Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tại sao kinh doanh thất bại? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.15 KB, 4 trang )



Tại sao kinh doanh thất
bại?


Kinh doanh thất bại có nhiều lý do. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là
vấn đề chu kỳ luân chuyển tiền mặt.

Tại sao kinh doanh thất bại?
Một công việc kinh doanh mới đổ vỡ bởi vì nhà kinh doanh đã đánh giá quá
cao kế hoạch doanh thu và lại thấp hơn chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Nhà kinh doanh thất bại vì chuẩn bị tồi và lại có quá nhiều lạc quan về doanh
thu.

Một công việc kinh doanh cần nhiều thời gian để xây dựng. Nếu thương gia
ước đoán 6 tháng phát triển bình thường và hoạt động kinh doanh cần 2 năm
phát triển đều đều, ông chủ kinh doanh cần tìm nguồn tiền mặt làm bệ đỡ
trong vòng 8 tháng khác nữa. Nếu ông chủ kinh doanh đó không tìm được
nguồn tiền đủ để hỗ trợ việc làm ăn thì sau đó tất yếu công ty sẽ đổ bể. Kinh
doanh thất bại vì vấn đề luân chuyển của dòng tiền. Việc kinh doanh được
vận hành bởi tiền mặt.

Một hoạt động kinh doanh thất bại là do không có doanh thu. Kinh doanh thất
bại còn bởi vì có doanh thu nhưng khách hàng không trả tiền cho dịch vụ.
Mọi ông chủ kinh doanh phải nghiên cứu và học tập theo con đường vất vả
này. Doanh thu không tạo ra tiền cho công ty. Một hoạt động kinh doanh tạo
ra tiền chỉ khi tất cả khách hàng trả đúng hạn và trả đủ. Khi một khách hàng
tuyên bố phá sản, công ty cung ứng có thể không nhận được một đồng xu nào.

Một công ty phá sản khi ông chủ của họ đưa ra những quyết định sai. Một ông


chủ sẽ không biết tất cả về kinh doanh. Nếu ông ta biết về bán hàng, ông ta có
thể thiếu hiểu biết về một số khía cạnh hoặc các vấn đề về tài chính. Ông ta
cần đi tìm hỗ trợ tốt nhất từ dịch vụ tài chính.

Khi ông chủ công ty ký vào văn bản hợp pháp mà không có sự giúp đỡ của
luật sư, ông ta đang đặt công việc kinh doanh trên một con thuyền đầy sóng
gió. Một mệnh đề nhỏ ở trang xxx dù rất mỏng nhưng có thể giết chết công
việc làm ăn của ông ta. Nhà kinh doanh nên tìm sự giúp đỡ của chuyên gia về
pháp luật, chuyên gia về kế toán và những nhà băng nếu ông ta muốn việc
kinh doanh thuận lợi và thịnh vượng.

Một vài công ty thất bại còn vì mở rộng quá mức. Một công ty có thể chỉ
mang theo rất nhiều nợ nần. Một món nợ gia tăng nữa và những vòng xoáy
trong điều hành sẽ khiến công ty đổ vỡ. Nhiều chuỗi cửa hàng bán lẻ thất bại
trong tình huống này. Mở cửa một đại lý sau đó có thể thu hút chú ý của báo
chí nhưng điều này làm nhà băng lo lắng. Ngân hàng không thích một công ty
mới có quá nhiều nợ nần và làm đảo lộn cán cân thu chi.

Mở rộng không phải là luôn luôn tốt. Khi một ông chủ mở rộng kinh doanh
quá nhanh, anh ta sẽ bị mâu thuẫn trong những nguồn lực kinh doanh với khả
năng tài chính có hạn. Mọi nhân công sẽ cảm thấy căng thẳng và cảm thấy họ
không thể đương đầu thêm nữa. Khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ
không tốt. Nhà kinh doanh phải giải thích về các sản phẩm lỗi và làm yên
lòng khách hàng. Mọi người đều không hài lòng. Một lần nữa công ty phải
ôm đồm quá nhiều việc và thất bại trong hoàn thành kế hoạch kinh doanh,
công ty có nguy cơ phá sản.

Như vậy việc kinh doanh thất bại nói chung đều liên quan tới sự luân chuyển
hay xoay vòng dòng vốn. Nếu bạn có một nguồn tài chính dồi dào, sử dụng có
kế hoạch, hiệu quả thì sẽ đương đầu được với những khó khăn bất ngờ ập đến.


×