Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.12 KB, 4 trang )
Chữa sỏi niệu quản
Sỏi từ thận rớt xuống niệu quản rồi nằm kẹt lại ở đó gọi là “sỏi niệu quản”,
tình trạng này thường gây đau dữ dội, nếu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến
thận vì ứ nước.
Ảnh minh họa.
Đau lưng, đau hông dữ dội
Hôm 20.6 vừa qua, Bệnh viện Triều An, TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân Trần
Thúy H. (30 tuổi, nhà ở tỉnh Đồng Tháp). Chị H. vào viện từ 3 ngày trước vì
bị đau lưng dữ dội ở phía hông bên trái. Qua siêu âm, bác sĩ thấy thận của
bệnh nhân bị ứ nước độ 3, kết quả chụp X-quang cho thấy có sỏi niệu quản
lưng nằm gần bể thận, kích thước 1,2 cm x 1 cm. Bệnh nhân được tiến hành
phẫu thuật bằng phương pháp tán laser (loại phẫu thuật không xâm lấn, tiếp
cận sỏi qua đường niệu quản, rồi dùng laser để làm sỏi rã ra) - bác sĩ dùng
ống đưa laser qua lỗ tự nhiên (đường tiểu) của người bệnh, chứ không mổ,
hay khoang vùng nào của cơ thể, đưa ống đến niệu quản, tới vị trí sỏi nằm,
rồi điều chỉnh tần sóng laser để làm tan sỏi. Ca mổ được tiến hành trong thời
gian 30 phút, với sự hỗ trợ chuyên môn của bác sĩ Bệnh viện Bình Dân,
TP.HCM.
Sỏi niệu quản hay gặp
Theo các bác sĩ, trong những loại sỏi ở đường tiết niệu, sỏi niệu quản vừa
hay gặp, vừa nguy hiểm nhất. Niệu quản là con đường duy nhất dẫn nước
tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu đường này bị tắc nghẽn do sỏi thì thận sẽ
bị ứ nước, gây nhiễm trùng, làm viêm nhiễm thận, hư thận. Nếu không chữa
trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, làm hư cả hai quả thận.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng,
nhưng hai nguyên nhân thường gặp là: tăng bất thường can-xi trong máu (do
can-xi huyết tăng cao khiến can-xi niệu cũng tăng; hoặc u bướu ở tuyến giáp