Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

6 điều kỳ thị khi tiến hành M&A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.7 KB, 4 trang )

6 điều kỳ thị khi tiến hành M&A

Khi tiến hành mua lại và sáp nhập công ty, doanh nghiệp hay rơi vào
những cạm bẫy nào?

Đâu là thời điểm thích hợp nhất cho việc mua lại và sáp nhập (M&A)? Bạn
chuẩn bị quá trình hợp nhất công ty như thế nào? Bạn sẽ làm gì trong 30
ngày đầu tiên sau khi công ty bạn đóng cửa? Đó là những câu hỏi cần quan
tâm khi bạn quyết định mua lại và sáp nhập.

Trong khi tốc độ tăng trưởng ở mức cao gây nên một sức ép cạnh tranh
mạnh mẽ và nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn…thì M&A vẫn được xem như
một phương pháp nhanh chóng và mạnh mẽ mà các công ty dùng để thay đổi
cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

Không có một quy tắc nào chung cho M&A. Nhiều công ty vẫn tỏ ra vụng
về với M&A vì họ thường không nhận ra những cạm bẫy có thể lường trước
được trong một thỏa thuận. Dưới đây là 6 cạm bẫy phổ biến nhất:

1/ Cảnh giác khi sáp nhập với công ty có quy mô tương đương

Nếu các công ty sáp nhập là ngang hàng với nhau, sẽ luôn có xung đột về
quyền lợi. Các sẽ đặt ra câu hỏi: “Tại sao tôi phải chấp nhận các thông lệ,
chính sách, hay con người của công ty còn lại?” Quá trình sáp nhập giữa các
công ty ngang hàng nhau thường bị trì hoãn vì cả hai công ty thường dành
hàng tháng trời để tranh luận việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính.

2/ Sự tương thích văn hóa quan trọng không kém sự tương thích
về chiến lược

Thật tuyệt vời khi quá trình mua lại và sáp nhập có được một sự kết hợp hài


hòa về mặt sản phẩm, công nghệ và các con số tài chính. Tuy nhiên, cũng sẽ
là một thảm họa nếu hai công ty hoạt động với những giá trị hòan tòan khác
biệt nhau. Sự thật là luôn có một vài yếu tố văn hóa không tương đồng giữa
các công ty sáp nhập.


3/ Đừng để rơi vào tình thế đảo ngược

Đôi lúc, các công ty mua lại thực sự muốn mua một công ty nào đó và cứ thế
nhượng bộ. Đến khi các thỏa thuận được hòan tất, công ty được mua lại gần
như có nhiều lợi ích và quyền hạn hơn. Đừng để bản thân rơi vào tình trạng
đó rồi tự hỏi: “Tại sao mình phải trả quá nhiều tiền cho cái gì đó mà mình
khộng thực sự sở hữu?”

4/Đừng lo ngại

Khi tiến hành sáp nhập, sự liều lĩnh trở nên hết sức quan trọng. Quy trình
M&A lý tưởng nhất nên hòan thành vào thời điểm đóng cửa công ty và kéo
dài thêm khỏang 90 ngày sau đó. Ngược lại, sự không chắc chắn có thể dẫn
tới nỗi lo lắng, sợ hãi dẫn đến việc cả hai rốt cục hủy hoại tinh thần và các
hoạt động kinh doanh.

5/ Đừng rơi vào “hội chứng người xâm chiếm”

Một một những lý do chính bạn tiến hành M&A đó là để có thêm được
nhiều tài năng mới. Đương nhiên, công ty bạn sẽ dành những ưu ái cho nhân
viên của mình. Nhưng để công ty mới được lớn mạnh hơn, chúng ta cần
những nhân viên ưu tú nhất, thậm chí điều đó sẽ dẫn tới việc phải sa thải một
số nhân viên cũ.


6/ Đừng trả quá nhiều tiền

Thủ phạm chính gây ra việc bạn phải trả một cái giá cao hơn so với dự định
ban đầu chính là “sức nóng của gia dịch”. Các cuộc mua lại thường chịu
nhiều sức ép lớn khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác và các ngân
hàng đầu tư cũng rất muốn mua lại. Do đó, đừng vội trả giá quá cao cho một
vụ mua lại.
Theo Nhịp cầu đầu tiên

×