Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xử lý nhanh bệnh thường gặp ở màn hình LCD doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.67 KB, 4 trang )

Xử lý nhanh bệnh thường gặp ở màn
hình LCD
Nó vốn là một trong số các thiết bị giao tiếp chủ chốt nhất giữa
người sử dụng và máy tính. Chắc hẳn, nhiều lúc, bạn rơi vào tình
trạng “khóc dở, mếu dở” vì màn hình bỗng dưng gặp trục trặc.
Dưới đây là một số vấn đề thường gặp với màn hình LCD và cách
khắc phục nhanh.
Chỉ hiển thị dòng chữ “No Signal”
Với dòng chữ này, màn hình máy tính muốn “thông báo” tới bạn là
nó không nhân được tín hiệu để hiển thị. Có nhiều nguyên nhân
dẫn tới tình trạng này.
Thứ nhất là có thể phần cứng của chiếc máy tính của bạn đang gặp
vấn đề. Với tình huống này, bạn cần kiểm tra xem phần cáp nối từ
đầu giắc cắm trên card màn hình đến đầu cắm màn hình đã được
gắn và siết chặt hay chưa? Vì nếu lỏng, màn hình sẽ không nhận
được tín hiệu.
Bạn cũng nên kiểm tra lại card màn hình rời có bị lỏng khỏi khe
cắm hay không? Nếu là card màn hình on board thì rất có thể lỗi
do phần bo mạch chủ. Bạn đừng quên kiểm tra bo mạch chủ sau
khi đã thực hiện các bước kiểm tra khác trước đó.
Cũng có thể dòng chữ No Signal thể hiện chiếc máy tính của bạn
đang bị lỗi phần mềm. Độ phân giải trong hệ điều hành đang được
đặt quá cao khiến màn hình của máy tính không nhận ra được tín
hiệu. Bạn xử lý tình trạng này bằng cách dùng một màn hình khác
gắn tạm vào, đổi chế độ phân giải thấp đi, ở mức 800x600.
Sau đó, gắn màn hình LCD trở lại, dần nâng độ phân giải lên mức
phù hợp với kích cỡ của màn hình. Tất cả màn hình tinh thể lỏng
đều có độ phân giải gốc được cài đặt trong bảng “ma trận chủ
động” TFT ví dụ như 1680x1050.
Để có thể xem được các văn bản và hình ảnh rõ ràng mà không bị
kéo giãn, nén hình ảnh thì tốt hơn hết là bạn đừng sử dụng các độ


phân giải khác nhau mà hãy dùng độ phân giải mà Window
Display Properties cài đặt trong Control Panel, thường thì đó là độ
phân giải gốc.
Ngoài ra, cũng có cách xử lý tình huống này đó là bật máy tính,
nhận được dòng chữ No Signal trên màn hình thì hãy thử rút điện
nguồn của màn hình, chờ một lát rồi cắm nguồn xem màn hình có
hoạt động hay không?
Màn hình xuất hiện xọc ngang
Thật khó chịu khi bỗng nhiên trên màn hình LCD đang “nét căng”
của bạn lại xuất hiện các đường xọc ngang ở dưới. Đây có thể là do
dây tín hiệu chưa được gắn chặt vào cổng kết nối trên màn hình
hay chưa?
Nếu kiểm tra rồi mà hiện tượng xọc ngang vẫn còn thì nguyên
nhân có thể là bo mạch bị hở vùng xử lý tín hiệu. Với tình huống
này, tốt nhất bạn nên “ôm” màn hình đi bảo hành.
Bám nhiều bụi bẩn, lau thế nào cho sạch?
Hiện nay trên thị trường có loại nước chuyên dùng để lau máy tính,
đi kèm với nó là giẻ lau chuyên dụng luôn. Tuy nhiên, nếu không
quá cầu kỳ như vậy, bạn có thể dùng áo quần cũ, mềm, không còn
cúc để lau màn hình, tránh tình trạng màn hình bị xước.
Khi lau màn hình, nhớ phải tắt nguồn màn hình, lau thật nhẹ để hết
bụi nhỏ. Lau mạnh quá cũng khiến màn hình của bạn bị xước. Khi
lau bằng dung dịch, nên lấy một cái khăn mềm, khô khác lau lại.
Nhớ không nên khởi động và sử dụng lại màn hình khi nó vẫn
chưa khô hẳn.
Mẹo nhỏ "bắt bệnh"
Để sử dụng màn hình LCD được bền, tránh tình trạng có vấn đề rồi
mới lo sửa, bạn nên kiểm tra tình trạng “sức khỏe” của nó một
cách thường xuyên. Với những người không thực sự am hiểu về
máy móc, nên nhờ tới các công cụ kiểm tra, chẳng hạn như phần

mềm.
IsMyLcdOK là một phần mềm miễn phí có thể giúp bạn phát hiện
ra các lỗi thông thường trên màn hình LCD như vậy. Bạn không
cần cài đặt phần mềm này, chỉ cần vào địa chỉ


×