Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÁC HỌA SĨ ĐÀ NẴNG VỚI TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.87 KB, 4 trang )

CÁC HỌA SĨ ĐÀ NẴNG VỚI
TRIỂN LÃM MỸ THUẬT
TOÀN QUỐC
Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc vừa khép lại trong sự hân hoan của hoạ
sĩ trên mọi miền đất nước vì được tham dự một triển lãm có quy mô
nhất từ trước tới nay. Các hoạ sĩ, nhà điêu khắc có tranh, tượng được
trưng bày đều rất đỗi vui và tự hào dù nhiều người không đoạt giải.
Bởi, mỗi sự đóng góp là mỗi niềm vui. Triển lãm MTTQ lần này được
tuyển chọn rất khắt khe vì có 9 tỉnh không chọn được 1 tác phẩm nào
và có tới 10 tỉnh chỉ được chọn 1 tác phẩm duy nhất. Với 13 tác giả và
15 tác phẩm được chọn (trong đó có 2 tác giả Nguyễn Tường Vinh và
Trần Hữu Hóa được chọn 2 tác phẩm và có tác phẩm đoạt huy chương
đồng, thì các hoạ sĩ Đà Nẵng có quyền vui. 13 hoạ sĩ, nhà điêu khắc ấy
là: Hà Dư Anh, Lê Công Dũng, Vũ Dương, Nguyễn Trọng Dũng, Thân
Trọng Dũng, Hoàng Đặng, Phạm Hồng, Trần Hữu Hoá, Duy Ninh,
Nguyễn Quang, Đinh Duy Quyền, Phùng Tấn Phương, Nguyễn Tường
Vinh.
Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc vừa khép lại trong sự hân hoan của hoạ
sĩ trên mọi miền đất nước vì được tham dự một triển lãm có quy mô
nhất từ trước tới nay. Các hoạ sĩ, nhà điêu khắc có tranh, tượng được
trưng bày đều rất đỗi vui và tự hào dù nhiều người không đoạt giải.
Bởi, mỗi sự đóng góp là mỗi niềm vui. Triển lãm MTTQ lần này được
tuyển chọn rất khắt khe vì có 9 tỉnh không chọn được 1 tác phẩm nào
và có tới 10 tỉnh chỉ được chọn 1 tác phẩm duy nhất. Với 13 tác giả v
à
15 tác phẩm được chọn (trong đó có 2 tác giả Nguyễn Tường Vinh và
Trần Hữu Hóa được chọn 2 tác phẩm và có tác phẩm đoạt huy chương
đồng, thì các hoạ sĩ Đà Nẵng có quyền vui. 13 hoạ sĩ, nhà điêu khắc ấy
là: Hà Dư Anh, Lê Công Dũng, Vũ Dương, Nguyễn Trọng Dũng, Thân
Trọng Dũng, Hoàng Đặng, Phạm Hồng, Trần Hữu Hoá, Duy Ninh,
Nguyễn Quang, Đinh Duy Quyền, Phùng Tấn Phương, Nguyễn Tường


Vinh.
Vùng đất Đà Nẵng nổi tiếng xưa nay với những bờ biển đẹp thơ
mộng, những dãy núi hùng vĩ và một truyền thống chạm khắc đá lâu
đời. Đà Nẵng cũng là nơi tổ chức thành công nhiều trại sáng tác điêu
khắc trong nước và quốc tế. chính vì thế các hoạ sĩ, nhà điêu khắc Đà
Nẵng những rất nhanh nhạy với thời cuộc khi những tác phẩm của họ
trưng bày trong TLMTTQ 2010 đều theo lối vẽ hiện đại. Đề tài họ đề
cập tới đều mang tính thời sự dân tộc như Sáng mãi ngàn năm c
ủa Thân
Trọng Dũng, Di sản của Nguyễn Trọng Dũng, Bản sắc nam Miền
Trung và Tây Nguyên của Nguyễn Tường Vinh hay bám theo hơi thở
của cuộc sống hiện đại như Lối thoát của Nguyễn Đinh Duy Quyền,
Ngư thuyền và biển của Vũ Dương, Nhịp điệu dân gian của Hoàng
Đặng, Chiều về trên sông của Hà Dư Anh đặc biệt hơn cả là tác ph
ẩm
đoạt huy chương đ
ồng Lời của rừng của Duy Ninh. Với lối vẽ biểu hiện
trừu tượng, kỹ thuật in điêu luyện và ngôn ngữ biểu cảm mạnh bằng
những động thái dứt khoát, mạnh tác giả Duy Ninh đã góp phần đưa
ra
lời cảnh báo, SOS về nguy cơ ô nhiễm của rừng với an sinh cộng đồng.
Hội hoạ đã có giải cao còn điêu khắc thì chưa. Nhưng sự thú vị hơn cả
lại nằm ở mảng điêu khắc với 5 tác giả góp mặt. Từ rất lâu có một điều
mặc nhiên được mọi người thừa nhận là điêu khắc luôn kém về lượng
hơn so với hội hoạ trong tất cả các triển lãm, nhưng chưa bao giờ có ai
dám đánh giá là ngôn ngữ điêu khắc kém về chất so với hội hoạ. Khả
năng cô đọng, chắt lọc hình ảnh đến mức tối giản nhưng lại đưa người
xem đến được không gian 4 chiều trọn vẹn luôn là ưu thế lớn của ngôn
ngữ điêu khắc. Các NĐK Đà Nẵng có lẽ hiểu rõ hơn hết lợi thế ấy. Với
Trầu cau của Lê Công Dũng, Khát vọng của Phùng Tấn Phương, T

ổ ấm
của Phạm Hồng và Trái tim của Trần Hữu Hoá, người xem có thể thấy
vẻ đẹp tinh giản đầy sức biểu cảm, gợi mở và liên tưởng. Đá của nước
non Đà Nẵng được chạm, khắc, biến hoá tài tình dưới bàn tay của các
NĐK bản xứ với những ngôn ngữ, hình tượng hết sức cô đọng, đẹp
khiến công chúng buộc phải ngắm nhìn và khen ngợi. NĐK Nguyễn
Quang với tác phẩm Gia đình – tuy sử dụng gỗ lại tìm cho mình m
ột đề
tài có cách thể hiện chi tiết hơn nhưng vẫn sử dụng các mảng phẳng,
đơn giản như với đá.
Chỉ vài nét sơ lược như vậy cũng có thể thấy ngay thế mạnh của các
hoạ sĩ Đà Nẵng chính là điêu khắc. Chỉ có 13 tác giả có tác phẩm trưng
bày thì đã có tới 5 nhà điêu khắc. Một con số quá ấn tượng so nếu tính
ở TLMTTQ có 836 tác phẩm thì cả điêu khắc và sắp đặt mới chiếm
148 tác phẩm và hội hoạ là 428 thì chứng tỏ với tỉ lệ 5/13 các nghệ sĩ
Đà Nẵng có quyền tự hào.
Thông qua cuộc triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần này, chúng ta có thể
khẳng định Đà Nẵng vẫn vững vàng là một trong những Trung tâm Mỹ
thuật của cả nước. Nếu có điều kiện đầu tư của các cấp chính quyền
nhiều hơn nữa, cộng với sự nỗ lực liên tục, không mệt mỏi của các
nghệ sĩ. Chúng ta hy vọng mỹ thuật Đà Nẵng sẽ bay cao, bay xa hơn
nữa.
Thiên Minh


×