Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu "ĐỌC" HIỂU TÁC PHẨM MỸ THUẬT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.17 KB, 7 trang )






"ĐỌC" HIỂU TÁC PHẨM MỸ THUẬT



Cuối thời tiền sử con người chưa biết chữ nhưng đã biết sử dụng hình ảnh để
truyền đạt cho nhau những thông điệp khác nhau. Hình ảnh có thể được khắc, vẽ
trên những thành vách hang động, nặn bằng đất sét hoặc khắc trên xương. Ngày
nay một số hình ảnh cổ xưa vẫn còn tồn tại, dù trải qua bao nhiêu thời gian chúng
vẫn cho ta biết và cảm nhận được những suy nghĩ, tình cảm của con người trong
các giai đoạn lịch sử sản sinh ra chúng.
Nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, chúng ta thấy rõ: nghệ sĩ- tác giả của các tác
phẩm chính là “người truyền thông” (communicator) chuyển tải vô số thông điệp
trong xã hội họ đã, đang và sẽ sống. Thông qua các hình ảnh: từ các đường nét đơn
giản đến các hình dáng phức tạp, từ hình tĩnh đến hình động, nghệ sĩ truyền đạt tới
người xem nhiều nội dung khác nhau, mô tả được biết bao thứ cần thiết. Ngôn ngữ
bằng hình ảnh như: tranh, tượng, phim, ảnh là trực quan, phong phú và mạnh mẽ.
Cũng như những ngôn ngữ khác, cần phải học nó, nếu không, các hình ảnh sẽ trở
nên câm lặng và sự truyền đạt thông tin sẽ không tự thiết lập. Điều này giống như
một người không biết chữ giở xem một cuốn tiểu thuyết.
Những dạng truyền đạt thông tin bằng hình ảnh thường gồm các thành phần sau:
1. Người phát thông điệp: chủ nhân của thông tin.
2. Thông điệp: nội dung của sự truyền thông.
3. Mật mã: hệ thống tín hiệu được sử dụng để truyền đạt thông tin, nó phải được
biết đến và chỉ ra thông điệp.
4. Phương tiện: vật liệu, phương thức, kỹ thuật để biểu đạt thông điệp
5. Người cảm thụ: người được nhận thông điệp.


6. Bối cảnh: thời gian và môi trường sinh ra sự truyền đạt thông tin.
7. Chức năng: các yếu tố trong hình ảnh, tác phẩm đã phát ra được những thông
điệp gì? Tác dụng của thông điệp.
Một ví dụ về truyền đạt thông tin thị giác
Chúng ta thử phân tích sự truyền đạt thông tin thị giác tác phẩm nghệ thuật nổi
tiếng “Bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-xu với tông đồ” do Lê - ô - na đờ Vanh - xi
(Leonardo da Vinci) vẽ. Tác phẩm nằm ở Milăng, trong tu viện Santa Maria delle
Grazie. Đây là tác phẩm chứa nhiều yếu tố phức tạp, tốn công phu để xây dựng.
Bằng ngôn ngữ hiện đại, chúng ta sẽ nói tác phẩm này hợp thành “một bài khóa”
mang tính thị giác mà người quan sát (hoặc người thưởng thức) có thể “đọc” ở
những trình độ khác nhau. Người phát thông tin là Lê- ô- na đờ Vanh- xi- một nghệ
sĩ lớn và cũng là nhà bác học thiên tài sống cách đây hơn 500 năm. Thông điệp của
tác phẩm là bức tranh tường tả cảnh bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê- xu với những
tông đồ, trước khi ông bị đóng đinh vào cây thánh giá. Mật mã (code) là bức tranh
thời Phục Hưng ý. Trong tranh, các nhân vật được tả rõ phần nửa người phía trên,
mỗi chân dung đều rất sống động. Đặc biệt, luật phối cảnh được áp dụng một cách
độc đáo, đem lại chiều sâu cho không gian trong tranh. Đây là cách diễn đạt tiêu
biểu của hội họa Phục Hưng, khác với thời kỳ Trung Đại. Phương tiện là bức tranh
tường lớn ở nhà ăn của tu viện. Trên nền thạch cao, Lê- ô- na đã vẽ tác phẩm bằng
kỹ thuật “tranh tường” (còn gọi là “tranh nề” (penture à fresque). Ban đầu người
xem tranh chỉ là các tín đồ tôn giáo trong tu viện. Ngày nay khách du lịch khắp thế
giới đã được thưởng thức và hết lòng khâm phục tài năng của họa sĩ. Người ta nói
đây là tác phẩm nghệ thuật đích thực dành cho loài người. Bối cảnh ra đời tác
phẩm trong thời kỳ Chúa đế vương ở ý, thuộc thời Phục Hưng (thế kỷ XV và
XVI). Lúc đó, những lãnh chúa giàu có đua nhau sử dụng các họa sĩ khéo léo để vẽ
tranh phục vụ tôn giáo. Họ đã hùn vốn đặt tác phẩm của nhiều nghệ sĩ. Chức năng
của tác phẩm là giáo dục tôn giáo. Trước khi ăn, ở phòng ăn của tu viện, những tín
đồ tôn giáo tĩnh tâm và cầu nguyện trước bức tranh này. Hình ảnh trong tranh gợi
lại nhiều lần lời dạy chủ yếu của đạo Cơ Đốc: sự dạy dỗ của Thánh thể
(Eucharistie), sự phản bội của Giu- đa và tưởng niệm sự hy sinh của chúa Giê - xu.

Để tự “đọc” hiểu một tác phẩm Mỹ thuật
Khi người ta đứng trước một tác phẩm nghệ thuật, trước tiên cần phải nắm được
những thông tin và lập thành một tờ khai (Fiche). Theo thói quen, những thông tin
này tập hợp nội dung liên quan tới các điểm sau: Tác giả (tên, họ, nơi sinh, thời
gian sinh và mất), tên tác phẩm, năm sáng tác, kích thước, kỹ thuật sử dụng, quyền
sở hữu thuộc ai?. Tùy theo những kỹ thuật và những chất liệu, tác phẩm có nêu lên
những mật mã tức là hình thức biểu hiện khác nhau, ví dụ: tranh, tượng, kiến trúc
hay nghệ thuật ứng dụng Mỗi mật mã có các tín hiệu cụ thể và chính xác hơn cho
từng hệ mật mã. Ví dụ: tranh sơn dầu, tranh bột màu, tượng đá cẩm thạch, tượng
gỗ, .v.v
Từ các thông tin trên, chúng ta bắt đầu “đọc” mô tả và “đọc” hiểu tác phẩm.
a. “Đọc” mô tả: “đọc” một cách khái quát về chủ đề tác phẩm dựa vào tên tác
phẩm, có nghĩa là nhìn trực quan tả nhanh những gì thấy trên tác phẩm.
b. “Đọc” hiểu: cũng như “đọc” kỹ về tác phẩm. Việc “đọc” này phức tạp hơn, cần
tập trung để cố gắng hiểu đầy đủ những thông điệp và chức năng của tác phẩm mà
tác giả muốn truyền đạt. Hiểu biết quan trọng không thể thiếu, đó là bối cảnh lịch
sử, tôn giáo, văn hóa sinh ra tác phẩm. Chủ yếu “đọc” cơ cấu biểu cảm, có nghĩa là
ngôn ngữ của những hình thức mà tác giả đã thể hiện như: màu sắc, đường nét,
không gian hoặc những dáng hình trong tranh, tượng hay những công trình kiến
trúc, cũng có khi là giá trị mỹ học của tác phẩm. Muốn hiểu biết một tác phẩm cần
phải biết ý nghĩa những biểu tượng. Thực tế tác giả có thể sử dụng một số hình ảnh
tượng trưng để mô tả hoặc biểu lộ các ý tưởng. Thoạt đầu người xem có thể nhìn
thấy những hình biểu tượng trong một tác phẩm. Sự giải mã những biểu tượng sẽ
mang tới cho chúng ta sự hiểu biết phong phú hơn và rõ ràng hơn về tác phẩm.
“Để đọc hiểu một tác phẩm văn học đã là khó, nhưng để “đọc” hiểu một tác phẩm
mỹ thuật còn khó hơn”, đây là ý kiến của nhiều người xem muốn hiểu một cách
đầy đủ giá trị nghệ thuật của các tác phẩm mỹ thuật truyền thống hoặc khám phá
sâu những tác phẩm mỹ thuật đương đại. Băn khoăn này cũng có lý vì quan niệm
thẩm mỹ đẹp- xấu ít nhiều cũng thay đổi theo thời gian. Chính vì thế mà có họa sĩ
khi thì thích tìm cái đẹp trong trường phái ấn Tượng, lúc lại thích theo trường phái

Dã Thú hoặc có họa sĩ quyết định từ bỏ một trường phái đã từng gắn bó để tự lập
ra một trường phái riêng; có công trình kiến trúc đã cho là hoàn hảo, song lại phá
đi xây lại hoặc mở rộng thêm v.v Để có thể hiểu và đánh giá đúng về tác phẩm
Mỹ thuật, phương pháp tìm hiểu sự truyền đạt thông tin thị giác kết hợp với “đọc”
mô tả và “đọc” hiểu tác phẩm sẽ mang đến kiến thức nhất định cho người thích
thưởng thức. Đừng quên đề cập đến năng lực của người nghệ sĩ đã khám phá, tìm
tòi và thành công trong nghề nghiệp, đặc biệt là giá trị mỹ học của sản phẩm nghệ
thuật mà người nghệ sĩ đã sáng tạo cho đời.

×