Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 82 trang )

Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ



DỰ ÁN P1-08-VIE

Chuyên đề 15

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH
VÀ GIẢM THIỂU THIÊN TAI LŨ LỤT, HẠN HÁN
TỈNH QUẢNG NAM

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Vũ Thị Thu Lan
Tham gia : TS. Nguyễn Lập Dân
ThS. Hoàng Thanh Sơn
KS. Bùi Anh Tuấn
CN. Nguyễn Minh Thành
CN. Nguyễn Thanh Hồng

Hà Nội - 2011

Phịng Tài ngun nước mặt, Viện Địa Lý

1


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc trưng hình thái các lưu vực thuộc tỉnh Quảng Nam ........................................... 6
Bảng 2: Nguồn nước các sông thuộc Quảng Nam ............................................................... 10
Bảng 3: Đặc trưng dòng chảy mùa lũ trên sông tỉnh Quảng Nam ........................................ 11
Bảng 4: Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất ứng với tần suất trên các sông tỉnh Quảng Nam .......... 12
Bảng 5: Các đặc trưng lũ tiểu mãn trên lưu vực sông Thu Bồn ........................................... 12
Bảng 6: Đặc trưng dòng chảy kiệt trên sơng tỉnh Quảng Nam ............................................. 13
Bảng 7: Dịng chảy nhỏ nhất ứng với tần suất trên các sông tỉnh Quảng Nam ..................... 13
Bảng 8: Dòng chảy kiệt nhỏ nhất trên các sông tỉnh Quảng Nam ........................................ 14
Bảng 9: Mức độ ảnh hưởng của thiên tai ............................................................................ 15
Bảng 10: Diện tích ngập theo các năm lũ lớn ...................................................................... 17
Bảng 11: Thời gian không mưa liên tục dài nhất ở các trạm quan trắc ................................ 20
Bảng 12: Chỉ số khô hạn trung bình năm khu vực Quảng Nam ........................................... 21
Bảng 13: Chỉ số khơ hạn trung bình theo các tháng khu vực Quảng Nam ........................... 22
Bảng 14: Dòng chảy mùa kiệt trung bình tháng trên sơng tỉnh Quảng Nam ........................ 23
Bảng 15: Một số đặc trưng hạn ở khu vực Quảng Nam ....................................................... 23
Bảng 16: Thiệt hại do lũ gây ra từ 1997 - 2009 ................................................................... 24
Bảng 17: Mức độ hạn hán tác động đến vụ đông xuân và vụ hè thu .................................... 26
Bảng 18: Thiệt hại do hạn hán qua các năm 2001 – 2005.................................................... 27
Bảng 19: Xu hướng thiên tai trong 5 năm gần đây ở Quảng Nam ....................................... 29
Bảng 20: Mức thay đổi lượng mưa (%) từng thập kỷ so với thời kỳ 1990 – 2007 theo kịch
bản biến đổi khí hậu ........................................................................................................... 30
Bảng 21: Diện tích ngập lụt ở tỉnh Quảng Nam ứng với các kịch bản nước biển dâng ........ 31
Bảng 22: Diện tích ngập lụt hạ du ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu............................ 33
Bảng 23: Một số đặc trưng về tốc độ xu thế của hạn ........................................................... 35
Bảng 24: Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) so với năm 1990 Quảng Nam ứng với các kịch
bản phát thải....................................................................................................................... 26
Bảng 25: Mức tăng độ dài mùa hạn do biến đổi khí hậu ..................................................... 36
Bảng 26: Đánh giá dung tích các hồ chứa thủy lợi lớn ở Quảng Nam ................................. 38
Bảng 27: Đánh giá dung tích phịng lũ của một số hồ chứa thủy điện ................................. 39

Bảng 28: Danh mục các cơng trình đã xây dựng (vùng thượng lưu sông Thu Bồn) ............. 42
Bảng 29: Danh mục các cơng trình đã xây dựng (vùng hạ Vu Gia – Bắc Thu Bồn)............. 43
Bảng 30: Danh mục các cơng trình đã xây dựng vùng hạ lưu sơng Thu Bồn và sông Ly ly . 43
Bảng 31: Mức bảo đảm cấp nước cho các khu dùng nước hiện trạng .................................. 45
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

2


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

Bảng 32a: Danh sách các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và lân cận ............. 48
Bảng 32b: Các trạm thuỷ văn phục vụ cảnh báo thiên tai lũ lụt và hạn hán ......................... 50
Bảng 33: Các chỉ tiêu chống lũ cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn .................................. 58
Bảng 34: Biến động diện tích ngập với tần suất 1% khi có liên hồ điều tiết ........................ 59
Bảng 35: Hiện trạng sử dụng đất của hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn.................................. 59
Bảng 36: Tổng nhu cầu nước phân cho các ngành đến năm 2020........................................ 61
Bảng 37: Các cơng trình thuỷ lợi dự kiến xây dựng ............................................................ 62

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

3


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hình thể tự nhiên tỉnh Quảng Nam .............................................................5
Hình 2: Bản đồ ngập lụt tỉnh Quảng Nam (ứng với lũ 1% tháng 11/2007) ........................ 18
Hình 3: Bản đồ chỉ số hạn tỉnh Quảng Nam ...................................................................... 21

Hình 4: Bản đồ dự báo ngập lụt năm 2020 ........................................................................ 31
Hình 5: Bản đồ dự báo ngập lụt năm 2050 ........................................................................ 32
Hình 6: Bản đồ dự báo ngập lụt năm 20100 ...................................................................... 32
Hình 7: Sơ đồ các cơng trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Quảng Nam ....................................38
Hình 8: Sơ đồ phân vùng sử dụng nước ............................................................................ 41
Hình 9: Sơ đồ tổ chức của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn ........... 47
Hình 10: Vị trí các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................ 49
Hình 11: Sơ đồ các giải pháp giảm thiểu và thích nghi với thiên tai lũ lụt, hạn hán ........... 57
Hình 12: Cấu trúc hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai ............................ 67
Hình 13: Sơ đồ Ban Quản lý rủi ro thiên tai tỉnh Quảng Nam ........................................... 68

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

4


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Nam có diện tích 10.406km2 nằm ở khu vực ven biển Trung Trung bộ
Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là nơi có 2 di sản văn hóa (khu Di
tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An) và khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm được thế giới công
nhận... Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tuy nhiên đây
cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ của các thiên tai, theo thống kê chỉ trừ động đất, sóng
thần cịn lại có đầy đủ các loại hình thiên tai, vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn rất
chậm so với những khu vực xung quanh. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự
thay đổi về khí hậu tồn cầu và sự phát triển kinh tế xã hội, thiên tai nói chung, các thiên tai
liên quan đến dịng chảy (lũ lụt, hạn hán) nói riêng trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng một
cách bất thường và gây thiệt hại ngày càng lớn hơn. Trong các dạng thiên tai, thiên tai lũ lụt
và hạn hán được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng và số lần xuất

hiện và cũng là loại thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về kinh tế, môi trường và xã hội trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Theo thống kê 5 năm gần đây từ 2003 đến năm 2008 thiên tai đã gây
thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ước tính trung bình gần bằng 6,26% tổng GDP và
những năm mưa lũ lớn, thiệt hại có thể lên đến 18 - 20% GDP và thiệt hại về người là vô
cùng to lớn. Riêng năm 2009, tổng GDP của Quảng Nam trong 6 tháng đầu năm là là 4.140
tỷ đồng, thế nhưng cơn bão lũ cuối tháng 9 đã “nuốt” hết 3.500 tỷ đồng. Điều này có thể lý
giải là khi có thiên tai lớn xảy ra trong lúc nền kinh tế đang phát triển mạnh hơn thời gian
trước mà chúng ta khơng có một giải pháp quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả thì thiệt hại về
kinh tế sẽ lớn hơn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Thiệt hại do các thiên tai liên quan đến dịng chảy trên lưu vực sơng lũ trên sông Vu
Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam có đặc tính riêng. Trong mùa lũ, vấn đề chống ngập lụt
không cấp thiết bằng chống mất mát tài sản, chống hư hỏng cơng trình do nước chảy q
mạnh. Số người chết do ở Quảng Nam chủ yếu do nước chảy cuốn trơi người và động vật,
vì vậy cần tổ chức các tuyến và cụm dân cư tránh ở các nơi tốc độ nước chảy lớn, tránh bị
bất ngờ khi lũ tràn về. Vào mùa kiệt, nguồn nước sông Vu Gia - Thu Bồn phong phú, tuy
nhiên sự phân chia nguồn nước vào các phân lưu thay đổi đã tạo ra thiếu nguồn nước tại
một số khu vực phát triển kinh tế mạnh, đặc biệt khu vực Nam Đà Nẵng, Bắc Quảng Nam.
Vấn đề thiên tai, cụ thể là thiên tai lũ lụt và hạn hán ở Quảng Nam đã và đang hạn chế
sự phát triển nền kinh tế của tỉnh đồng thời tàn phá môi trường, môi sinh tác động mạnh
đến đời sống xã hội của tỉnh. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khi lượng mưa được
dự báo tăng nhưng tập trung chủ yếu là mùa mưa lũ và giảm đi vào mùa kiệt là nguyên
nhân gia tăng các thiên tai liên quan đến dòng chảy: lũ lụt, hạn hán.
Nhận thức được vấn đề này, trong chiến lược phòng tránh thiên tai của tỉnh Quảng
Nam đến năm 2020 đã nêu rõ phương châm trong công tác phịng chống thiên tai là: “Chủ
động phịng, tránh, thích nghi để phát triển”. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

5



Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực tài ngun nước, đặc biệt những giải
pháp thích ứng với dịng chảy cực đoan (lũ, kiệt) do phân mùa dòng chảy là hết sức cấp
thiết.
Với mục tiêu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích nghi với các thiên tai lũ
lụt và hạn hán tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trên cơ sở báo cáo
chuyên đề 5 “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên quan đến
dòng chảy (lũ lụt, khô hạn) tỉnh Quảng Nam, Việt Nam”, báo cáo đánh giá hiện trạng
quản lý rủi ro thiên tai lũ lụt và hạn hán, xác định các năng lực thích ứng với biến đổi khí
hậu như năng lực quản lý, nghiên cứu, dự báo, các hệ thống vật chất nhằm phòng tránh và
giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt, hạn hán gây ra và năng lực tuyên truyền, giáo dục, vận động
cùng ý thức phịng tránh thiên tai của tồn xã hội. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, báo
cáo đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp: Do điều kiện có hạn nên nhóm thực
hiện đề tài đã làm tham vấn ý kiến các cán bộ quản lý của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão
tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc, người dân của các huyện Đại Lộc, Duy
Xuyên, Điện Bàn và TP. Hội An về năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, hạn
hán
+ Phương pháp kế thừa, ứng dụng có chọn lọc tối đa các kết quả nghiên cứu khoa
học về các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại của các dạng thiên tai (lũ lụt, hạn hán) của các nước
tiên tiến và các tổ chức quốc tế, kế thừa tối đa các kết quả nghiên cứu ở trong nước có liên
quan đến đề tài để đánh giá đồng bộ thiên tai lũ lụt và hạn hán trên lưu vực.
+ Phương pháp mơ hình tốn: Sử dụng bộ mơ hình MIKE nhằm (1) đánh giá lũ và
ngập lụt các các trận lũ với tần suất xác định; (2) xác định nhu cầu sử dụng nước cùng khả
năng đáp ứng của các nguồn nước trong mùa kiệt. Trên cơ sở bộ thông số mơ hình ổn định,
thay đổi các dữ liệu về lượng mưa, mực nước biển dâng theo các kịch bản phát thải trung
bình và cao xác định mức độ gia tăng của các thiên tai lũ lụt và hạn hán.
+ Phương pháp chuyên gia
Báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được trình bày trong 3 phần:

1. Đánh giá thiên tai liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, hạn hán) trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
2. Hiện trạng quản lý thiên tai lũ lụt và hạn hán ở tỉnh Quảng Nam
3. Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi với các thiên tai lũ lụt và hạn hán trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

6


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG CHẢY (LŨ
LỤT VÀ HẠN HÁN) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Đặc điểm phân phối tài nguyên nước tỉnh Quảng Nam
1.1.1. Đặc điểm mạng lưới sơng suối trong tỉnh
Địa hình tỉnh Quảng Nam có đầy đủ các kiểu cảnh quan địa hình từ kiểu núi cao
phía Tây, kiểu trung du ở giữa, dải đồng bằng và cồn cát ven biển. căn cứ vào đặc điểm
chung, có thể phân ra 03 vùng địa hình như sau:
- Địa hình vùng núi: Địa hình vùng này có độ cao trung bình từ 700 - 800m, hướng
thấp dần từ Tây sang Đông; bao gồm 06 huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang,
Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My. Với diện tích chiếm 72% đất tự nhiên với nhiều
ngọn cao trên 2.000m như Lum Heo (2.045m), Tion (2.032m), Gole – Lang (1.855m) và
cao nhất là đỉnh Ngọc Linh (2.598m) - đây cũng là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn.
- Địa hình vùng gị đồi, trung du là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây và
vùng đồng bằng ven biển, độ cao trung bình từ 100 - 200m, độ dốc trung bình từ 15 – 200,
địa hình đặc trưng có dạng hình bát úp và lượn sóng; bao gồm chủ yếu của các huyện Tiên
Phước, Hiệp Đức, Nơng Sơn và phần phía Tây huyện Quế Sơn.
- Vùng đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, ít biến đổi, có độ cao

dưới 30m gồm những dải đồng bằng nhỏ hẹp phía Đông và vùng cồn cát, bãi cát ven biển;
bao gồm chủ yếu các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, TP. Hội An, vùng đơng huyện
Quế Sơn, Thăng Bình, TP. Tam Kỳ, Núi Thành. Vùng ven biển phía đơng sơng Trường
Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành.
Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi khá phát triển, tập trung trong 2
hệ thống sơng chính là Vu Gia - Thu Bồn (10.350km2) và sông Tam Kỳ (1.040km2) và hai
hệ thống sông này được nối với nhau bởi sông Trường Giang (bảng 1).
Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn: Đây là lưu vực sông lớn thứ 2 so với các lưu
vực nằm phía sườn Đơng dãy Trường Sơn. Bắt nguồn vùng núi cao nhất dãy Trường Sơn vùng núi Ngọc Lĩnh ở độ cao 1600m, dịng chính (Thu Bồn được coi là dịng chính) với
chiều dài sơng 205km đổ ra biển tại vịnh Đà Nẵng qua 3 phân lưu: sông Hàn (Đà Nẵng),
cửa Đại (Hội An) và Trường Giang (cửa Lở).
Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra hướng dốc chính của địa hình lưu vực sông Vu
Gia - Thu Bồn là hướng Tây Nam - Đơng Bắc; Đặc điểm của lưu vực có dạng hình bàu, với
chiều dài lưu vực gấp 2 lần chiều rộng bình qn lưu vực và các sơng trong lưu vực có hệ
số uốn khúc cao, xấp xỉ 2 như dịng chính 1,86, sơng Bung 2,02, sơng Tĩnh n 2,67... Do
Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

7


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

địa hình núi đồi chiếm tỷ trọng diện tích khá lớn (trên 60%) nên lưu vực sơng Vu Gia - Thu
Bồn có độ cao bình quân (552m) cũng như độ dốc bình quân lưu vực (25%) và mạng lưới
sông suối trong lưu vực phát triển mạnh dạng tia toả - đặc trưng cho mạng lưới sông suối
vùng núi cao, tuy nhiên do cấu trúc địa chất nên độ phân cắt ngang của lưu vực khơng cao vì
vậy mạng lưới sơng suối kém phát triển với mật độ lưới sông 0,47km/km2. Phần thượng du
lưu vực độ dốc địa hình lớn trên 30%, cấu tạo địa chất vùng núi là các đá Granit sườn dốc,
đỉnh núi nhọn nên mạng lưới sông suối trong vùng chỉ phát triển ở những vùng thấp còn ở
phần sườn núi hầu như khơng xuất hiện dịng chảy thường xun, mật độ lưới sông

0,38km/km2. Phần hạ du sông chảy trong vùng đồng bằng ven biển thấp, trũng có lớp vỏ thổ
nhưỡng chủ yếu là đất cát, đất đỏ nên sông chảy quanh co, mật độ sông suối 0,57km/km2. Hệ
thống sông Vu Gia - Thu Bồn có ba phân lưu đưa nước ra biển đó là sơng Hàn, dịng chính
và sơng Trường Giang. Mạng lưới sông trên lưu vực phát triển tới các phụ lưu cấp IV và
trong tổng số 78 phụ lưu có chiều dài sơng chính lớn hơn 10km được phân chia theo các
cấp : 19 phụ lưu cấp I, 36 phụ lưu cấp II, 22 phụ lưu cấp III và 2 phụ lưu cấp IV.
Sông Tam Kỳ: bắt nguồn từ vùng núi Tiên Phước đổ ra biển tại Vụng An Hòa với
chiều dài 70km. Nằm ở ven biển có địa hình chủ yếu là gị đồi và đồng bằng nên độ cao
bình quân lưu vực chỉ đạt 84m và độ dốc bình qn đạt 9,4%. Lưu vực sơng có dạng dài với
mật độ lưới sơng trung bình đạt 0,5km/km2. Do nằm trong vùng thấp nên hệ số uốn khúc
sông đạt tới 2,33. Năm 1980, hồ Phú Ninh (diện tích lưu vực 235km2) được xây dựng trên
nhánh sơng Tam Kỳ đã khống chế và điều tiết một phần dòng chảy của hệ thống sông này.
Sông Trường Giang chạy dọc bờ biển theo hướng gần bắc nam với chiều dài 44km
nối 02 sông Vu Gia - Thu Bồn và sông Tam Kỳ và là sơng tiêu thốt lũ ở khu vực vùng
đồng bằng. Đoạn phía nam chạy cạnh bờ biển cách khoảng 2km trở lại, đoạn phía bắc
khoảng cách rộng hơn, đoạn lớn nhất cách bờ biển khoảng 7km. Đầu sơng phía nam đổ ra
biển tại cửa Hịa An (hay An Hồ), huyện Núi Thành, đầu sơng phía bắc đổ ra biển tại cửa
Đại, thị xã Hội An. Ở giữa là huyện Thăng Bình và TP. Tam Kỳ
Có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài gần 125km bờ biển, lưu vực sơng Vu Gia Thu Bồn chỉ có 3 cửa sơng thốt ra biển là cửa Hàn (sơng Vu Gia), cửa Đại (sông Thu Bồn)
và cửa Lở (Trường Giang, Tam Kỳ). Các cửa sơng này hiện đang trong tình trạng biến
động lớn, luôn dịch chuyển và bị bồi lấp, khả năng thốt lũ kém vì vậy tình trạng ngập lụt ở
vùng đồng bằng tỉnh Quảng Nam rất nghiêm trọng
Ngoài mạng lưới sơng suối ở trên, trong tỉnh Quảng Nam cịn có nhiều hồ, đầm tự
nhiên và hồ chứa. Một số hồ tương đối lớn như hồ Thạch Bàn, hồ Vĩnh Trinh (thể hiện ở
hình 1)

Phịng Tài ngun nước mặt, Viện Địa Lý

8



Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

Hình 1: Bản đồ hình thể tự nhiên tỉnh Quảng Nam
Phịng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

5


Bảng 1: Đặc trưng hình thái các lưu vực thuộc tỉnh Quảng Nam
Độ cao
Chiều dài
nguồn sơng
sơng
(m)
(km)

Đặc trưng trung bình lưu vực

Chiều dài
lưu vực
(km)

Diện tích
lưu vực
(km2)

Độ cao
(m)


Độ dốc
(%)

Mật độ
Độ rộng
Hệ số
lưới sông
(km)
uốn khúc
(km/km2)

Sông

Đổ vào

1.

Thu Bồn – Vu Gia

Biển Đông

1600

205

148

10350

552


25,5

70

0,47

1,86

1.1

Đắc Công

Thu Bồn T

2000

25

21

142

1390

26,6

6,8

0,42


1,47

1.2

Đắc Mê A

Thu Bồn P

850

16

16

114

1000

23,4

7,1

0,23

1,28

1.3

Đắc Rô Rơ


Thu Bồn P

1200

16

15

80,5

1.4

Đắc Se

Thu Bồn T

3500

34

33

297

790

19,3

9,0


0,2

1,39

1.5

Giang

Thu Bồn T

1000

62

55

496

670

23,7

9,0

0,27

1,48

1.6


PL số 6

Thu Bồn T

100

10

11

28

2,5

1,33

1.7

PL số 7

Thu Bồn T

300

14

12

47


3,9

1,52

1.8

PL số 8

Thu Bồn P

100

20

15

58,5

3,9

2,35

1.9

Bung

Thu Bồn T

1300


131

74

2530

1.10 PL số 10

Thu Bồn P

700

15

12

78

1.11 Kôn

Thu Bồn T

800

47

34

627


1.12 PL số 12

Thu Bồn T

1000

11

8

48

6,0

1,83

1.13 PL số 13

Thu Bồn T

1000

14

10

41

4,1


1,47

1.14 Tĩnh Yên

Thu Bồn P

2000

163

85

3690

1.15 PL số 15

Thu Bồn P

300

16

14

52

TT

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý


5,3

816

37

34

1,33

0,31

6,5
527

453

31

21,3

18,4

43,4
3,7

2,02
2,14


0,66

0,41

1,62

2,67
1,46
6


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

TT

Sông

Đổ vào

Độ cao
Chiều dài
nguồn sơng
sơng
(m)
(km)

Chiều dài
lưu vực
(km)


Diện tích
lưu vực
(km2)

Đặc trưng trung bình lưu vực
Độ cao
(m)

Độ dốc
(%)

Mật độ
Độ rộng
Hệ số
lưới sông
(km)
uốn khúc
(km/km2)

1.16 PL số 16

Thu Bồn P

500

16

13

55


4,2

1,60

1.17 PL số 17

Thu Bồn P

500

15

11

38

3,5

1,86

1.18 Ly Ly

Thu Bồn P

525

38

21


279

204

5,7

9,0

0,26

1,38

1.19 Tuý Loan

Thu Bồn P

900

30

25

309

271

15

10,3


0,57

1,30

1.20 Đắc Non

Đắc Công T

1900

15

11

68

1.21 Tam A Lút

Bung T

1400

34

26

148

115


21,7

5,7

0,43

2,21

1.22 Tam Puele

Bung P

900

45

38

384

826

32,2

10,1

0,23

1,52


1.23 Đắc Đ.Rich

Bung P

900

22

20

124

848

37

6,2

0,28

1,34

1.24 A Vương

Bung T

1000

31


28

200

587

28

7,1

0,64

2,67

1.25 Ben Tu Nhay

Kôn P

700

13

10

60

6,0

1,30


1.26 Tám Pơ Rang

Kôn P

600

17

16

91

5,7

1,17

1.27 Dâng

Kôn T

1000

31

28

200

1.28 D.P. Lam


Tĩnh Yên T

2000

12

13

27

2,1

1,41

1.29 Nước lạch

Tĩnh Yên P

1100

18

14

98,5

7,0

1,38


1.30 Nước Sa

Tĩnh Yên P

500

18

20

77

4,1

1,20

1.31 Chênh

Tĩnh Yên T

700

22

27

195

1.32 Ta Vi


Tĩnh Yên P

600

15

14

55

1.33 Vang

Tĩnh Yên P

300

24

28

249

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

6,2

587

811


28

13,8

7,1

7,2

1,18

0,64

0,17

3,9
400

23,3

8,9

1,06

1,38
1,15

0,29

1,26

7


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

TT

Sông

Đổ vào

Độ cao
Chiều dài
nguồn sơng
sơng
(m)
(km)

Đặc trưng trung bình lưu vực

Chiều dài
lưu vực
(km)

Diện tích
lưu vực
(km2)

Độ cao
(m)


Độ dốc
(%)

Mật độ
Độ rộng
Hệ số
lưới sơng
(km)
uốn khúc
(km/km2)

1.34 Tun

Tĩnh Yên P

500

16

13

110

179

28,0

8,5


0,84

1,33

1.35 Khang

Tĩnh Yên P

800

57

50

609

210

20,4

12,1

1,1

1,36

1.36 Lao

Tĩnh Yên P


100

21

21

93

1.37 Ngọn Thu Bồn

Tĩnh Yên T

900

35

30

488

324

22,7

16,2

0,68

1,46


1.38 Khê Cẩu

Tĩnh Yên T

300

19

18

130

217

14,0

7,2

0,72

1,19

84

9,4

14,8

0,5


0,21

Phân lưu sông
a
Yên (Cẩm Lệ)
Vĩnh Điện

24

c

Trường Giang

44

2.

Ba Kỳ

2.1

1,31

29

b

4,4

Biển Đông


500

70

70

1040

Sông Quan

Ba Kỳ

800

12

11

70

3,6

1,33

2.2

PL số 2

Ba Kỳ


300

10

10

25

2,5

1,11

2.3

Tam Kỳ

Ba Kỳ

75

41

36

500

2.4

Vĩnh An


Ba Kỳ

22

18

75

4,2

1,47

2.5

PL số 5

Ba Kỳ

14

10

51,5

5,2

1,56

47


2,6

13,9

0,29

1,14

Nguồn: [3]

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

8


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

1.1.2. Đặc điểm phân bố tài nguyên nước theo không gian
Nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam, chịu tác động của địa hình,
các đỉnh núi cao liên tiếp kéo dài của dãy Trường Sơn chạy song song với đường bờ biển
hướng bắc - nam có tác động ngăn chặn các hồn lưu gió mùa cùng với sự đổi hướng của
đường bờ biển nên nguồn ẩm gây mưa của vùng nghiên cứu chủ yếu do các hồn lưu từ
phía đơng mang lại như khơng khí lạnh, các nhiễu động khí quyển như bão, áp thấp nhiệt
đới... xóa nhịa ảnh hưởng của các hồn lưu gió mùa. Xét lượng mưa trung bình trên lưu
vực cho thấy xu thế giảm dần từ tây sang đông tỉnh, dao động từ 3.000 - 4.000mm ở vùng
núi như Trà My, Tiên Phước, từ 2.500 - 3.000mm ở vùng gị đồi thấp Khâm Đức, Nơng
Sơn, Quế Sơn, và từ 2.000 - 2.500mm ở đồng bằng ven biển Ái Nghĩa, Giao Thuỷ, Hội An,
Tam Kỳ... Tính trung bình tồn tỉnh, hàng năm lượng mưa đạt tới 2978mm tương ứng với
30,2 tỷ m3 nước mưa, tuy nhiên tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 65 - 80%

lượng mưa cả năm và mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8. Riêng tháng 5, 6 xuất hiện đỉnh
mưa phụ, càng về phía Tây của vùng nghiên cứu đỉnh mưa phụ càng rõ nét hơn, hình thành
thời kỳ tiểu mãn trên lưu vực sơng Bung. Lượng mưa lớn nhất vùng nghiên cứu thường tập
trung vào 2 tháng (tháng 10, 11) với lượng mưa trong 2 tháng này chiếm 40 - 50% lượng
mưa cả năm.
Nguồn ẩm gây mưa của tỉnh Quảng Nam rất đa dạng nhưng lượng mưa do các
nhiễu động thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, khơng khí lạnh hoạt động đơn lẻ hoặc kết
hợp chiếm tỷ trọng rất lớn so với lượng mưa cả năm, cá biệt có những trận mưa chiếm tới
(20 - 30)% lượng mưa cả năm. Trong những thập kỷ gần đây, các nhiễu động thời tiết
(bão, áp thấp nhiệt đới), khơng khí lạnh ảnh hưởng tới dải ven biển Trung Bộ nói chung
và tỉnh Quảng Nam nói riêng lớn vượt hơn hẳn so với những thập kỷ trước đó. Theo
thống kê, lượng bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh Quảng Nam thường
chiếm tới 30,7% số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Cùng với
sự gia tăng của số cơn bão là sự gia tăng của lượng mưa bình quân năm và mức độ tập
trung mưa càng cao, lượng mưa mùa kiệt càng giảm. Chế độ mưa thất thường đã quy
định cho sự phân bố tài nguyên nước sông suối trong vùng và cũng là nguyên nhân gây ra
các hiện tượng lũ, ngập lụt và hạn hán ở khu vực.
Hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp nhận 30,2 tỷ m3 nước mưa và đã sinh
ra 21,5 tỷ m3 chảy vào mạng lưới sơng suối, nếu tính trung bình cho tồn diện tích vùng
nghiên cứu sẽ được một lớp dòng chảy 2060mm tương ứng với moduyn dòng chảy
65,6l/s.km2 có hệ số dịng chảy () đạt khá cao tới 0,70 – so với toàn lãnh thổ Việt Nam
đây là khu vực có tiềm năng nguồn nước mặt vào loại phong phú. Dưới tác động của điều
kiện địa hình, tương tự như biến đổi lượng mưa theo không gian trong tỉnh, đặc biệt là sự
dịch chuyển dần mùa mưa bão từ bắc vào nam dọc theo bờ biển đã kéo theo sự biến động

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

9



Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

của lượng dịng chảy sơng suối trong tỉnh Quảng Nam. Dựa trên các số liệu quan trắc, xác
định tài nguyên nước cho các khu vực ở Quảng Nam trong bảng 2.
Bảng 2: Nguồn nước các sơng thuộc Quảng Nam
Tính đến

Y0
(mm)

Q0
(m3/s)

M0
(l/s.km2)

W0
(109m3)

1.850

2.770

1.943

114

61,6

3,60


5.180

2.420

1.650

271

52,3

8,55

Nơng Sơn

3.150

3.300

2.393

254

80,6

7,54

Giao Thuỷ

Thu Bồn


X0
(mm)

Ái Nghĩa

Vu Gia

Flv
(km2)

Thạnh Mỹ

Sông

3.825

3.300

2.390

308

75,8

9,15

2.000

1.224


Ái Nghĩa - Giao Thuỷ đến cửa ra

1,65

Tam Kỳ

An Hoà

1.040

2.720

1740

57,5

55,2

1,81

Ly Ly

Vu Gia

275

2.200

1.390


12,3

44,7

0,39

1.1.3. Phân bố tài nguyên nước mặt theo thời gian
Chịu tác động của các nhiễu động thời gây mưa nên biến động dòng chảy qua các
năm rất lớn. Theo số liệu quan trắc nhiều năm (1977 – 2007), hệ số dòng chảy (Cv) tại
các trạm quan trắc thủy văn trên sông tỉnh Quảng Nam vượt trên 0,3 như CvNông Sơn =
0,35, CvThạnh Mỹ = 0,32.
Bên cạnh đó trong từng năm, dịng chảy có sự phân mùa rất rõ rệt:
- Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 12 với lượng nước mùa lũ đạt
62,5 - 69,2% lượng nước cả năm, Tháng có lượng nước lớn nhất là tháng 11 đạt
26,5 - 30,9% lượng nước cả năm.
- Mùa kiệt có lượng nước đạt 21,8 - 38,5% lượng nước cả năm và tháng có lượng
nước nhỏ nhất là tháng 4 và chỉ đạt 2,1 - 2,6% lượng nước cả năm.
a) Dòng chảy lũ
Tỉnh Quảng Nam có mùa lũ hàng năm từ tháng 10 – 12 nhưng mùa lũ ở đây cũng
không ổn định, nhiều năm lũ xảy ra từ tháng 9 và cũng nhiều năm sang tháng 1 của năm
sau vẫn có lũ, điều này chứng tỏ lũ lụt ở Quảng Nam có sự biến động khá mạnh mẽ. Với
những trận lũ xuất hiện vào tháng 9 đến nửa đầu tháng 10 hàng năm (chiếm khoảng 25 32% những con lũ lớn đã được thống kê), thường có biên độ khơng lớn và là lũ một đỉnh.
Do trong thời gian này chỉ xuất hiện một hình thái thời tiết như bão hoặc áp thấp nhiệt đới
gây nên những trận mưa có cường độ khơng lớn lắm, diện mưa cũng chưa đủ rộng, thời
gian mưa khơng dài, trong khi đó mặt đất lại mới trải qua thời kỳ khơ hạn, khả năng thấm
Phịng Tài ngun nước mặt, Viện Địa Lý

10



Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

trữ nước trong đất lớn, lượng nước trong các sơng suối cịn thấp. Cũng tương tự như vậy
đối với những trận lũ xuất hiện vào tháng 12 và nửa đầu tháng 1. Tuy nhiên nguyên nhân
gây lũ ở đây chủ yếu là những trận mưa không lớn nhưng xuất hiện trong khi lượng trữ
nước trong sông cũng như độ ẩm trong đất đã bão hòa.
Bảng 3: Đặc trưng dòng chảy mùa lũ trên sông tỉnh Quảng Nam
Đặc trưng

Thạnh Mỹ

Nông Sơn
(3155km2)

Q (m3/s)

300

734

162

233

10 - 12

10 - 12

% so với năm


62,6

68,2

Q (m3/s)

385

978

M (l/s/km2)

208

310

TGXH

11

11

% so với năm

Tháng lớn nhât

Cái (1850 km )

TGXH


Mùa lũ

Các đặc trưng thể hiện

M (l/s/km2)

Mùa

2

26,7

30,3

Điều kiện địa hình dốc, mạng lưới sơng suối phát triển hình tỏa tia, mức độ tập
trung mưa lớn cả về lượng lẫn về cường độ trên phạm vi rộng nên lũ trên các sông suối
của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn mang đậm tính chất lũ núi với các đặc trưng: cường
suất lũ lớn, thời gian lũ ngắn (cả thời gian lũ lên lẫn thời gian lũ xuống), đỉnh lũ nhọn,
biên độ lũ lớn. Bờ của nhiều sơng nhánh dốc tới mức mực nước có thể lên tới vài mét
trong 1 giờ. Lũ quét ở thượng du luôn diễn ra hàng năm là mối đe doạ thường xuyên ở
sông Vu Gia - Thu Bồn. Hàng năm trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn xuất hiện từ 4 5 trận lũ, năm nhiều nhất có tới 7 - 8 trận lũ. Lũ lớn nhất trong năm thường xuất hiện
trong tháng 10 và 11, do nhiều hình thái thời tiết như: bão, áp thấp nhiệt đới, khơng khí
lạnh, gió mùa Đơng Bắc gây ra những đợt mưa lớn kéo dài ngày, trong khi đó mặt đất đã
đạt đến mức bão hòa do mưa lũ sớm tạo nên, mực nước các sông suối đã được nâng lên ở
mức cao. Lũ lớn xảy ra với tần suất cao trên lưu vực sơng Vu Gia -Thu Bồn, có tới 50%
số năm quan trắc xuất hiện những trận lũ vượt báo động III (tại Câu Lâu) và moduyn đỉnh
lũ trung bình tại trạm quan trắc đạt từ 1,6 - 1,7m3/s.km2. Lũ đặc biệt lớn đã xảy ra trên
sông Vu Gia - Thu Bồn vào tháng 11/1964 có lưu lượng đỉnh lũ tại trạm Nông Sơn là
18.250m3/s ứng với moduyn đỉnh lũ 5,79m3/s.km2. Trong 34 năm (1976 – 2009), lưu

lượng đỉnh lũ đo được lớn nhất tại trạm thuỷ văn Thạnh Mỹ (trên sông Vu Gia) là
7.000m3/s (ngày 20/11/1998), tại trạm Nơng Sơn (trên sơng Thu Bồn) là 10.815m3/s (ngày
12/11/2007).

Phịng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

11


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

Bảng 4: Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất ứng với tần suất trên các sông tỉnh Quảng Nam
Flv
(km2)

Qmax
(m3/s)

Cv

Cs

Qmaxqtrac
TGXH

Thạnh Mỹ
(Vu Gia)

1.850


3459

0,49

0,98

Nông Sơn
(Thu Bồn)

3.150

6036

0,38

0,76

Trạm

Qp (m3/s)
0,1%

0,5%

1%

5%

7000
20/11/1998


11.171

9.372

8.574

6.628

10815
12/11/2007

15.707

13.579

12.620 10.233

Ngồi lũ chính vụ, do tác động của gió mùa Đông Nam nên trên các sông suối ở
địa bàn tỉnh Quảng Nam thường xuất hiện lũ tiểu mãn vào tháng 5 hoặc tháng 6, có năm
vào tháng 7. Lũ tiểu mãn thường không lớn lắm, nguyên nhân gây lũ là những trận mưa
rào với cường độ lớn, thời gian lũ ngắn, thường là lũ đơn một đỉnh (bảng 5).
Bảng 5: Các đặc trưng lũ tiểu mãn trên lưu vực sơng Thu Bồn
Trạm

Lũ tiểu mãn

Q (m3/s)

Cv


Thạnh Mỹ

815

0,87

Nơng Sơn

1.242

0,72

Nhìn chung lũ lụt vùng nghiên cứu diễn biến khá phức tạp, do ảnh hưởng của bão
kết hợp với hoạt động khơng khí lạnh thường gây mưa lớn trên diện rộng thêm vào đó với
địa hình dốc nên khả năng tập trung nước nhanh, sông suối lại ngắn nên lũ vùng này rất ác
liệt, lũ lên nhanh, xuống nhanh, cường suất lũ lớn. Lũ các sông Quảng Nam đầy đủ các
dạng lũ đơn, lũ kép 2 đến 3 đỉnh đặc biệt một số trận lũ có 4 đến 5 đỉnh (lũ tháng 11/1999
có tới 5 đỉnh trong đó có 4 đỉnh trên báo động cấp III)
b) Dòng chảy kiệt
Ở lưu vực Vu Gia – Thu Bồn, mùa kiệt kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm.
Dòng chảy nhỏ nhất trên lưu vực phần lớn rơi vào tháng 4, những năm ít hoặc khơng có
mưa tiểu mãn vào tháng 5, 6 thì dòng chảy nhỏ nhất vào tháng 7 và tháng 8 (bảng 6). Với
các sơng có diện tích lưu vực trên 300km2, tháng có dịng chảy nhỏ nhất thường là tháng
4, với lưu vực có diện tích dưới 300km2 thì tháng có dịng chảy nhỏ nhất vào tháng 6
Dịng chảy mùa kiệt phụ thuộc vào trữ lượng nước trong sông và lượng mưa trong
mùa khơ. Có thể chia mùa kiệt thành 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ dòng chảy ổn định: dòng chảy thời gian này chủ yếu là do lượng nước trữ
trong lưu vực sông cung cấp nên xu hướng giảm dần theo thời gian và sau đó ổn định
(thường từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm)

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

12


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

+ Thời kỳ dịng chảy khơng ổn định: từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm dịng chảy
thường khơng ổn định do nguồn cung cấp nước cho dòng chảy thời kỳ này ngồi nước
ngầm cịn có lượng mưa trong mùa cạn (chủ yếu là mưa tiểu mãn tháng 5 và tháng 6) do
đó các sơng suối trong năm xảy ra 2 lần có dịng chảy kiệt nhất, lần thứ nhất vào tháng 3,
4 và lần 2 vào tháng 7, 8.
Bảng 6: Đặc trưng dịng chảy kiệt trên sơng tỉnh Quảng Nam
Đặc trưng
Các đặc trưng thể hiện

Nông Sơn - Thu Bồn
(3155km2)

Q (m3/s)

59,9

114

M (l/s/km2)

32,4

36,1


TGXH

1-9

1-9

% so với năm

37,4

31,8

Q (m3/s)

44,9

82

M (l/s/km2)

24,3

26

TGXH

2-4

3-5


% so với năm

9,35

7,62

Q (m3/s)

38,1

68

M (l/s/km2)

20,6

21,6

TGXH

4

8

% so với năm

Mùa

Thạnh Mỹ - Vu Gia

(1850 km2)

2,65

2,11

Mùa kiệt

Ba tháng
nhỏ nhất

Tháng nhỏ
nhất

Dòng chảy mùa kiệt chiếm 30 - 35% lượng nước cả năm. Vùng có dịng chảy mùa
kiệt lớn nhất là thượng nguồn các sơng với moduyn trung bình dịng chảy mùa kiệt dao
động từ 30 - 40l/s.km2. Vùng có dịng chảy mùa kiệt nhỏ nhất là vùng thuộc phía Bắc và
Tây Bắc tỉnh Quảng Nam thuộc lưu vực các sơng Bung, Kơn với moduyn dịng chảy mùa
kiệt chỉ cịn 10l/s.km2 (bảng 7)
Bảng 7: Dòng chảy nhỏ nhất ứng với tần suất trên các sông tỉnh Quảng Nam
Qkp (m3/s)

Flv
(km2)

Q
(m3/s)

Cv


Thạnh Mỹ

1850

30,8

0,28

Nông Sơn

3150

49,0

0,30

Trạm

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

Cs
75%

90%

0,60

24,7

20,5


0,60

38,5

21,4

13


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

Do tác động của các cơ chế gây mưa khác nhau nên trong mùa kiệt thường xuất
hiện lũ tiểu mãn vào tháng 5, 6 nhưng không thường xuyên, do vậy thời kỳ xuất hiện ba
tháng có dịng chảy nhỏ nhất cũng như tháng có dịng chảy nhỏ nhất trong năm khơng ổn
định. Nếu có lũ tiểu mãn, lượng dịng chảy ba tháng nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 2 - 4 và
tháng 4 có dịng chảy nhỏ nhất. Khi khơng có lũ tiểu mãn dòng chảy ba tháng nhỏ nhất rơi
vào tháng 6 - 8 và tháng nhỏ nhất sẽ là tháng 7 hoặc tháng 8. Lượng dòng chảy ba tháng
nhỏ nhất chiếm từ 5 – 10% lượng dòng chảy năm với moduyn trung bình từ 10 –
40l/s.km2. Dịng chảy nhỏ nhất đã quan trắc được thường đạt dưới 10l/s.km2 (bảng 8)
Bảng 8: Dịng chảy kiệt nhỏ nhất trên các sơng tỉnh Quảng Nam
Trạm

Sơng

Flv
(km2)

Mtháng min
(l/s.km2)


TGXH

Mtháng min
(l/s.km2)

TGXH

Thạnh Mỹ

Vu Gia

1.850

8,76

4/1983

6,11

4/9/1988

Nơng Sơn

Thu Bồn

3.150

8,98


4/1983

4,63

17/8/1977

Tóm lại: Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phong phú nhưng sự phân
bố không đều theo không gian và thời gian thường gây nên các thiên tai về nước: hạn hán
trong mùa khô, lũ lớn kèm theo ngập lũ trong mùa mưa gây nên những tổn thất to lớn cả
về người và của cải đồng thời gây ô nhiễm môi trường và bất ổn định đời sống của người
dân.
1.2. Các thiên tai liên quan đến tài nguyên nước (lũ lụt và hạn hán) tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Tổng quan về các dạng thiên tai ở tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai
địa động lực ngoại sinh như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, gió
lốc, sét, gió Tây Nam khơ nóng, gió mùa Đơng Bắc, sạt lở núi, sạt lở bờ sông, bờ biển,
sương mù và mưa đá. Thiên tai bão, lũ chủ yếu xảy ra từ tháng 9 đến tháng 12. Hạn hán,
xâm nhập mặn thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 7. Các loại thiên tai khác xảy ra quanh
năm. Các tai biến tự nhiên gây ra các tổn thất về người và của cải vật chất và làm xáo trộn
các hoạt động của con người trên phạm vi rộng. Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng, mức độ
thiệt hại và tần suất xuất hiện các loại thiên tai ở tỉnh Quảng Nam có thể xếp theo thứ tự ở
bảng 9.
Qua bảng 9 cho thấy, đối với Quảng Nam, các thiên tai liên quan đến dịng chảy
(lũ lụt, hạn hán) có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và có sức tàn phá lớn nhất về
môi trường, gây ra thiệt hại về nhiều mặt trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê những năm gần
đây, thiên tai đã gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh ước tính trung bình gần bằng 6,26% tổng
GDP và những năm mưa lũ lớn, thiệt hại có thể lên đến 18 - 20% GDP. Những trận lũ lớn
trong các năm 1990, 1996, 1998, 1999, 2004, 2007 và 2009 thiệt hại đến hàng nghìn tỷ

Phịng Tài ngun nước mặt, Viện Địa Lý


14


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

đồng và sinh mạng hàng trăm người. Đặc biệt đợt lũ năm 2007 và tiếp đến trận lũ năm
2009 là thiên tai gây hậu quả nặng nề nhất kể từ 100 năm nay ở Quảng Nam với tổng thiệt
hại của 2 năm lũ lớn lên tới 5700 tỷ đồng.
Bảng 9: Mức độ ảnh hưởng của thiên tai
TT

Loại thiên tai

Khu vực

Thời gian

Mức độ

ảnh hưởng

ảnh hưởng

ảnh hưởng

Thường xuyên

Nghiêm trọng


1

Lũ lụt

Đồng bằng và
miền núi

2

Bão và Áp thấp nhiệt đới Trên biển và trên
đất liền

Thường xuyên

Nghiêm trọng

3

Xói lở bờ sơng

Vùng ven sơng

Thường xun

Nghiêm trọng

4

Hạn hán và xâm nhập
mặn


Vùng trung du và

Chu kỳ 2 đến

Nghiêm trọng

vùng Đồng bằng

3 năm/1 lần

5

Dơng, Gió lốc, Sét

Tồn tỉnh

Thường xun

Trung bình

6

Lũ qt, Sạt lở núi

Miền núi

Thườngxun

Trung bình


7

Xói lở bờ biển

Vùng ven biển

Thường xun

Trung bình

8

Sương mù, Mưa đá

Tồn tỉnh

Thường xun

Mức độ nhẹ

1.2.2. Đặc điểm thiên tai lũ và ngập lụt ở Quảng Nam
Như trên đã nêu, chế độ dịng chảy trên sơng thuộc tỉnh Quảng Nam phụ thuộc
hồn tồn vào chế độ dịng chảy trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Theo đánh giá của
các cán bộ Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam, dòng chảy tại trạm Câu
Lâu có mối tương quan tỷ lệ thuận với tình hình lũ và ngập lụt của tồn tỉnh. Với thời
gian mùa lũ ngắn, các đợt lũ thường liên tiếp xẩy ra trong thời gian ngắn tạo nên đường
quá trình lũ có dạng nhấp nhơ nhiều đỉnh, thể hiện qua các năm lũ lớn điển hình như sau:
Năm 1964 (4 – 10/11/1964): Do mưa kéo dài nhiều ngày nên lũ xảy ra trên diện
rộng với mực nước rất cao. Theo số liệu điều tra vết lũ cho thấy mực nước tại trạm Nông

Sơn đạt 22,16m; Giao Thuỷ là 10,06m; Ái Nghĩa đạt 10,56m; Câu Lâu là 5,48m và Hội
An là 3,40m
Mùa lũ năm 1996 đã xuất hiện liên tiếp 6 trận lũ từ báo động I trở lên, có 3 trận lũ
vượt báo động cấp III, trong đó trận lũ xẩy ra ngày 2 - 6/11/1996 là lớn nhất.
Năm 1997 có 7 đợt lũ, trong đó có 3 đợt lũ trên báo động cấp II, 2 trận lũ lớn vượt
báo động cấp III xuất hiện trong tháng 9, sớm hơn bình thường.

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

15


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

Năm 1998, do ảnh hưởng của El-Ninơ, đầu năm nắng nóng và hạn hán, mùa lũ
xuất hiện muộn hơn bình thường. Mãi cho đến 12/11/1998 mới có mưa do bão số 4 gây
ra. Sau đó, xuất hiện dồn dập nhiều đợt mưa lớn do ảnh hưởng của các cơn bão số 5, 6, 7,
8 kết hợp với hoạt động mạnh của không khí lạnh đã gây ra 5 đợt mưa lớn, hình thành 3
trận lũ có mực nước đỉnh lũ từ báo động cấp I trở lên, trong đó đợt lũ trong các ngày 19 24/11 do bão số 5 kết hợp với khơng khí lạnh đã gây ra mưa lớn trên diện rộng. Đây là
trận lũ lớn, dạng lũ kép (2 đỉnh), mực nước đỉnh lũ vượt báo động cấp III từ 0,81 - 1,57m.
Sau trận lũ năm 1964, đây là trận lũ lớn nhất đã từng quan trắc trong thời kỳ 1977 – 1998.
Năm 1999, liên tiếp trong vòng 1 tháng, từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 12 đã xẩy
ra 2 đợt lũ đặc biệt lớn. Trận lũ đầu tháng 11 là trận lũ kép với 5 đỉnh lũ, trong đó có 4
đỉnh lũ vượt báo động cấp III từ 0,8 - 2,58m (Cẩm Lệ), mực nước đỉnh lũ ở hạ lưu cao
hơn mực nước đỉnh lũ năm 1998. Tiếp theo, đầu tháng 12/1999 lại xẩy ra 1 đợt lũ rất lớn
với 2 đỉnh lũ, mực nước đỉnh lũ cao nhất vượt báo động cấp III từ 0,8 - 1m.
Năm 2007, Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 6 kết
hợp với khơng khí lạnh và trường gió Đơng trên cao mạnh, nên từ ngày 10 - 13/11, khu
vực Quảng Nam có mưa to gây ra lũ lụt lớn. Lũ trên sông vượt báo động III từ 0,5 – 2,5
m, cao hơn lũ năm 1999 và xấp xỉ lũ lịch sử năm 1964. Trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa

mực nước đỉnh lũ đạt 10,36m vượt lũ 1999 là 9cm; Trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy mực
nước đỉnh lũ đạt 9,6m vượt lũ 1999 là 20cm, tại Câu lâu đạt 5,39m vượt lũ 1999 là 16cm và
tại Hội An đạt 3,28m vượt lũ 1999 là 16cm
Năm 2009, chịu tác động của cơn bão số 9 đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam và
suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 29/9/2009, đã gây mưa to và rất to trên địa bàn
toàn tỉnh. Lượng mưa ngày (từ 19h ngày 28 đến 19h ngày 29/9) trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam đạt mức 400 - 500mm, một số nơi trên 600mm như Đông Giang 602mm, Trà My là
599mm, Quảng Ngãi là 672mm... Kết hợp với mực nước sông đang ở mức cao đã gây ra
trận lũ lớn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn với đỉnh lũ sấp xỉ năm 1999 và năm 2007
(cao nhất vượt lũ 2007 là 76cm tại trạm Hội Khách, 41cm tại trạm Ái Nghĩa, 15cm tại
trạm Giao Thủy).
Một trong những đặc điểm lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là lũ lên
nhanh, xuống nhanh với biên độ (5 - 14m) và cường suất lũ lớn (trung bình khoảng 20 50cm/h, lớn nhất tới 100 - 140cm/h) ở thượng và trung lưu, lũ lên tương đối nhanh nhưng
rút chậm ở hạ lưu do độ dốc lịng sơng nhỏ (20/00 trong đoạn sơng từ Thạnh Mỹ đến Ái
Nghĩa, 0,080/00 từ Ái Nghĩa đến Câu Lâu, 0,04 0/00 từ Câu Lâu đến biển) và có nhiều phân
lưu đổ ra biển cũng như tác động của thuỷ triều, địa hình, địa vật... nên lũ lên chậm hơn,
nhưng rút rất chậm nhất là khi gặp triều cường. Tại trạm thuỷ văn Thạnh Mỹ trên sông Vu
Gia, vận tốc dòng chảy lũ lớn nhất đạt 3,77m/s, biên độ lũ lớn nhất là 15,2m, thời gian
truyền lũ từ Thạnh Mỹ đến Ái Nghĩa (40,5km) dài nhất 11giờ, ngắn nhất chỉ có 5giờ. Tại
Phịng Tài ngun nước mặt, Viện Địa Lý

16


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

trạm thuỷ văn Nơng Sơn trên sơng Thu Bồn, vận tốc dịng chảy lũ lớn nhất là 3,74m/s, biên
độ lũ lớn nhất 12m, thời gian truyền lũ từ Nông Sơn đến Giao thuỷ (26km) dài nhất 7giờ,
ngắn nhất chỉ có 3giờ. Từ Giao Thuỷ đến Câu Lâu (23km), thời gian truyền lũ trung bình
7,4giờ, dài nhất 11giờ và ngắn nhất là 6giờ. Lũ tập trung nhanh đổ xuống vùng đồng bằng,

vùng đồng bằng sơng có độ dốc bé, lịng sơng nơng, các cửa sơng khả năng thốt lũ kém,
sơng lại khơng có đê nên đại bộ phận dòng chảy lũ khi đến Ái Nghĩa và Giao Thuỷ đã chảy
tràn bờ vào đồng gây ngập lụt cho toàn bộ hạ lưu bao gồm các huyện Đại Lộc, Điện Bàn,
Duy Xuyên và Thành phố Hội An.
Nằm trong vùng sụt võng trung sinh đại, dốc theo hướng tây nam - đông bắc, lưu
vực sông Vu Gia - Thu Bồn có dạng hình nan quạt mở rộng, phát triển phụ lưu đến cấp 4
và các phân lưu có chiều dài lớn hơn 10km vì vậy khả năng thốt nước kém. Lịng sơng
phần hạ du mở rộng, độ dốc đáy sông giảm dần, độ uốn khúc tăng lên, xuất hiện nhiều bãi
bồi ở giữa sơng vì vậy liên tục xảy ra hiện tượng bồi lấp, xói lở bờ và cửa sơng. Khi có
mưa lớn thì lũ sơng Vu Gia - Thu Bồn tập trung nhanh cùng với mưa lớn ở hạ du gây
ngập lớn các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn và TP Hội An. Kết quả của mơ hình
Mike 11 – GIS (đã được trình bày trong chuyên đề 5) đã xác định diện ngập lụt ở hạ du
tỉnh Quảng Nam trong những năm lũ lớn (bảng 10)
Bảng 10: Diện tích ngập theo các năm lũ lớn
Hmax tại Câu Lâu
TT

Năm
Giá trị Hmax (cm)

Tần suất (%)

Diện tích ngập lụt
(km2)

1

1996

444


15

450,1

2

1998

509

5

653,65

3

1999

523

2.5

708,15

4

2004

459


10

641,5

5

2007

539

1

734,6

6

2009

529

2

504,0

Căn cứ vào điều tra vết lũ trên các vùng thuộc các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Hòa
Vang, thị xã Hội An, Duy Xuyên, Quế Sơn cho thấy diện ngập hàng năm có diện tích trên
20.000ha, bao trùm tồn bộ đồng bằng sơng Vu Gia - Thu Bồn (hình 2).
Ngun nhân ngập lụt ở đồng bằng sơng Vu Gia - Thu Bồn chủ yếu do lũ thượng
nguồn đổ về và lan truyền qua rất nhiều phân lưu chảy ngang, dọc. Từ báo động III trở

lên, diện ngập không mở rộng thêm nhiều, chủ yếu là tăng độ sâu ngập lụt. Huyện Điện
Bàn, tả ngạn sông Thu Bồn, huyện Hịa Vang, hạ lưu sơng Vu Gia, phía Nam Đà Nẵng,

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

17


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

ngập sâu trung bình trên ruộng là 1,4m, lớn nhất là 3,2m. Huyện Duy Xuyên, hữu ngạn
sông Thu Bồn, nằm giữa sông Thu Bồn và sơng Bà Rén, ngập sâu trung bình trên ruộng
là 1,3m, lớn nhất 3,0m. Huyện Đại Lộc trên sơng Vu Gia, ngập sâu trung bình trên ruộng
là 1,1m, lớn nhất là 2,8m. Thị xã Hội An, ngập sâu trung bình 0,8m, lớn nhất là 2,5m.
Huyện Quế Sơn, hữu ngạn sơng Bà Rén, ngập trung bình trên ruộng là 0,5m, lớn nhất là
1,5m. Huyện Thăng Bình, ven phân lưu Trường Giang đổ ra cửa Tam Kỳ, ngập trung
bình trên ruộng là 0,4m, lớn nhất là 1,2m. Nhà cửa, trường học, trạm xá phần lớn xây trên
nền cao nên chỉ ngập khoảng 30 - 130cm. Thời gian ngập ở các vùng dân cư thường từ 6h 48h, ở đồng ruộng có thể kéo dài 2 - 3 ngày, cịn ở vùng ven biển 0,5 - 1 ngày.

Hình 2: Bản đồ ngập lụt tỉnh Quảng Nam (ứng với lũ 1% tháng 11/2007)
Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy song song nhau và cắt ngang đồng bằng sông
Vu Gia - Thu Bồn. Khi lũ lớn, sông Vu Gia - Thu Bồn gây ngập lụt, 2 tuyến đường trên
đã cản trở dòng chảy, làm cho mức độ ngập lụt vùng thượng du cao hơn vùng hạ du và
thời gian ngập kéo dài hơn. Ngồi ra, cịn ngập nhiều hệ thống đường sá liên huyện, xã,
thơn.
Phịng Tài ngun nước mặt, Viện Địa Lý

18



Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

1.2.3. Đặc điểm khơ hạn và tình trạng hạn hán
Hạn hán đã trở thành dạng thiên tai phổ biến trên thế giới trong những thập niên
gần đây. Theo thống kê trung bình mỗi năm có khoảng 21 triệu ha đất hạn hán biến thành
đất khơng có năng suất kinh tế. Trong gần 1/4 thế kỷ vừa qua, số dân gặp rủi ro vì hạn
hán trên những vùng đất khơ cằn đã tăng hơn 80%. Nguy cơ đói và khát do hạn hán,
hoang mạc hoá uy hiếp 250 triệu con người trên trái đất, kèm theo đó cịn ảnh hưởng tới
mơi trường khí hậu chung toàn cầu (Yang Youlin - 2007).
Hạn hán là sự thiếu mưa trong một thời gian dài, thường là một mùa hoặc có thể
kéo dài hơn, dẫn đến sự khan hiếm nước cho các ngành hoạt động kinh tế, xã hội và môi
trường (UN/ISDR, 5/2007).
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Giảm nhẹ hạn hán Quốc gia thuộc trường ĐH
Lebrasca-Licoln Mỹ đã phân hạn hán thành 4 loại: (1) hạn khí tượng; (2) hạn thuỷ văn;
(3) hạn nơng nghiệp và (4) hạn kinh tế - xã hội (Wilhite và Glantz,1985).Trong các loại
hạn này, hạn khí tượng là hiện tượng tự nhiên có ngun nhân trực tiếp từ khí hậu và biến
đổi theo vùng; riêng đối với hạn KT – XH tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh xã hội
và nhân văn. Chúng thể hiện mối tương tác giữa các tính chất tự nhiên của hạn khí tượng
và các hoạt động của con người. Hạn KT – XH được xác đinh bởi sự tác động liên kết
giữa các yếu tố tự nhiên và hoạt động xã hội. Đây là hiện tượng hết sức phức tạp mà sự
hình thành là do cả hai nguyên nhân: Tự nhiên và con người. Các yếu tố tự nhiên gây hạn
như sự dao động của các dạng hồn lưu khí quyển ở phạm vi rộng và các vùng xoáy
nghịch, hoặc các hệ thống áp thấp cao, sự biến đổi khí hậu, sự thay đổi nhiệt độ mặt nước
biển như El Nino) và các nguyên nhân do con người như nhu cầu nước ngày càng gia
tăng, phá rừng, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới nguồn nước, quản lý đất và nước kém
bền vững, gây hiệu ứng nhà kính... Cịn đối với các ngun nhân do con người chủ yếu là
do sự mâu thuẫn của các ngành sử dụng nước.
a) Khả năng không mưa trong mùa kiệt
Trung bình nhiều năm, lượng mưa mùa kiệt (từ tháng 1 đến tháng 9) nhưng chỉ
chiếm 25 - 30% lượng mưa năm và thời gian không mưa liên tục kéo dài là nguyên nhân

gây ra tình trạng hạn hán trên diện rộng. Mức độ khô hạn diễn ra nghiêm trọng khi thời
gian không mưa kéo dài liên tiếp trong thời gian dài. Trên lãnh thổ Quảng Nam, vùng
đồng bằng ven biển hàng năm trung bình có 9 đến 10 đợt khơng mưa kéo dài, nhiều nhất
14 đợt, ít nhất 3 đợt. Trung bình mỗi đợt khơng mưa kéo dài 14 đến 17 ngày, dài nhất là
100 ngày, nghĩa là trên 3 tháng nắng nóng liên tục khơng mưa. Ở trung du và vùng núi,
trung bình hàng năm có 5 đến 6 đợt không mưa kéo dài, nhiều nhất là 9 đợt. Trung bình
mỗi đợt khơng mưa kéo dài 9 đến 10 ngày, dài nhất là 55 ngày. Cụ thể thời gian không
mưa liên tục kéo dài nhất ở một số vùng được trình bày trong bảng 11.

Phịng Tài ngun nước mặt, Viện Địa Lý

19


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

Bảng 11: Thời gian không mưa liên tục dài nhất ở các trạm quan trắc
TT

Địa điểm

Thời gian không mưa liên tục

Số ngày kéo dài

1

Tam Kỳ

Từ 1/3/1984 đến 27/4/1984


58

2

Trà My

Từ 31/1/1982 đến 26/3/1982

55

3

Câu Lâu

Từ 20/1/1983 đến 29/4/1983

100

4

Ái Nghĩa

Từ 6/3/1995 đến 7/5/1995

63

5

Hội An


Từ 21/1/1983 đến 29/5/1983

99

b) Mức độ khô hạn ở Quảng Nam
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy khơng có một chỉ số nào có ưu điểm vượt trội
so với các chỉ số khác trong mọi điều kiện. Tuy nhiên khơng ít chỉ số đã thể hiện sự phù
hợp cao với tình hình hạn hán ở từng vùng cụ thể. Đối với vùng Nam Trung Bộ nói chung
và lưu vực sơng Vu Gia - Thu Bồn tỉnh Quảng Nam nói riêng, các chỉ tiêu/chỉ số tính tốn
chỉ số khơ hạn như PDSI, CMI, GMI, SI, Chỉ số khô Penman… hiện không thể áp dụng
được do không đủ tài liệu quan trắc. Trong khuôn khơ của chun đề này, cơng thức tính
tốn chỉ số khô hạn K (xét theo tiêu chuẩn cán cân nước)
Chỉ số khơ hạn:

E
Kt  t
Rt

Trong đó: Et - Lượng bốc hơi (mm)
Rt - Lượng mưa (mm)

Tháng nào có chỉ số khơ hạn nhỏ hơn 1 tháng đó được coi là ẩm ướt, ngược lại
tháng nào có chỉ số khơ hạn nhỏ hơn 1 thì được coi là tháng khơ hạn, và chỉ số khơ hạn
càng lớn thì càng khơ hạn và ngưỡng chỉ tiêu khô hạn K được quy định như sau:
K< 0,5

: Rất ẩm

0,5 ≤ K <1,0


: Ẩm

1,0 ≤ K <2,0

: Hơi khô

2,0 ≤ K <4,0

: Khô

K≥ 4,0

: Rất khô

Theo số liệu quan trắc nhiều năm từ 1997 đến 2009 về mưa và bốc hơi của các
trạm trong và lân cận tỉnh Quảng Nam, tính tốn chỉ số khơ hạn K theo năm của tỉnh
(bảng 12 và hình 3)

Phịng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

20


Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam

Hình 3: Bản đồ chỉ số hạn tỉnh Quảng Nam
Bảng 12: Chỉ số khơ hạn trung bình năm khu vực Quảng Nam
Chỉ số khô hạn Knăm
Năm


Tam Kỳ

Đà Nẵng

Quảng Ngãi

K

Mức độ

K

Mức độ

K

Mức độ

1997

0,40

Rất ẩm

0,32

Rất ẩm

0,42


Rất ẩm

1998

0,44

Rất ẩm

0,21

Rất ẩm

0,24

Rất ẩm

1999

0,22

Rất ẩm

0,17

Rất ẩm

0,22

Rất ẩm


2000

0,31

Rất ẩm

0,19

Rất ẩm

0,24

Rất ẩm

2001

0,32

Rất ẩm

0,31

Rất ẩm

0,36

Rất ẩm

2002


0,48

Rất ẩm

0,35

Rất ẩm

0,49

Rất ẩm

2003

0,55

Ẩm

0,48

Rất ẩm

0,37

Rất ẩm

2004

0,74


Ẩm

0,40

Rất ẩm

0,40

Rất ẩm

2005

0,59

Ẩm

0,30

Rất ẩm

0,29

Rất ẩm

2006

0,54

Ẩm


0,44

Rất ẩm

0,57

Ẩm

2007

0,40

Rất ẩm

0,16

Rất ẩm

0,29

Rất ẩm

2008

0,45

Rất ẩm

0,20


Rất ẩm

0,32

Rất ẩm

2009

0,38

Rất ẩm

0,23

Rất ẩm

0,24

Rất ẩm

Phòng Tài nguyên nước mặt, Viện Địa Lý

21


×