính mình
để tập trung sức lực vào việc nâng cao chất lượng, giảm giá thành và những
chi phí khác nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh. Điều này đã giúp CANDA
chen vào lấn chiếm thị trường một số sản phẩm của Công ty IBM. Kết quả là
CANDA đã nhận được đơn đặt hàng từ Ủy ban Năng lượng nguyên tử của
Mỹ sản xuất loại máy vi tính lớn nhất thế giới, từ đó đã có tiếng vang trong
ngành sản xuất vi tính của Mỹ cũng như toàn thế giới.

Theo các chuyên gia, trong thương trường, nếu nhà doanh nghiệp có lòng
kiên nhẫn, bền bỉ thì họ sẽ nhanh chóng chiếm được thời cơ. Và trong đàm
phán, nhà doanh nghiệp nào muốn áp dụng sách lược “án binh bất động” thì
phải thực hiện được bốn “không”: không nhàm chán khi nghe đối phương nói,

không để lộ thái độ khi dò la điều cốt rễ của đối phương, không tiết lộ điều gì
khi bàn đối sách giành thắng lợi, không câu nệ bất cứ điều gì để đón đợi thời
cơ.

×