Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tiểu luận nông dân với quá trình đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.8 KB, 10 trang )


TIỂU LUẬN
NÔNG DÂN VỚI QUÁ
TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
MỤC LỤC
NÔNG DÂN VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Lý do chon đề tài
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế
phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ
bản có thể xem đô thị hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống
cơ sở vật chất của ngành công nghiệp ở nông thôn, của các ngành sản xuất khác và
các ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục
vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Đô thị hóa dẫn
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân
số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình
thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu hướng tất yếu.
Tuy nhiên, đồng thời với việc đô thị hoá vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người
dân thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Cuộc sống của người
dân sau khi cắt phần đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng như thế nào?
Nhận thức được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với cuộc sống
của người nông dân, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ NÔNG DÂN VỚI QUÁ
TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA”
trang
2
I.Mở đầu
Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo
hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu
Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện đại hóa trên cơ


sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở thành một xu hướng nổi
bật của các quốc gia đang phát triển vào thập kỉ 50-60. Tốc độ phát triển của dân
số đô thị ở các nước đang phát triển đã nhanh hơn nhiều so với các nước phát
triển. Theo “Báo cáo phát triển thế giới 2003” đã dự đoán đến năm 2050, lần đầu
tiên trong lịch sử, đa số người dân ở các nước đang phát triển sẽ được sống ở các
đô thị và các thành phố. Nhưng người ta cũng khẳng định tính có hại của đời sống
đô thị, sự suy thoái về môi trường, cạn kiệt tài nguyên, các ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống văn hóa tinh thần của con người,…
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá
trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, từ miền Bắc đến miền
Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến hải đảo, không đâu là
không mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Hệ thống của đất nước. Đặc
biệt ở các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội-TP Hồ Chí Minh việc đô thị hóa
diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối
với đất đai. áp lực với đất đai là điều không thể tránh khỏi bởi chúng ta chỉ có thể
sử dụng sao cho hợp lí nguồn của cải quốc gia chứ không thể thay đổi quỹ đất
được Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị đã tác động đến một bộ
phận dân cư. Nói đến đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là
mặt hại, trước tiên các đô thị lớn cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch
vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh
tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn.
Nhưng chúng ta cũng nên nhìn nhận cả mặt trái của quá trình đô thị hóa. Một
trong số đó là quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp tới
người nông dân mất đất.
trang
3
II. NỘI DUNG
1.Thực trạng quá trình đô thị hóa
Việt Nam đang chứng kiến một tốc độ đô thị hoá cao chưa từng có.
Lượng dân cư vào đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm có

khoảng 1 triệu dân cư toàn quốc tiếp tục tham gia vào “đại gia đình” đô thị. Toàn
quốc hiện có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ, trong đó có 93 thành phố cấp tỉnh,
thành. Riêng Hà Nội dự kiến tỉ lệ đô thị hoá đạt 30-32% vào năm 2010 và 55-
62.5% trong năm 2020 và dân số đô thị đến năm 2010 là 3.9 - 4.2 triệu người, năm
2020 là 7.9-8.5 triệu người. Do vậy, đất đai sử dụng để xây nhà ở và các cơ sở hạ
tầng là rất thiếu thốn.
Kể từ đầu những năm 1990 của thế kỷ 20 đến nay, đất nước ta bắt đầu công
nghiệp hóa đất nước. Một bộ phận nông dân “nhường” những thửa ruộng của
mình, làng quê mình để xây dựng những khu đô thị mới, khu công nghiệp mới,
những nhà máy thủy điện mới. Việc rời xa những thửa ruộng vừa là công cụ sản
xuất, tài sản vừa là niềm vui, lẽ sống của người nông dân thật không hề đơn giản.
Sau nhiều năm cải cách, thu nhập bình quân đầu người một năm của người dân
Việt Nam nói chung tăng mạnh từ năm 1996-2006. Năm 2006, thu nhập đầu người
cao gấp 2,8 lần năm 1996. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng thu nhập rất khác nhau trong
các vùng của cả nước.
Ở các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, mức thu nhập cũng như tốc độ tăng thu nhập
thuộc hàng thấp nhất. Cùng với xu hướng tăng thu nhập cả nước, thu nhập bình
quân của cư dân nông thôn cũng tăng gần 300% trong vòng 10 năm (1996-2006).
Nếu xét về khoảng cách tương đối, thì thu nhập của cư dân nông thôn với cư dân
thành thị có xu hướng giảm dần (năm 1996: 2,7 lần; năm 2006 còn 2,1 lần).
Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối thì khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và
thành thị ngày càng gia tăng. Cả nước hiện có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm
22% số hộ cả nước (theo chuẩn mới, 2005). Nếu tính theo vùng, thì tỷ lệ này được
phân bổ như sau : vùng Tây Bắc 42%; Đông Bắc 33%; đồng bằng sông Hồng
14%; Bắc Trung bộ 35%; duyên hải Nam Trung bộ 24%; Tây Nguyên 38%; Đông
trang
4
Nam bộ 9%; và vùng ĐBSCL 18%. Trong số các hộ nghèo, vẫn còn tới khoảng
12% là nghèo về lương thực
Bình quân hàng năm, tính từ 2001 đến 2007, gần 10 vạn ha đất nông nghiệp được

thu hồi đã phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu
dân cư; khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm, trong đó, 80% thuộc loại đất màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm. Hầu hết các
khu công nghiệp, dịch vụ, dân cư… đều bám dọc các quốc lộ huyết mạch, các
vùng nông thôn trù phú.
2.Tác động của quá trình đô thị hóa tới người nông dân:
a. Tích cực:
Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong
tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành
chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây
ăn quả ngày càng tăng.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các
trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới… đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo
những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng
dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con
người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát
triển, đời sống của người lao động được cải thiện – đó là xu hướng chủ đạo và là
mặt tích cực của đô thị hoá.
Nhìn từ bình diện văn hoá, làn sóng đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ tầng văn
hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn,
buôn bán giữa các vùng miền… đã làm cho diện mạo nông thôn và đời sống tinh
thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ở nông thôn đã
xuất hiện những yếu tố văn hoá đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm
trang
5
văn hoá, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong

cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ…) làm cho văn hoá làng quê có những
sắc thái mới. Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá
của nông dân các vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể, được nâng lên.
Đó là xu hướng chủ đạo của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam trong những năm đổi
mới vừa qua. Thực tiễn đã chứng minh tính hợp qui luật và những tác động tích
cực của đô thị hoá đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam
b. Tác động tiêu cực
Bên cạnh mặt tích cực quá trình đô thị hóa còn phát sinh những vấn đề bức xúc
liên quan đến đời sống người nông dân.
Tại một đất nước ngàn năm lúa nước như Việt Nam, người nông dân giữ vai trò vô
cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. Thế nhưng,
trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của đất nước, vai trò của họ lại trở nên
thụ động và là những người bị tổn thương nhiều nhất. Người nông dân đang đối
mặt nhiều khó khăn trong bối cảnh công nghiệp hóa.
 Những thành tựu của công nghiệp hóa còn chưa với tới được nhiều người
dân ở nông thôn. Hiện nay sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Mức
chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ giàu nhất và nghèo nhất ngày càng cao:
năm 2006, mức chênh lệch là 8,5 lần trong khi năm 2004 chỉ ở mức 7,1 lần.
ĐBSCL là vùng có tỷ lệ nghèo vào loại cao nhất trong cả nước, chỉ xếp sau
vùng núi phía Bắc
 Với số lượng đông đảo, nông dân Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng
không những trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn mà
còn cung cấp nguồn lực về con người, tài nguyên, bảo tồn sinh thái và
không gian chung cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cả nước (đô thị
và nông thôn).
 Có thể nói, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra tương đối mạnh,
nhưng phần lớn nông dân chưa thực sự tham gia và làm chủ quá trình này
 Các quy hoạch lớn về đô thị, công nghiệp, người dân không được tham gia
thảo luận từ đầu, ít có phản biện của dân cư về lợi ích và những bất lợi của
quá trình này đối với nông dân. Điều này có thể lý giải là do các tổ chức đại

trang
6
diện cho nông dân ít, thiếu quyền lực, không được tham gia vào các quyết
định lớn về hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn.
 Thiếu thông tin, thiếu minh bạch trong quy hoạch phát triển các khu công
nghiệp và đô thị và điều này đã không cho phép người dân bảo vệ quyền lợi
của mình.
 Thiếu kỹ năng, năng lực để có thể tham gia vào thị trường lao động mới. Ví
dụ tại Lào Cai, chỉ tiêu xuất khẩu lao động cho tỉnh luôn không đủ người
đi. Tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, có 30 chỉ tiêu, nhưng không
tìm được người đi, trong khi đồng bào có cuộc sống rất khó khăn.
 Người nông dân ít được hưởng lợi trực tiếp từ quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa nên họ không tham gia, đôi khi tại nhiều nơi họ còn cản trở quá
trình này.
 Tỷ lệ người lao động bị mất đất và không có việc làm tại các vùng công
nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh là rất lớn. Nó tỷ lệ thuận với tỷ lệ đất canh
tác bị thu hồi. Trong bối cảnh an ninh lương thực toàn cầu đang bị mất ổn
định như hiện nay, xu thế này đang có những dấu hiệu nguy hiểm. Những
hộ nông dân mất đất này sẽ là những người đầu tiên chịu gánh nặng về sự
tăng giá lương thực và thực phẩm. Điều này cho thấy, nếu đẩy mạnh công
nghiệp hóa và đô thị hóa không gắn với quyền lợi và công ăn việc làm của
người dân nông thôn, thì sẽ tạo ra sự mất ổn định tại nông thôn và làm
chậm trễ tiến trình công nghiệp hóa.
 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu lao động theo hướng thu hẹp tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và nâng
cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, người nông dân
lại thiếu đất, thiếu vốn, trình độ học vấn thấp, không có nghề phụ để kiếm
thêm thu nhập. Vì vậy, nhiều nơi người nông dân phải rời bỏ quê hương đi
kiếm sống. Hiện tượng di dân tự do từ nông thôn “ồ ạt” ra thành phố trong
những năm qua chứng minh cho điều đó.

3.Tâm lý của người nông dân về quá trình đô thị hóa
Từ bao đời nay, đã là nông dân thì phải có ruộng, do đó họ muốn được sở hữu,
khai thác hiệu quả ruộng đất của mình để có thể sống yên bình ở làng quê. Nhưng
trang
7
trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, dân số tăng, ruộng đất thu hẹp, nhu
cầu chi tiêu tăng thì nông dân có nhu cầu trước tiên là công ăn việc làm và thu
nhập.
Nông dân mong muốn được tiếp sức về khoa học và công nghệ, khuyến nông để
triển khai ngay công nghiệp hóa sản xuất trên mảnh đất đã hạn hẹp của mình để có
thu nhập cao hơn, giảm bớt sự nặng nhọc, vất vả trong lao động.
Nông dân mong muốn được đối xử công bằng hơn so với các tầng lớp khác trong
xã hội về đóng góp xây dựng hạ tầng, các dịch vụ công cộng, thuế, lệ phí, thông
tin, thu hồi đất đai… Điều đó sẽ giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp họ
sống tốt hơn để họ có thể cung cấp nguồn lực có chất lượng cao cho xã hội.
Nông dân mong muốn có vai trò lớn hơn trong xây dựng và quản lý nông thôn. Họ
muốn có thông tin về công nghiệp hóa trên quê hương họ. Họ muốn được hỏi ý
kiến, tham gia quyết định và tham gia quản lý quá trình phát triển nông thôn. Nông
dân muốn đầu tư nước ngoài, đầu tư xã hội, đầu tư của các doanh nghiệp sẽ giúp
họ sống tốt hơn, nông thôn xanh đẹp hơn, sinh thái hơn.
4.Định hướng phù hợp cho người nông dân trong thời đại mới
Xuất phát từ những vấn đề trên cần phải có những định hướng phù hợp cho người
nông dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Nông dân phải hiện đại,
chuyên nghiệp và có tổ chức,biết phát huy vai trò chủ thể của nông dân.

Đào tạo nông dân còn ở lại sản xuất nông nghiệp trở thành nông dân
chuyên nghiệp, có trình độ, học thức, kĩ năng tốt trong sản xuất kinh doanh
Giúp nông dân tổ chức lại trong các cộng đồng, đòan thể nông dân để thực
sự làm chủ cuộc sống của mình, trở thành chủ thể của phát triển nông thôn
Giúp một bộ phận lớn nông dân thuận tiện chuyển sang công việc phi nông

trang
8
nghiệp và di cư ra các đô thị, xuất khẩu lao động để phát triển nông thôn và
nâng cao mức sống người dân
Từng bước xây dựng hệ thống an sinh xã hội phục vụ nông dân và cư dân
nông thôn, trước hết uy tiên áp dụng cho các đối tượng chính sách, đồng
bào dân tộc ít người, đối tượng khó khăn
 Chủ động đào tạo trình độ và tay nghề cho nông dân ra thành phố làm việc,
đây là con đường giảm nghèo nhanh nhất
Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành những hợp
tác xã kiểu mới và dịch vụ hỗ trợ hộ kinh tế gia đình nông dân chuyển dần
lên các chủ trang trại, các doanh nhân nông nghiệp
Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội
 Kết gắn qui hoạch sản xuất nông nghiệp với qui hoạch phát triển công
nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn; tăng cường thu hút các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, giải
quyết nhu cầu lao động tại chỗ và nâng cao thu nhập của nông dân, tạo điều
kiện để người nông dân chuyển nghề nhưng vẫn gắn bó với quê hương, hạn
chế dòng chuyển cư tự phát đổ về các thành phố lớn.
 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội ở
nông thôn làm cầu nối vững chắc giữa Đảng với nông dân, thật sự là trung
tâm đoàn kết cộng đồng làng xã.
 Khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ, tự lực tự cường
vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu của nông dân, xứng đáng là chủ thể
sáng tạo toàn bộ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
 Thực hiện những định hướng nêu trên chính là con đường nâng cao trình độ
chất lượng đô thị hoá phù hợp hoàn cảnh, điều kiện và mục tiêu phấn đấu đi
lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, đáp ứng khát vọng của người nông dân
trong thời đại mới.
IV.Kết luận:

trang
9
Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn đối
với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì
quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát
sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất,
phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân… Vì vậy
cần phải có một chiến lược và giải pháp cụ thể, để giải quyết những vướng mắc
đó.Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển
kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
1.Tài liệu tham khảo
- giáo trình kinh tế phát triển nông nghiệp – ts Tuyết Hoa Niê Kdăm
- />- choluanvan.com/decuong/10866.doc
- /> trang
10

×