Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG SÁNG TÁC MỚI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.13 KB, 6 trang )

MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH V
ỚI NHỮNG SÁNG
TÁC MỚI
Sau hai tháng đưa hội viên
đi tham gia trại sáng tác
được tổ chức tại các địa
phương Bình Châu (Vũng
Tàu), Lâm Đồng, U Minh
Thượng (Kiên Giang), Bạc
Liêu, Đồng Tháp Mười
(Long An), Hội An (Quảng
Nam). Sáng ngày 20/8/2008
Hội Mỹ thuật TP/HCM đã
khai mạc “Triển lãm Báo
cáo các trại sáng tác & Đề tài Mậu Thân “ .
Triển lãm trưng bày 243 tác phẩm (trong đó có 208 tranh và 24 tượng)
của 175 tác giả là thành quả lao động nghệ thuật của giới nghệ sĩ tạo
hình thành phố chào mừng Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm 40 năm cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

HỒ MINH QUÂN-hạnh phúc bình dị-
sơn dầu
Có thể thấy ngay một điều là đây thực sự là một phòng tranh rất phong
phú - cả về số lượng lẫn đề tài, bút pháp thể hiện. Một phòng tranh t
ươi
tắn trẻ trung. Người ta có thể nhìn thấy ở những tác phẩm đoạt giải cái
nhìn đầy yêu thương, tự hào về quê hương và con người mà tác giả đã
chọn lựa để gửi gắm tình cảm mình. Phố cổ Hội An của Lê Ngọc Linh
với một màu sậm phủ tràn không gian quạnh quẽ, những thân cây đơn
độc giơ các cành trụi lá khẳng khiu vươn lên trời cao, dãy nhà nhỏ im


lìm nép vào nhau say ngủ. Tất cả gợi cho người xem những hoài niệm
về một thành phố cổ với một chút u hoài và nhẹ nhàng trong cuộc sống
náo nhiệt hôm nay. Thanh bình của Trương Lộ cũng diễn tả sự êm ả
của thời gian và không gian bằng việc mô tả một nếp nhà sàn nép mình
dưới những đám đước um tùm được cất ở ven sông. Sự yên tĩnh bàng
bạc đổ dài theo những lối mòn ngoằn ngoèo đâm xuyên qua cánh đồng
mạ non vừa mới nhú và vương vấn trên cả những giễ lục bình trôi nổi
dưới sông cũng như trên các xuồng tam bản đang buộc neo hờ hững.
Trong khi Hồ Minh Quân trình bày về Hạnh phúc bình dị bằng hình
ảnh những lao động phụ nữ đang thu hoạch trái thanh long. Toàn tranh
tràn một màu xanh lá non, những phụ nữ mỗi người một động tác đang
cho trái vừa hái được vào những bao to để dưới đất, trong khi ở góc b
ên
trái tranh một phụ nữ trẻ khác trong phút giải lao giữa chừng đang ngồi
nghỉ vừa cầm miếng thanh long ăn vẻ mặt hài lòng lộ ra dưới vành nón
lá. Và Trần Châu với Đất lành ghi lại những vạt đất phản chiếu ánh
nắng mặt trời loang loáng suốt mặt toan.
Điêu khắc là mảng hùng hậu nhất trong triển lãm này bởi 20 trong tổng
số 24 tác phẩm điêu khắc đang trưng bày tại đây là thành quả của cuộc
thi sáng tác tượng điêu khắc ngoài trời cho Thành phố Hội An với chủ
đề “Tôn vinh di sản văn hóa Hội An” mà Hội Mỹ thuật TP/Hồ Chí
Minh đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ
chức từ tháng 5/2008 đến nay. Toàn bộ 20 tác phẩm này chủ yếu là
sáng tác theo yêu cầu của Hội An và sẽ được chuyển ra bảo tàng Hội
An để trong tháng 9 Hội đồng Nghệ thuật phố cổ sẽ chấm trao giải
thưởng .
Trong vô vàn cách nhìn về Hội An, Nguyễn Hoài Huyền Vũ nhìn Hội
An theo nghĩ suy về một cuộc gặp gỡ đầy những trí tuệ và tâm linh.
Tác giả đã chọn điểm đặc trưng để thể hiện trong tác phẩm mình đó là
sự hội tụ. Hội tụ theo sự nghĩ suy của tác giả là sự phát triển trên một

trục ngang, trên đó nhiều nét đẹp của ba dân tộc cùng chung sống tại
Hội An (Việt - Hoa - Nhật) đã tồn tại: văn hóa, kiến trúc, con người
được thể hiện trên ba cây cột. Những yếu tố đặc sắc đã làm nên một
Hội An riêng biệt như những mái ngói âm dương cong vút rêu phong,
chùa Cầu, ngõ hẻm nhiều ngóc ngách, sông nước mênh mông, đảo với
quần thể chim yến chọn sinh sống an toàn và đặc biệt phần tạo hình
phía sau với hình tượng chú chim bồ câu tượng trưng cho sự thân thiện
của con người Hội An đang xòe cánh nâng đỡ cả khối dài để di sản văn
hóa Hội An bay lên hòa nhập cùng thời đại. Chòi của Ngô Liêm với
những bức vách và những ô cửa được cấu trúc từ những hình hình học
duyên dáng và ngộ nghĩnh. Tò he của Nguyễn Văn Lên với ngôi nhà
mái cong đặc trưng của Hội An và một hình ảnh cũng hết sức riêng của
phố cổ là người bán hàng đang ngồi nặn tò he bán cho khách qua
đường.
Theo sự đầu tư của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP/HCM về
đề tài Mậu Thân, trong tổng số 14 tác phẩm được chọn lại trưng bày tại
triển lãm thì 3 tác phẩm Mậu Thân 1968 của Lê Quang Luân, Bản
Sonate Mậu Thân của Phan Oánh, Con đường Mậu Thân của Lê Thanh
Trừ đã được Hội đồng biểu quyết tuyển chọn. Điều đáng băn khoăn là
ba tác phẩm ở đây chưa thật sự thuyết phục được người xem. Nói một
cách khác, tranh chưa trình bày được cái riêng về chủ đề Mậu Thân mà
vẫn là cái chung của toàn b
ộ cuộc chiến nhân dân Việt Nam chống xâm
lược. Ngoài ra tranh cũng chưa nêu được vấn đề gì mới, những hình
tượng nhân vật trong tranh cũng đã từng đọng lại trong lòng khán giả
và tác phẩm cũng chưa thật sự đại diện được cho người sáng tác.
Nhìn chung Triển lãm Báo cáo những tác phẩm tham dự trại sáng tác
của Hội Mỹ thuật TP/Hồ Chí Minh thật sự là một sân chơi cho cả hội
viên chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Và ở đây với sự khác nhau của
nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ, nhiều hoàn cảnh, nhiều nhận thức và tư

duy người sáng tác có cơ hội bộc lộ chính mình và trong một nhu cầu
nào đó cũng tự làm mới mình. Dù sao người yêu thích nghệ thuật tạo
hình cũng có một cơ hội để được nhìn ngắm vô số những kỹ thuật kỹ
xảo từ các trường phái Phương Tây hậu hiện đại đã từng tồn tại (từ
chấm đốm đến lặp lại hình ảnh Mona Lisa, rồi chuyển sang trừu tượng
hữu hình, vô hình hay tạo hình ảnh những con người to lớn, lực lưỡng
đang căng mắt, vung tay gào thét hoặc hào phóng với các mảng màu d

dội được đắp nổi suốt mặt tranh). Và để thấy một thế hệ trẻ được đào
tạo chính quy từ trên ghế nhà trường, đang cố đi tìm cái mới trên cơ sở
những yếu tố căn bản mà mình đã được trang bị.
Nhận xét về phòng tranh triển lãm báo cáo lần này. Họa sĩ Uyên Huy -
Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP/Hồ Chí Minh cho biết:
“ Đặc điểm nổi bật của cuộc triển lãm báo cáo lần này được thể hiện
qua hai điểm như sau :
Thứ nhất: Số lượng tác phẩm nhiều, chất lượng tương đối đồng đều, đề
tài chủ đề đa dạng, gắn với thực tế cuộc sống; ngôn ngữ thể hiện phong
phú, tạo nên không khí sáng tạo tốt, sinh động cho không gian trưng
bày.
Điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm và sức sáng tạo của các anh
chị hội viên từ người cao tuổi cho đến các nghệ sĩ trẻ đều rất tốt, đáng
khâm phục
Thứ hai: Ngoài các hội viên của Hội Mỹ thuật Thành phố tham gia thì
còn có trên 30 tác giả trẻ chưa phải là hội viên nhiệt tình tham dự cuộc
triển lãm này. Các tác phẩm của lực lượng này cũng cho thấy sự sáng
tạo và tiềm năng rất tốt.
Tuy nhiên năm nay có các loại hình ít có tác phẩm tham gia là: tranh
lụa, đồ họa, các tác phẩm về gốm “
Nguyễn Kim Loan


×