Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CUỘC GẶP GỠ CUỐI CÙNG VỚI TUỔI THANH XUÂN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.24 KB, 6 trang )

CUỘC GẶP GỠ CUỐI CÙNG
VỚI TUỔI THANH XUÂN
Năm 1954, trong một thời gian ngắn
ngủi, cô gái có cái tên Sylvert David đã
nhập vào chuỗi những người phụ nữ đi
qua cuộc đời Picasso. Cô đã làm m
ẫu vẽ
cho ông mấy tháng và bây giờ hình ảnh
trẻ trung của cô được liên hệ với “thời
kỳ mi- ni” trong sáng tác của Picasso m
à
trong bảng danh mục các tác phẩm hết
sức phong phú của ông chỉ được dành
đôi ba dòng chú giải vắn tắt, mặc dầu
thời kỳ này đã soi sáng một nét lý thú
trung tính cách Picasso với tư cách là
một họa sĩ và một con người.
Mùa xuân năm 1954, Sylvert tròn 19
tuổi. Cô vừa tốt nghiệp trư
ờng trung học
và có một khoảng thời gian rỗi rãi đ
ể tận
hưởng sự tự do. Mẹ cô làm nghề đồ gốm và sống ở Va lan, một trung
tâm sản xuất gốm. Đó là một thị trấn nhỏ mà tất cả mọi người ở đó đều
quen biết nhau, và người nổi tiếng nhất là danh họa Picasso.

từ bức chân dung của Sylvert
Picasso đã ký họa lại và
chyển sang phong cách lập
thể
Năm nay Sylvert đã 60 tuổi. Bà sống ở Devorn và lấy tên là Lydia


Coorbet. Bà mang cái tên mới này khi kết hôn. Bà cũng đã trở thành
một nữ họa sĩ. Hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng bà vẫn nhớ như in buổi
gặp gỡ đầu tiên với Picasso.
Mọi chuyện bắt đầu như sau. Một người bạn của Picasso là Tobi
chuyên làm những chiếc ghế từ những mảnh kim loại và giây thép (cái
mốt của những năm 50) và một trong những chiếc ghế đó đã thu hút sự
chú ý của nhà danh họa. Sylvert và Tobi mang chiếc ghế độc đáo vào
nhà Picasso, họ được mời ngồi lại một lát để uống chút rượu và nói đôi
ba câu chuyện. Sau đó, vào một ngày tháng ba đẹp nắng, khi Sylvert
trong lúc giải lao đang ngồi nhâm nhi ly cà phê với mấy cô bạn gái thì
ở dãy phố bên kia, bức chân dung của cô bỗng xuất hiện ở phía trên
hàng rào bao quanh xưởng họa của Picasso.
Chúng tôi liền hiểu rằng đó là lời mời và trong tâm trạng xúc động tột
độ, chúng tôi chạy như bay sang xưởng họa.
Một cô gái hỏi rằng liệu ông có vẽ cả chân dung của cô nữa không.
Picasso quắc đôi mất đen lánh từ chối thẳng thừng: “Tôi chỉ làm những
gì tôi muốn!”.
Điều đó đã làm cho Sylvert hết sức ngạc nhiên b
ởi lẽ cô gái nọ, theo lời
cô, “vừa đẹp, vừa tự tin lại vừa gợi tình, còn tôi thì rất rụt rè, e thẹn và
thấy mình chẳng là gì cả”.
Theo chỗ tôi còn nhớ thì tôi ngồi làm mẫu cho ông lừ tháng ba đến
tháng sáu bà kể - Picasso làm việc còn tôi ngồi như bị thôi miên và
nhìn trân trân ra cửa sổ. Ông vẽ một cách yên lặng, liên tục hút thứ
thuốc lá “Gitan”, và trên sàn nhà dần dần chất cao như núi cả một đống
vỏ bao thuốc màu xanh thẫm.
Sylvert thường đến xưởng họa cùng với người bạn trai của cô, nhưng
Picasso không bao giờ bắt đầu làm việc khi người ấy chưa đi khỏi.
Một hôm ông bảo tôi: “Em có biết không, tôi có thể trả tiền em, vì
những buổi làm mẫu như thế này”. Nhưng tôi luôn luôn trả lời rằng tôi

không phải là người mẫu chuyên nghiệp, bởi vì tôi phát hoảng khi nghĩ
rằng tôi phải ngồi khỏa thân cho ông vẽ và tôi hiểu rằng tôi không thể
làm việc đó được.
Ông rất thích mình giống như đứa trẻ con, ông ưa chơi đùa nghịch
ngợm. Nói chung suốt đời ông cố gắng làm một người giống đứa trẻ
con trong nghệ thuật của mình. Một cách tự phát, như tôi cảm thấy như
vậy. Có thể chính vì thế mà ông thích tôi. Bởi lẽ về thực chất tôi vẫn
còn là một đứa trẻ, và ông có thể vẫn là ông mà không c
ần chuyển quan
hệ của chúng tôi thành quan hệ yêu đương với tất cả những vấn đề phát
sinh từ đó. Tôi rất hồn nhiên, e thẹn và chất phác. Tôi nhớ là chúng tôi
ngồi trong chiếc xe hơi cổ lỗ của ông - chiếc “Ispano- Suiza” dường
như đậu trong nhà kho. Tôi nói chuyện huyên thuyên về nghề gốm và
các thứ khác. Picasso nói giọng lơ lớ Tây Ban Nha, và những gì ông
nói với tôi, không phải bao giờ tôi cũng hiểu hết.
Nhưng cái gì ở Sylvert đã có sức hấp dẫn đối với Picasso. Quả thực,
nàng là một cô gái rất đẹp. Hơn nữa, cô thuộc tuýp ngườ
i mà ông thích.
Trong những họa phẩm của ông thuộc thời kỳ “màu hồng” xa xưa vào
đầu những năm 1900, chúng ta nhìn thấy những đường nét rõ ràng của
khuôn mặt, cái “đuôi ngựa”. Ông thư
ờng nói: “Tôi rất thích mái tóc của
Sylvert, rất thích nó buông xõa xuống như thế nào. Tôi thích đôi vai
của cô ấy và cái cổ cao ba ngấn. Với một ý nghĩa nhất định, cô chính là
sự thể hiện sinh động nàng thơ của Picasso.
Trong chuyện này, có một cái gì nhiều hơn chăng? Tháng 9 năm 1953
Fransoir Ginaud đã rời bỏ Picasso và bằng hành động đó nàng đã giáng
một cú đòn chí tử vào lão họa sĩ rất đỗi kiêu hãnh. Mùa hè, ông cưới
Jacqueline Rock, một cô gái bán hàng ở cửa hiệu đồ gốm. Jacqueline
đã thành thiên thần của ông ở thời kỳ cuối- “Thời kỳ Jacqueline”.

Chính vào giai đoạn này Sylvert đã bước vào nghệ thuật của ông.
Liệu ông có ý định biến cô gái trẻ măng này thành nhân tình của mình
không ? Fransoir Ginaud cho rằng mục đích của Picasso là khơi gợi ở
nàng cảm giác ghen tuông.
Còn Sylvert thì không tìm thấy ở Picasso một cái gì chứng tỏ những
phẩm chất của “một con mãnh thú tình dục” tàn bạo như một số người
chép tiểu sự giới thiệu về ông.
“Ông chưa một lần định ôm tôi hoặc làm một hành động gì đó đại loại
như thế. Ông bao giờ cũng đôn hậu, ân cần chu đáo, dễ thương và ngộ
nghĩnh. Chúng tôi đã cười rất nhiều, ông là một người tiếp chuyện lý
thú, không bao giờ đi đến chỗ suồng sã, dung tục, không tán tỉnh, ve
vãn Tôi cảm nhận được rất rõ điều này bởi vì hồi trẻ tôi đã m
ấy lần bị
những người đàn ông đứng tuổi “tấn công”.
Chắc là ông rất đau khổ về chuyện Fransoir đã bỏ ông mà đi, có thể và
chính tôi đã giúp ông quên đi những nổi bất hạnh. Tôi không thấy có
cái cảm giác là ông cần tôi với tư cách làm một người đàn bà: Sự trẻ
trung của tôi đã cổ vũ ông- một ông già và cô người mẫu trẻ Tôi coi
ông như người cha tốt bụng. Picasso bao giờ nom cũng chỉnh tề, khỏe
mạnh, rám nắng và ông có đôi mắt đen tuyệt đẹp. Lúc chia tay với tôi,
Picasso bắt tôi phải chọn cho mình một bức tranh nào đó bởi vì tôi đã
từ chối nhận tiền công ngồi làm mẫu. Và có lẽ cố nhiên tôi đã ch
ọn một
bức tranh đẹp nhất. Đó mà bức tranh mà trong đó tôi thấy giống mình
hơn cả. Và một bức ký họa. Tôi cắp bức tranh và cứ thế diễu qua khắp
thị trấn. Tôi xúc động thật sự vì có được một bức chân dung như vậy.
Khi từ biệt, tôi nói: “Xin cám ơn ông vì những bức tranh”, còn ông thì
đáp:” Tôi cảm ơn em vì em đã giúp tôi trong thời kỳ khó khăn này của
đời tôi”.
Sylvert tiếp tục gặp gỡ với Picasso trọng thị trấn và trong các cuộc đấu

bò tót là những nơi ông xuất hiện cùng với Jacqueline và Coocto. Ông
thường mỉm cười với nàng và vẫy tay chào.
- Vào dịp lễ Giáng Sinh, Jacqueline đã đến thăm tôi và tặng tôi một
món quà của Picasso. Đó là tập ký họa mang tên Tấn trò đời. Ngoài bìa
là tấm hình trông nghiêng của tôi, còn ở bên trong có nhiều bức ký họa
về đề tài Ông già và cô người mẫu. “Như vậy là ông vẫn tiếp tục nghĩ
về tôi”- Sylvert tâm sự.
Lê Sơn
Theo “Trud.7”

×