Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG TRANH HỌA SĨ DƯƠNG ÁNH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.53 KB, 4 trang )

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ
NỮ VIỆT NAM TRONG
TRANH HỌA SĨ DƯƠNG ÁNH








Đến thăm gia đình họa sĩ Minh Phương - Dương ánh, lần đầu tiên tôi
được xem những tác phẩm hội họa hơn nửa thế kỷ qua về một chủ đề:
“Hình tượng Người phụ nữ Việt Nam trong tranh Dương ánh”. Chủ
nhân là những người trọng thực, khiêm nhường và kiệm lời như “cái
nền” để tạo nên nhiều bức tranh cổ động đẹp và được giải của Minh
Phương - Dương ánh. Cái gốc nghệ thuật hội họa của vợ chồng họa sĩ

DƯƠNG ÁNH-Giúp đỡ gia đình bộ đội - lụa,
1974
được đào tạo có hệ thống tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm cá nhân lần thứ hai của Dương ánh tháng 10/2009 tại Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam, công bố 100 tác phẩm, trong đó có 15 tranh cổ
động và 85 tác phẩm hội họa về đề tài Người Phụ nữ Việt Nam một
thời chiến tranh và một thời hoà bình. Triển lãm này cách triển lãm cá
nhân lần thứ nhất tại Lào Cai cũng hơn nửa thế kỷ.
Công tác tại Ty Thông tin - Tuyên truyền Văn nghệ tỉnh Lào Cai từ
năm 1947, Dương ánh đã sớm bộc lộ năng khiếu hội họa. Học chính
quy khoá Tô Ngọc Vân, rồi tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt
Nam niên khoá 1961 - 1966, Dương ánh về công tác tại Xư
ởng tranh cổ


động trung ương và là một họa sĩ tranh cổ động quen biết. ít người biết
đến ông còn là một họa sĩ vẽ nhiều tranh lụa, bột màu, thuốc nư
ớc, mực
nho Bất ngờ và thú vị thay, khi được xem một phần các tác phẩm hội
họa trong triển lãm cá nhân lần thứ hai của họa sĩ Dương ánh. Có được
những tác phẩm hay đẹp, không thể không nói tới vai trò của người vợ,
nữ họa sĩ Minh Phương người luôn chia sẻ và chăm lo cho ông trong
ông cuộc sống.
Nghệ thuật luôn như m
ột quan niệm. Các quan niệm khác nhau dẫn đến
cách tiếp cận hiện thực và xử lý nghệ thuật khác nhau. Nghệ thuật hội
họa của Dương ánh ít hay nhiều đã thể hiện quan niệm, cảm quan và
phong cách nghệ thuật riêng của thế hệ mình.
Các tác phẩm trưng bày khắc họa nhiều chiều không gian và thời gian
theo chiều dài đất nước. Dương ánh tiếp thu phong cách sáng tạo của
các họa sĩ bậc thầy trực tiếp giảng dạy, đi thực tế, lấy tài liệu, làm bố
cục và xây dựng tác phẩm. Cảm hứng sáng tạo của ông đều khơi ngu
ồn
từ hiện thực cách mạng của dân tộc, không phải họa sĩ trẻ nào hôm nay
đều tuân thủ quy trình sáng tạo để làm nên các tác phẩm đẹp và lớn nh
ư
ông.
Dương ánh sử dụng nhiều chất liệu trong sáng tác như lụa, bột màu,
thuốc nước, mực nho Chúng ta đều biết, mỗi một chất liệu đều có
một vẻ đẹp đặc thù và luôn đòi hỏi một kỹ thuật riêng. Mặc dù chúng
chỉ là một phương tiện, song nếu không am hiểu tường tận và tinh
thông kỹ thuật khó thể hiện được cảm xúc và ý tưởng nghệ thuật của
mình. ý thức được điều đó và cố gắng thể hiện cho được trong các tác
phẩm, không ít tranh ông khá có duyên, đẹp và tinh thông các kỹ thuật
như:

- Vẽ lụa biết khoe cho được nền lụa với kỹ thuật nhuộm màu sao cho
trong trẻo, kết hợp cả hai thủ pháp gợi và tả, ẩn và hiện trong các tác
phẩm Mẹ trồng cho con, Giúp đỡ gia đình bộ đội, Qua đường mây
- Chất liệu bột màu có khả năng nắm bắt tất cả hình sắc vốn có của
thiên nhiên gần như chất liệu sơn dầu. Có khác chăng sơn d
ầu từ khi vẽ
đến khi khô màu không thay đổi. Còn bột màu khi vẽ ướt phải biết dự
báo hiệu quả của màu khô mà vẫn trong trẻo, đằm thắm như các tác
phẩm Được mùa, Dân quân đọc tin, Quay sa
- Còn chất liệu thuốc nước, sắc màu trong trẻo, đằm thắm, nhất là hội
đủ khả năng trực họa với những cảm xúc t
ươi nguyên như trong các tác
phẩm nhân vật - chân dung: Chị Bột, Chị Quang, Trong lá ngụy trang,
Cô gái Nùng, Cô Lâm Ngọc Quỳnh, Dân quân Đông Sơn v.v Các tác
phẩm này chắc về hình khắc họa được cái thần, cái thế của từng nhân
vật, đồng thời cho thấy khả năng diễn tả hình, mà hình là ba phần tư
làm nên cái duyên, cái đẹp trong các tác phẩm hội họa của Dương ánh.
Triển lãm cá nhân lần thứ hai, khẳng định vị thế của Dương ánh trong
nghệ thuật hội họa hiện đại của chúng ta. Con đường nghệ thuật của
ông theo hai dòng chảy: tranh hội họa, tranh cổ động bổ sung cho nhau
tạo nên một phong cách nghệ thuật Dương ánh.
Định hình, định vị một phong cách nghệ thuật Dương ánh. Nhạy bén
với hiện thực cách mạng của dân tộc, giàu phẩm chất: hàn lâm, hiện
thực, lãng mạn, dân tộc và hiện đại, có khả năng đối thoại với công
chúng rộng rãi.
Lê Quốc Bảo

×