Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi cần hành động hãy hành động pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.28 KB, 5 trang )

Khi cần hành động hãy
hành động
“Khi cần hành động hãy hành động” là một câu hát trong “Bài ca hảo hán”
của Xương Thần Rồng Chu Đại Địa. Nó là sự đúc kết chân thực cho khí
phách và lòng dũng cảm của những anh hùng hảo hán Lương Sơn. Lời bài hát
làm trái tim mọi người rung động, hừng hực khí thế.

Khi cần hành động hãy hành động
Trong cuộc sống của chúng ta, cơ hội đến như một tia chớp, vì thế chúng ta
phải kịp thời phát hiện ra nó, k
ịp thời hành động thì mới mong nắm giữ được
nó.

Phòng Huyền Linh là một tham mưu tin cậu của Lý Thế Dân. Ông có con mắt
chính trị và nhìn nhận vấn đề một cách tinh tường hơn những vị đại thần
khác. Trong cuộc đấu chính trị xem ai là người được lên ngôi vua sau khi nhà
Đường thành lập. Phòng Huyền Linh trở thành trợ thủ đắc lực của Lý Thế
Dân, ông đưa ra kế hoạch thay đổi “Huyền Võ Môn” và giành được thắng lợi.

Tình hình lúc đó thế này: Con trai lớn của Đường Cao Tổ Lý Uyên là Lý Kiến
Thành, Lý Thế Dân và con trai thứ. Theo quy định về chế độ kế thừa ngai
vàng, Lý Uyên phong Lý Kiến Thành làm thái tử, nhưng Lý Thế Dân do lập
được nhiều chiến công hiển hách trong các cuộc đấu tranh, và dưới thế của
ông còn r
ất nhiều những hiền tài hiếm có nên ông được cha là Lý Uyên ban
cho một ưu đãi đặc biệt, phong ông là “Tướng quân thiên sách”, chức vụ này
cao hơn cả các vương công khác. Phủ Thiên Sách của Lý Thế Dân giống như
một vương triều nhỏ độc lập. Điều này ắt hẳn sẽ gây ra sự cạnh tranh, một
bên là Lý Kiến Thành ghen ghét với những chiến công lẫy lừng mà Lý Thế
Dân có được, một bên Lý Thế Dân tự thành lập
đảng phái, đợi đến lúc thích


hợp sẽ hành động. Sự việc rồi đến lúc bùng phát. Một hôm sau khi dự yến tiệc
từ phủ Thái tử Kiến Thành trở về, Lý Thế Dân đã bị trúng độc, toàn thân đau
đớn, hộc ra máu. Sự việc này làm cho Lý Thế Dân và thuộc hạ của ông vô
cùng lo lắng.

Làm thế nào đây? Phòng Huyền Linh biết rằng phải nhanh chóng tìm ra biện
pháp, nếu muộn thì tai hoạ sẽ ấp đến, ông nói với Lý Th
ế Dân: “Tình hình
hiện giờ rất gấp gáp, nguy cơ đang bùng phát, đại loạn sắp xảy ra, nhất định
không được để nó ảnh hưởng đến sự bình an của nước nhà. Chúng ta nên học
theo cách làm của Chu Công dẹp yên giặc ngoài, xây dựng lực lượng bên
trong”. Ý kiến đó đã rất rõ ràng, ông muốn Lý Thế Dân giống Chu Công, loại
bỏ người anh độc ác, hay nói thẳng ra là tiêu diệt Lý Kiến Thành và đồng
đảng Lý Nguyên Cát (Lý Nguyên Cát là con trai thứ tư của Lý Uyên). Có như

vậy mới bảo vệ được vị trí của Lý Thế Dân, giữ vững được chính trị triều
Đường. Phòng Huyền Linh muốn Trưởng Tôn Vô Kỵ tâu kế hoạch này cho Lý
Thế Dân. Lý Thế Dân nghe xong, liền cho gọi Phòng Huyền Linh đến bàn kế
hoạch thực hiện. Sau đó, Đỗ Như Hải, Cao Đại Liên và đại tướng Hậu Quân
Tập, uý Trì Kính Đức cùng tham gia cuộc họp mặt đó, hình thành nên một
phe phái chủ chốt của Lý Thế Dân. Thái tử Kiến Thành đã phán đoán được
âm mưu của Lý Thế Dân, liền tâu với cha Lý Uyên, đồng thời nó x
ấu Lý Thế
Dân, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hải trước mặt Lý Uyên.

Tình thế đang rất nguy cấp. Phòng Huyền Linh và Trưởng Tôn khuyên Lý Thế
Dân nhanh chóng hành động. Phòng Huyền Linh nói với Lý Thế Dân: “Tình
hình rất nguy kịch, để bảo vệ giang sơn, xin ngài hãy nhanh chóng ra lệnh,
nên lúc cần thiết mà không quyết đoán, sợ rằng sau này phải ân hận”. Lý Thế
Dân lúc đầu có chút do dự, nhưng cuối cùng đã bị thuyết phục.


Trước khi chính biến xảy ra, Lý Thế
Dân lệnh cho Uất Trì Kính Đức hoá
trang cho Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hải thành những đạo sĩ bí mật vào
cung truyền đạo, nhưng thực ra là vạch kế hoạch hành động, sau đó mới phát
động chính biến “Thay đổi Huyền Võ Môn”. Trong lần chính biến này Lý
Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đều bị giết. Không lâu sau đó Đường Cao Tổ
Lý Uyên tự động thoái vị, trao lại triều đình cho Lý Thế Dân.

Khi thời cơ đến, có người nhận thấ
y nó nhưng có người lại không phát hiện
ra, có người mặc dù phát hiện ra nhưng lại không hiểu rõ về nó và không biết
nắm bắt nó. Hiều biết thời cơ ta sẽ quyết định có lựa chọn hay không? Ngược
lại nếu ta không nhận ra nó thì cũng đồng nghĩa với việc không có sự lựa
chọn. Điều đó dẫn đến sự do dự khi lựa chọn. Vì vậy khi có cơ hội, chúng ta
hãy quyế
t đoán, đừng để tụt mất nó.

Viên Thiệu thời Tam Quốc là một điển hình. Ở thời kỳ của Nguyên Thiệu,
anh hùng kiệt xuất rất nhiều, nhân dân yên ổn làm ăn. Vào thời đó Viên Thiệu
có đất đai nhiều vô biên, có đoàn quân với hàng nghìn kiện tướng dũng mãnh.
Vì thế Viên Thiệu trở thành người có thế lực lớn nhất phương Bắc. Vậy mà,
nhân vật này cuối cùng lại bị thất bại dưới tay Tào Tháo. Thất bạ
i của Viên
Thiệu do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu nhất là
do ông thiếu quyết đoán.

Lần ra quân đầu tiên đánh lại Tào Tháo, Viên Thiệu bị thất bại. Lúc đó Tào
Tháo đang bị quân của Lưu Bị công phạt, quân Tào Tháo tổn thất khá nặng
nề. Mưu sĩ Điền Phong khuyên Viên Thiệu nên nắm lấy cơ hội này.


Điền Phong nói: “Hổ mẹ đang bị thương, gấ
u nên chớp thời cơ này vào hang
ăn hổ con. Khi hổ mẹ quay lại thì đã không tìm thấy hổ con đâu rồi. Hiện nay
Tào Tháo đang tập trung lực lượng đánh bại Lưu Bị, nước nhà trống rỗng.
Chúng ta thừa cơ hội này đánh lại Tào Tháo, chắc chắn sẽ giành phần
thắng”.

Đáng tiếc là Viên Thiệu lấy cớ con trai đang bệnh không phát quân. Điền
Phong khuyên giải Viên Thiệu: “Gặp được c
ơ hội tốt như vậy, sao hoàng
thượng lại vì nguyên nhân con trai bị ốm mà để tuột mất cơ hội tốt này, thật
đáng tiếc”.

Có thể thấy, cơ hội không phải lúc nào cũng đến với mỗi người. Cơ hội chỉ
đến với những người có đầu óc chuẩn bị, những người theo đuổi nó và những
người dám hành động. Khi gặp được cơ hộ
i thì bất kỳ một sự do dự nào cũng
không thể chấp nhận được. Nếu không quyết đoán thì con đường đến thành
công của bạn thật khó khăn. Không nên đánh mất cơ hội, nó cũng giống như
thời gian, một khi đã đi thì không bao giờ trở lại nữa. Giữa tiến hay lùi mà
bạn không dám quyết định thì bạn sẽ không bao giờ thành công cả. Thất bại là
thứ sẽ chờ đợi bạn.

×