Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

8 bước xây dựng một giáo án hiệu quả pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.28 KB, 4 trang )

8 bước xây dựng một giáo án hiệu quả
Xây dựng giáo án là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của
bài giảng. Những bài giảng có khi là một giáo án chuẩn bị chu đáo, cũng
có khi là những ý tưởng bất ngờ nảy đến. Không cứng nhắc như nhiều
giờ học khác, trong giờ học tiếng Anh bạn có thể tổ chức nhiều hoạt động
như đóng kịch, chơi trò chơi, học tiếng Anh qua bài hát. Nhưng điều
quan trọng nhất là gì? Là mục tiêu giảng dạy? Vậy thì một giáo án như
thế nào là hiệu quả? Và một giáo án cần những đặc điểm tiên quyết gì để
có thể đạt được mục tiêu giảng dạy?
Dưới đây, Global Education xin đưa ra 8 bước để xây dựng một giáo án hiệu
quả để giúp anh/ chị có thể hướng tới mục tiêu cao nhất của mỗi người giáo
viên. Đó là đánh giá chính xác quá trình học tập của học sinh. Kể cả khi
không cần thiết phải thiết kế giáo án trên giấy thì 8 bước đó cũng sẽ luôn
nhắc nhở anh/ chị nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc giảng dạy hàng
ngày.
1) Mục tiêu
Trong mỗi một giờ lên lớp, anh/ chị hãy đề ra mục tiêu mà cả lớp phải hoàn
thành (ví dụ: học hết về câu đảo ngữ hay ôn lại một cấu trúc câu nào đó). Và
dù anh/ chị có tiến hành hoạt động nào hay tổ chức trò chơi gì cho giờ học
thêm sôi nối thì vẫn phải hướng đến mục tiêu của bài giảng.

2) Dẫn dắt
Trước khi đi sâu vào nội dung của bài, nên có một vài lời dẫn dắt bằng cách
liên hệ giữa các kiến thức cũ và mới hoặc tạo ra một lý giải hợp lý cho việc
thực hiện mục tiêu bài giảng ngày hôm đó.

3) Hướng dẫn trực tiếp
Khi thiết kế giáo án, anh/ chị hãy đưa ra một cách cụ thể và chi tiết để làm
sao truyền tải được các khái niệm của bài học hôm ấy với các học viên. Có
rất nhiều cách khác nhau, và anh/ chị có thể thay đổi theo từng đề tài.


4) Luyện tập theo hướng dẫn
Chuẩn bị các bài luyện tập các kiến thức mới vừa học để củng cố kiến thức
cho học viên đồng thời áp dụng các kỹ năng mà anh/ chị vừa truyền đạt
thông qua các chỉ dẫn trực tiếp. Và tất nhiên là anh/ chị luôn phải có một sự
theo dõi sát sao quá trình làm việc của học viên trong lớp mình.

5) Kết thúc
Kết thúc bài học cũng là khởi đầu cho những kiến thức tiếp theo. Vậy sẽ rất
hữu ích nếu anh/ chị có thể đặt ra những câu hỏi đầy tính gợi mở để khuyến
khích sự tự nghiên cứu thêm của học viên cũng như sự chuẩn bị của họ cho
bài học tiếp theo.

6) Tự luyện
Khi hoàn thành các bài tập về nhà hoặc các bài luận cá nhân, các học viên có
thể thể hiện mức độ tiếp thu những kiến thức đã học. Thông qua việc trả bài,
anh/ chị sẽ xác định được rằng mình đã thực hiện được mục tiêu giảng dạy
hay chưa.
7) Tài liệu và thiết bị cần thiết
Hãy chuẩn bị những nguồn tài liệu cần thiết giúp anh/ chị giảng bài hiệu
quả. Và nếu có thể,anh/ chị nên giới thiệu cho học viên tài liệu tham khảo
cho từng mục kiến thức khác nhau để họ tự tìm tòi.

8) Đánh giá
Bài học chỉ có thể coi là đã được hoàn thành khi bạn thành công trong việc
đánh giá quá trình học của học viên trong từng buổi. Phần đánh giá này là
một trong những phần quan trọng nhất, là tiền đề để anh/ chị đặt ra những
mục tiêu mới trong giờ học tiếp theo.
Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo án sẽ luôn là một cuốn cẩm nang tin
cậy mỗi khi anh/ chị đứng trước lớp. Như vậy, một giáo án phải có một mục
đích rõ ràng, lôi cuốn được sự tham gia tích cực của học viên, có thể áp dụng

với nhiều phương pháp học khác nhau và đưa học viên đến những chân trời
kiến thức mới. Với việc áp dụng 8 bước trên, Global Education hy vọng anh/
chị sẽ thành công trong việc xây dựng một giáo án thực sự hiệu quả. Chúc
các anh/ chị giáo viên thực hiện tốt vai trò người chủ lớp học của mình!

×