Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mua bán sáp nhập ngân hàng: Chuẩn bị cho những cú nhảy pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.57 KB, 6 trang )

Mua bán sáp nhập ngân hàng: Chuẩn bị cho
những cú nhảy
Một số NHTM ở Việt Nam đã chuẩn bị những cú nhảy trong
tăng trưởng cả về chất và lượng thông qua việc thực hiện các
giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) để nhanh chóng đạt được
vị thế dẫn đầu thị trường.

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn của báo chí dịp đầu năm, thống đốc
Nguyễn Văn Bình đã nói nếu tiến hành sáp nhập, hợp nhất hay xử
lý 5 – 8 ngân hàng thì các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam
giảm xuống 5 – 8 ngân hàng, nhưng con số này có thể nhiều hơn vì
cũng có thể có TCTD có tình hình tài chính lành mạnh nhưng
muốn có quy mô to hơn, tăng khả năng cạnh tranh thì họ tự nguyện
hợp nhất với nhau, nên hệ thống TCTD có thể giảm nhiều hơn nữa.

Đã có tiền lệ

Trong số các NHTM cổ phần, có lẽ NHTM cổ phần Á Châu
(ACB) là ngân hàng có mục tiêu chiến lược sớm và công khai nhất
về M&A. Trong bản cáo bạch năm 2010, ACB













khẳng định một số các động cơ chính của ACB
để có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao là: hoạt động hợp
nhất sáp nhập (M&A) bằng việc mua lại hoặc hợp nhất với định
chế tài chính khác đã có sẵn thị phần, mạng lưới, cơ sở khách
hàng; thành lập các liên minh chiến lược trên cơ sở sở hữu vốn
thông qua hoạt động ngân hàng đầu tư của ACB
và ACBS.

ACB cũng tuyên bố mục tiêu sẽ xây dựng liên minh với các đối tác
chiến lược khác là các định chế tài chính – phi tài chính có hệ
thống mạng lưới rộng, cơ sở hạ tầng tốt (nhất là công nghệ thông
tin), cơ sở khách hàng Việc mua cổ phần ở các NHTM cổ phần
khác đã được ACB
tiến hành nhiều năm nay. Hiện ACB
là cổ đông của một loạt các NHTM cổ phần như Việt Á, Đại Á,
Kiên Long, Eximbank, Việt Nam Thương Tín, Gia Định.



Không tuyên bố chính thức, nhưng các NHTM nhà nước hoặc

NHTM cổ phần do Nhà nước chiếm cổ phần chi phối cũng đang
được giao nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động hợp nhất, sáp nhập
của các NHTM cổ phần yếu kém. BIDV được giao làm nhiệm vụ
làm đối tác chiến lược toàn diện hỗ trợ (về năng lực tài chính, quản
trị điều hành, quy mô mở rộng mạng lưới) đối với ba NHTM cổ
phần vừa hợp nhất ngày 6.12.2011 vừa qua. Như vậy, ít nhiều các
NHTM nhà nước cũng sẽ phải tham gia M&A.


Con đường nhiều gai góc

Vụ việc xoay quanh tỷ lệ sở hữu cổ phần giữa NHTMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và những người có liên quan
trong NHTMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) thời gian qua
theo nhiều chuyên gia là một sự kiện khá lý thú để quan sát những
bước khởi đầu M&A trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam. Mặc
dù đến nay chưa ai dám khẳng định đây có phải là M&A hay
không.

Theo bản cáo bạch của NHTMCP Sài Gòn Thương tín
(Sacombank), danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên vốn cổ
phần của Sacombank tại thời điểm 30.11.2009 mới có tên hai cổ
đông: 1/Australia and New Zealand Banking Group Limited
(ANZ), nắm 9,93%;2/ Dragon Financial Holdings chiếm 8,66%,
nhưng theo danh sách cổ đông đến 22.10.2010, Sacombank không
nêu tên cụ thể các cổ đông mà chỉ thống kê: pháp nhân trong nước
chiếm 10,25%, cổ đông nước ngoài chiếm 28,39%, thể nhân trong
nước và nước ngoài chiếm lần lượt 60,29% và 1,07%.

Vì vậy, Sacombank hiện tại chưa phải ở thế chủ động, nhưng các
tuyên bố khá ồn ào, gay gắt của Eximbank cũng chưa thật thể hiện
tính chuyên nghiệp. Đến nay Sacombank đã tuyên bố hoãn thời
gian chốt danh sách cổ đông. Giả sử đến thời gian chốt danh sách
cổ đông, Eximbank chưa đủ điều kiện đề cử người vào HĐQT của
Sacombank cũng như yêu cầu triệu tập ĐHCĐ thì cũng là một hiện
tượng “nói trước bước không qua”.

Thời gian tới có lẽ nhiều ngân hàng phải lường trước được thách
thức của việc M&A đối với hoạt động của mình. Không nghi ngờ

gì nữa, năm năm tới là thời gian M&A ngân hàng sẽ được đẩy
mạnh ở Việt Nam. Lộ trình tái cơ cấu hệ thống mà ngân hàng Nhà
nước đề ra là đến năm 2015, Việt Nam phải có một đến hai NHTM
ngang tầm ngân hàng khu vực. Để đạt quy mô này có lẽ M&A là
một trong những cách thức. Nếu biết M&A là một tất yếu thì các
NHTM cũng nên có ý thức như ACB
là phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng này
và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho
phép.

×