Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hoạt động “blindfold” trong giảng dạy doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.2 KB, 3 trang )

Hoạt động “blindfold” trong giảng dạy
1. Một nguyên tắc quan trọng nhất của các hoạt động “blindfold” là sự
thiếu hụt về thông tin đòi hỏi các bạn trong lớp phải cung cấp thông tin cho
nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ mà giáo viên hướng tới. Do đó, đây là
hoạt động mang lại hiệu quả giao tiếp cao, nâng kỹ năng nghe, nói, từ vựng
và điều quan trọng là tạo ra sự chủ động của học viên trong việc
học. “Blindfold” có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học viên nhưng đặc
biệt có ích đối với các lớp nhỏ tuổi khi mà sự hào hứng, trí tưởng tượng và
sự say mê chính là bí quyết để tạo sự thành công cho buổi học.

2. Dưới đây là một số hoạt động mà bạn có thể áp dụng:

a, Có bao giờ bạn cảm thấy khó khăn để cho các em học sinh nhớ được về
ngôn ngữ chỉ đường?
Quả thật không dễ chút nào đặc biệt đối với các em nhỏ. Vậy thì chính là lúc
hoạt động này có thể trợ giúp đắc lực cho bạn. Đầu tiên, chọn một học sinh
khá trong lớp, người sẽ bị “bịt mắt”. Bạn này được cử ra ngoài lớp trong khi
đó các bạn khác lần lượt tráo đổi vị trí các đồ đạc trong phòng. Và nhiệm vụ
của người “bịt mắt” là vượt qua cả một rừng chướng ngại vật để tìm đến
mục tiêu. Mục tiêu có thể là một phần thưởng đặc biệt từ một bạn khác giới,
kẹo, hay một vật giá trị (đã bị tước đi từ trước) hoặc bất kỳ cái gì. Nhưng
bạn ấy đã có những sự trợ giúp rất quý báu từ những lời chỉ đường của các
bạn cùng lớp. Và một lần nữa, ai là người chỉ đường thông minh nhất cũng
sẽ là người đồng chiến thắng.

b, Một hoạt động khác được gọi là _ trò chơi dành cho 3 nhân vật - Nghệ Sỹ,
Người Mẫu và Đất Sét.
Ngay khi học sinh đầu tiên (Đất Sét) bị bịt mắt lại, học sinh thứ hai (Người
Mẫu) sẽ tạo một tư thế đứng. Nhiệm vụ còn lại cũng không kém phần quan
trọng thuộc về bạn Nghệ Sỹ. Bạn này phải sử dụng các từ mới đã cho trước
để mô tả tư thế của Người Mẫu cho sinh viên bị bịt mắt một cách chính xác


nhất. Và trò chơi hoàn thành chỉ khi với sự chỉ dẫn đúng đắn của Nghệ Sỹ,
Đất Sét tạo ra được tư thế giống y hệt với tư thế của Người Mẫu. Đây là cơ
hội tuyệt vời để các học sinh tham gia cũng như cả lớp luyện cách sử dụng
mệnh lệnh thức. Chẳng hạn: "Put you right leg out a bit more!" (chân phải
dạng ra một chút nữa) hoặc "Bend your knee slightly!" (khuỵu gối xuống
một chút). Bên cạnh đó, các học sinh cũng ghi nhớ được một lượng vốn từ
không nhỏ để chỉ cơ thể người.
c, Trò chơi bịt mắt cũng có thể áp dụng cho nhiều người bằng hình thức hỏi
và trả lời các câu đơn giản để ôn lại các từ mới và cấu trúc câu đã học. Một
nhóm học sinh sau khi bị bịt mắt cùng được giao một nhiệm vụ phải hoàn
thành. Mục đích của hoạt động là chúng phải tìm cách kiểm tra tính xác thực
của thông tin bằng cách đặt ra những câu hỏi cho người khác. Ví dụ, một
nhóm gồm có 10 người đều bị bịt mắt lại và được yêu cầu sắp xếp theo thứ
tự từ thấp đến cao. Để làm được điều này, chỉ một hoạt động sắp xếp đơn
giản đã trở nên sôi nổi hơn rất nhiều khi mà những học sinh này đâm sầm
vào nhau chỉ để tìm câu trả lời cho cùng một câu hỏi “How tall are you?"
(Bạn cao bao nhiêu?)

d, Các hoạt động khác mà bạn có thể áp dụng cũng không kém phần thú vị
là: một cuộc thi tài nếm vị để đoán thức ăn, từ những khúc gỗ để tạo ra cấu
trúc câu hợp lý, hoặc sắp xếp các miếng đồ vật theo một mẫu cho trước. Đó
chỉ là một phần nhỏ trong những cách mà bạn có thể áp dụng hoạt
động “blindfold”.
Cũng giống như bất kỳ hoạt động nào được tổ chức trong lớp học, sự thành
công của“blindfold” phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và tài sáng chế linh
hoạt của chính giáo viên. Do đó, nếu bạn thực sự tự tin, hãy thử sức với
những hoạt động này và sẽ thấy quả thật những tiết học không bao giờ nhàm
chán


×