Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TÁC PHẨM MỸ THUẬT ĐƯỢC GIẢI NĂM 2006 CỦA BÁO INERNATRONAL ARTIST MAGAZINÉS VÀ BÁO ARTISTS SEARLE ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.59 KB, 9 trang )

TÁC PHẨM MỸ THUẬT ĐƯỢC GIẢI NĂM
2006 CỦA BÁO INERNATRONAL ARTIST
MAGAZINÉS VÀ BÁO ARTISTS SEARLE
Gắn nhãn hiệu mới cho cái gì đang được
làm cũng bằng thừa. Trong cảm thụ nghệ
thuật biết bao vật cũ đã trở thành mới trước
mắt bạn. Nói thế có nghĩa mọi nghệ thuật
đều là đương đại. Từ những bức vẽ hang
động cho đến các tranh vừa trưng bày ở
Chelsea, mọi thứ bạn đang thấy trước mắt
ngay lúc này, thế là mọi vật đều mới, d
ù cho
bạn đã thấy nó ngàn lần trước đây.
Mỗi năm hai báo International Artist
Magazine’s và báo Artist’s Searle xuất bản
ở Mỹ và phát hành kh
ắp thế giới đều tổ chức
những cuộc thi để chọn các tác phẩm đẹp
nhất trong năm.
Với báo International Artist thì mỗi năm có một chuyên đề.
Ví dụ : - Năm 2006 là : People & Figures (nhân vật)
Năm 2007 là : Flowers and gardens (hoa vườn)

gi
ải nhất loại tranh phong
cảnh của báo The Artists
Giải thưởng như sau :
- Giải nhất 2000 USD và Bằng khen
- Giải nhì 1500 USD và Bằng khen
- Giải ba 1000 USD và Bằng khen
Mười tác phẩm được vào chung kết được thưởng một năm báo và giấy


khen chính thức. Tất cả tác phẩm trúng giải được đăng lên báo.
Thủ tục tham gia dự giải có thể tóm tắt như sau : Tất cả các họa sĩ có
tác phẩm hội họa hay hình họa với hình thức hai chiều (Two
dimeinsional) chưa từng được trúng giải trước đây hoặc ở một cuộc thi
khác đều được tham dự. Ban tổ chức chấm dứt nhận đơn vào 17 tháng
giêng năm 2007. Tác giả gửi hình chiếu (slide) loại trong có cạnh 35
mm hay bản in đĩa tính (digital prints ) của tác phẩm gốc.
Mỗi tác giả có quyền gửi nhiều hơn một tác phẩm, ghi rõ tên tác giả t
ên
tác phẩm, chất liệu và kích thước. Lệ phí tham thi là 9 USD.
- Năm 2006 với chủ đề People &figures (nhân vật).
Tác giả được giải nhất là Tom Jensen người Mỹ với đề tài Lindsey
Bowen và những đứa con sơn dầu kích thước 182x91cm. Tom Jensen
phát biểu với phóng viên của báo là : Lindsey là một trong những
người mẫu tuyệt vời nhất mà tôi có được. Bà ta hiểu rất chắc chắn là
phải làm gì và như thế nào nhờ kinh nghiệm chụp hình trong nghề
nghiệp của mình. Con gái lớn của bà là Adia cũng thừa hưởng kinh
nghiệm của mẹ trước máy ảnh, những điều này đã giúp công việc của
tôi được thuận lợi. Trong quá trình hình thành tác phẩm tôi đã chụp rất
nhiều. Tôi đôi khi phải làm như vậy để có sự thống nhất trong chân
dung.
Tôi vẽ hình họa và làm việc với ảnh tham khảo tại họa thất.
Giải nhì thuộc Scott Burslick, người Mỹ đề tài Màu sắc ấn độ, kích
thước 91x126cm. Họa sĩ đã tuân thủ qui trình thông thường của sơn
dầu bằng những lớp màu loãng sau đó mới đặt màu lên màu đặc hơn.
Ông ta nói: "Tôi thỉnh thoảng lại thích cái gì đó có chút mong manh,
nhưng ngược lại cũng chuộng sự diễn tả rõ ràng, nhưng cũng rất nghệ
thuật, bởi thế một tác phẩm không thuần túy là một chân dung truyền
thống".
Giải ba về tay SUSAN LYON, người Mỹ đề tài: Rachacl sơn dầu, kích

thước 35 x 45 cm. Nhân vật tắm mình trong một không gian ấm cúng
và huyền ảo, màu sắc hòa hợp tinh tế. Da thịt toát lên s
ự mũm mĩm, nét
trong trắng của tuổi đang xuân. Màu sắc trong suốt ẩn hiện qua những
lớp màn mỏng loãng tạo nên sự phong phú. Giống như nhiều tranh của
phái ấn tượng, trong tranh không có chỗ dành cho màu đen và các
đường viền cũng biến đi. Phong cách không gian đã tạo nên nét đ
ẹp của
tranh, một quả chín ngọt ngào.
Ngoài ba giải chính thức mười tranh vào đến chung khảo cũng được
đăng trong báo cuối năm 2006.
Tờ the Artists magazine cũng đã tổ chức cuộc thi để chọn 15 giải chính
thức và 15 giải tặng thưởng trong số 9.700 hình chiếu (slides) được gửi
đến hội đồng. Tác phẩm dự giải được chia làm 5 loại.
1. Phong cảnh (3 giải chính thức + 3 giải tặng thưởng )
2. Chân dung và nhân vật (giải thưởng cũng phân phối như nhau)
3. Tranh thực nghiệp (Experimental)
4. Tĩnh vật
5. Động vật
Trong phạm vi bài này tôi xin giới thiệu các giải nhất của mỗi loại để
độc giả cũng như các vị trong Hội đồng Nghệ Thuật nước nhà tham
khảo.
Giải nhất phong cảnh thuộc về Antonio Masi. Đề tài N.Y Tramway II
(Tàu điện N.Y II) màu nước, kích thước 60x40cm. Bức tranh miêu tả
cầu QueenSborough ở New York. Để tạo ấn tượng rút ngắn trong phối
cảnh của chiếc cầu và tàu điện được nhìn từ hướng Queens và đảo
Roosexvelt, Masi cũng vẽ sơn dầu tuy nhiên màu nước là chất liệu
loãng và trơn có thể diễn tả các đề tài có sức tưởng tượng mạnh mẽ.
Với cách dùng màu xanh đen phong phú của kim loại pha với nâu đậm
nước biển, bức tranh tạo được sự rung động bằng cách sử dụng các

cường độ giá trị riêng những nét cọ đã tạo nên chất liệu một cách tài
tình.
Giải nhất nhân vật thuộc về Sharon Sprung.
Người trên ghế xếp chất liệu sơn dầu kích thước 36 x 47.
Góc cạnh của hai chiếc ghế tương phản với khối thân thể cuộn tròn của
con người. Nền tranh trơn láng không có gì nhấn mạnh. Các chiếc ghế
dường như trôi nổi trong không gian. Sharon phát biểu tôi không đặt
hình ảnh lên nền: "Tôi cũng không vẽ bóng ở bên dưới". Nhân vật ngồi
trên hai chiếc ghế đối xứng nhau từng điểm tạo nên sự cân bằng và
những chiếc ghế xếp không là một hình thức đơn giản mà lại miêu tả
một tâm trạng. Sharon phát biểu: "Tất cả những gì hiện ra khi tôi đang
vẽ đều từ cõi vô thức, tôi không có tham vọng thực hiện một dự án
hoặc một quá trình suy tưởng được đặt từ trước. Tuy nhiên tôi giải
quyết phần xương xẩu rất nhanh. Tôi đã được học về cơ thể học tôi
nghĩ rằng chính bộ xương là kiến trúc của thân thể. Nhân vật cũng là
người mẫu mà họa sĩ tâm đắc nhất.
Tôi thường vẽ cô ta bởi tôi rất rõ cử động của cô ta sẽ như thế nào. Lý
do tôi vẽ có người mẫu bởi chúng có thể nói lên và hiểu rằng ngôn từ
cụ thể những gì tôi cảm nhận ở một số thời điểm nào đó".
Tranh thể nghiệm. Giải nhất thuộc về Aaron Morgan Brown.
Đề tài Bảo tàng học 14. Sơn dầu kích thước 25 x 48. Brown giải thích
mọi thứ đều là chân dung tự họa, điều đó rất rõ bởi vì tôi đang
ở đâu đó
trong tác phẩm đang tự quan sát và quan sát kẻ khác. Cùng một lúc tôi
hướng về nội tâm lẫn ngoại cảnh. Tôi chịu ảnh hưởng từ một thứ,
nhưng tôi cũng đã tự huấn luyện cách nhìn hướng ngoại thật chính xác.

Brown diễn tả chính xác đến mức ông gọi là "Phép màu hiện thực"
ngôn từ được dùng cho phong cách văn học. Gabriel Garcia Marques
và Jorge Luis đã nói: "Đó không phải là hiện thực nhiếp ảnh. Đó là cực

thực
(hyperreal)".
Phép màu hiện thực thi vị và tinh tế hơn nhiều. Cụ thể ở đây, có những
con sơn dương trong tranh ở viện bảo tàng, lại vẫn còn một con đứng ở
bên ngoài: Điều này phản ảnh sự tìm tòi và cũng là hình chiếu của
chúng ta, và bản thể chúng ta. Tóm lại chúng ta có thể tìm thấy chúng
ta trong bảo tàng của tư tưởng.
Tranh tĩnh vật giải nhất thuộc về Grace Kim, người Triều Tiên. Đề tài:
Quả hồng - sơn dầu kích thước 8x16. Kim thường chiêm ngưỡng tác
phẩm của các danh họa như Fan Van Huy Sum (1682 -1749) và họa sĩ
người Mỹ như Martin Johnson Heade ( 1819- 1904).
Tác phẩm hoàn toàn từ sự sống. Họa sĩ cho rằng tĩnh vật trong hội họa
là một sự luyện tập nhanh chóng và cần cù. Trước đề tài bà muốn nắm
bắt thật nhanh nhưng cũng đủ kiên nhẫn đợi chờ hoa mộc lan được
trồng từ mùa xuân để nở đẹp vào dịp thu sang. “Để vẽ hoa và thú tôi
đợi mùa nào chúng phong phú nhất. Bởi thế tôi có thể chờ từ năm này
sang năm khác".
Kim bắt đầu bức tranh bằng lớp lót xám trung tính. Dùng màu
Turpentine loãng đặt những điểm sáng và vùng tối sau đó tìm sự cân
đối chúng. Cuối cùng là đi sâu vào chi tiết. Bức Quả hồng đã đư
ợc thực
hiện từng bước theo phương pháp ấy.
Tranh thú vật giải nhất thuộc về Tom Ycovella. Đề tài Chim xanh,
Acrylic kích thước 18 x 24 cảm xúc từ bức ảnh của Michael L.Smith
tháng 6 năm 1977.
Mười ba con chim xanh cùng sưởi ấm trong một đ
êm giá rét. Yacovella
muốn phát triển đề tài. Tôi gọi điện thoại đến nhiếp ảnh gia v
à trình bày
muốn sử dựng ý tưởng của bức tranh và được ông ta đáp ngay ông sẽ

rất khó thấy ngoài thiên nhiên một số chim xanh tập hợp như thế bởi
chúng rất đông nhưng tôi tập hợp 68 con, mỗi con tượng trưng một
năm tuổi của tôi. Con mắt tôi bị đau cho nên tôi chỉ vẽ được hai hoặc
ba con mỗi ngày. Chim xanh là biểu tượng của hạnh phúc và tình yêu
Yacovella phải bỏ ra ba tháng để hoàn thành tác phẩm.
Ông bắt đầu bằng bố cục hình trôn ốc, ông nói : "Tôi dùng hình cắt
màu xanh để làm định hướng cơ bản, một con trống và một con mái và
chúng lớn hơn hình thật đến hai lần. Vì vậy tôi cần vẽ đúng vị trí từng
cái lông".
Lâu nay chúng ta cũng đã từng tổ chức giải hàng năm, năm năm giải
khu vực, giải trung ương và nhiều giải khác. Giải nào cũng có tiêu
chuẩn, tiêu chế và điều lệ hẳn hoi. Thành tích cũng lớn mà tai tiếng
cũng không nhỏ. Có những cái mà Hội đồng Nghệ thuật cho là mới mẻ
là hiện đại, thì lại không còn là mới mẻ và hiện đại tại các xuất phát
điểm.
Ngược lại có những thứ được suy nghĩ ngược lại trên vài tờ báo Mỹ
thuật của những tháng cuối năm 2006 đầu năm 2007 lại nhận được
những giải lớn.
Người viết không có ý gì khác hơn là cung c
ấp kịp thời nguồn thông tin
may mắn có được một cách tương đối sớm sủa và cũng dễ chọn những
giải nhất mà thôi để chúng ta cùng xem và suy nghĩ.
Trong thời đại giao lưu thế giới làm các dân tộc gần nhau hơn, các trào
lưu nghệ thuật vừa có tính đa phương thì những bản sắc địa dân tộc
cũng có cơ hội viễn du trên khắp địa cầu. Nhiều quan điểm thẩm mỹ,
nhiều trường phái và nhiều thể nghiệm cùng phát triển song hành, hoặc
xuất hiện như một tia chớp lóe sáng trong khoảnh khắc để rồi lắng sâu
vào đêm đen vô tận.
Gắn nhãn hiệu mới cho cái gì đang được làm cũng bằng thừa. Trong
cảm thụ nghệ thuật biết bao vật cũ đã trở thành mới trước mắt bạn. Nói

thế có nghĩa mọi nghệ thuật đều là đương đại. Từ những bức vẽ hang
động cho đến các tranh vừa trưng bày
ở Chelsea, mọi thứ bạn đang thấy
trước mắt ngay lúc này, thế là mọi vật đều mới, dù cho bạn đã thấy nó
ngàn lần trước đây. Oscar Wilde đã viết: "Giây phút mà bạn tưởng
mình đã hiểu được hết một tác phẩm nghệ thuật, chính lúc đó là bạn
đang chết" Ferry Salt đã viết trong bài “Mọi nghệ thuật đều là nghệ
thuật đương đại” đăng ở báo Modern painters số tháng 11 năm 2006.
Đặng Ngọc Trân

×